Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Huyện Nga Sơn: Thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự

Ngày 20/08/2018 09:43:37

Sau 5 năm thực hiện Luật Hòa giải cơ sở, hoạt động hòa giải trên địa bàn huyện Nga Sơn từng bước chuyển biến tích cực. Các tổ hòa giải được kiện toàn, chất lượng và số lượng hòa giải viên có trình độ chuyên môn ngày càng nhiều, số vụ việc hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước.

DSC00269.JPG

Thực hiện tốt công tác hòa giải sẽ góp phần tăng cường xây dựng tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Trong ảnh: Hội phụ nữ tổ chức dọn vệ sinh khu dân cư- xã Nga Giáp.

Hiện, huyện Nga Sơn có 234 tổ hòa giải với 1.555 hòa giải viên, mỗi tổ hòa giải trung bình có từ 5 – 7 thành viên, hầu hết là người có uy tín, hiểu biết pháp luật tham gia. Hằng năm, việc củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải ở cơ sở luôn được thực hiện thông qua việc MTTQ xã, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên của mặt trận lựa chọn, giới thiệu người để nhân dân bầu theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Bên cạnh đó, MTTQ và các tổ chức thành viên mặt trận cũng tạo điều kiện cho các thành viên, hội viên của tổ chức mình làm hòa giải viên hoặc tham gia trực tiếp hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật tại thôn, nơi mình cư trú; gắn hoạt động hòa giải ở cơ sở với các phong trào, cuộc vận động tại cộng đồng dân cư, đưa kết quả thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở thành một tiêu chí trong đánh giá cuộc vận động, góp phần động viên, tôn vinh, nhân rộng các mô hình, điển hình về hòa giải ở cơ sở.

Ông Phan Văn Hợi, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Nga Sơn, trao đổi: Để hướng dẫn và triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở được đồng bộ, hiệu quả, tạo tiền đề cho việc thi hành luật, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở, khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn phương thức hòa giải ở cơ sở trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở, ngay sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, phòng tư pháp huyện đã tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến sâu rộng nội dung của Luật Hòa giải ở cơ sở, các văn bản hướng dẫn thi hành. Tham mưu cho hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức hội nghị triển khai các hội nghị tập huấn, quán triệt nội dung cơ bản của Luật Hòa giải ở cơ sở, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cho báo cáo viên pháp luật, tổ trưởng tổ hòa giải ở cơ sở, MTTQ và các tổ chức thành viên của mặt trận cấp xã; cấp phát tài liệu hướng dẫn phổ biến, giới thiệu Luật Hòa giải ở cơ sở; viết tin, bài phổ biến luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, ủy ban MTTQ huyện và các tổ chức thành viên của mặt trận thông qua công tác tập huấn, lồng ghép trong các hội nghị, chương trình đã hướng dẫn MTTQ và các tổ chức đoàn thể ở địa phương tổ chức triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở. Ở 27/27 xã, thị trấn, phòng tư pháp cũng đã tham mưu cho UBND tổ chức hội nghị triển khai luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các tổ viên tổ hòa giải ở cơ sở, đồng thời thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến luật bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, phù hợp với đối tượng được phổ biến, góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở trong cộng đồng dân cư. Không chỉ vậy, hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật, ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, làm giảm hành vi vi phạm pháp luật. Trong 5 năm qua (2013-2018), số vụ hòa giải thành công trên địa bàn huyện đạt tỷ lệ 86,3%. Riêng năm 2017, tổng số vụ việc đã thực hiện hòa giải là 233 vụ, việc, trong đó hòa giải thành là 214 vụ, việc, đạt tỷ lệ 91,8%. Các vụ, việc hòa giải chủ yếu thuộc các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình và đất đai, các mâu thuẫn phát sinh trong sinh hoạt tại cộng đồng dân cư…

Cũng theo ông Phan Văn Hợi, sau 5 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn huyện về vai trò, tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở đã được nâng lên, đặc biệt là sự chỉ đạo, hướng dẫn của tư pháp địa phương, sự phối hợp của các tổ chức chính trị – xã hội, nhất là MTTQ các cấp, sự nhiệt tình, sáng tạo của các hòa giải viên nên phần lớn các tổ hòa giải trong huyện đều hoạt động có hiệu quả. Một số địa phương đã quan tâm, bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hòa giải ở cơ sở nên đã khích lệ, động viên các hòa giải viên thực hiện hòa giải, phát huy tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng. Tiêu chuẩn, số lượng hòa giải viên và thành phần của tổ hòa giải bảo đảm đúng theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở, quy tụ được lực lượng nòng cốt, có uy tín, kinh nghiệm trong cộng đồng dân cư, bảo đảm hoạt động hòa giải đạt hiệu quả cao; đồng thời, bảo đảm được sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức, đoàn thể của nhân dân trong công tác hòa giải ở cơ sở. Các hòa giải viên sau khi được bầu, công nhận đã có ý thức tích cực nghiên cứu, tìm hiểu quy định pháp luật, kỹ năng hòa giải để thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở ngày một tốt hơn.

Có được kết quả trên, trước hết là nhờ sự đóng góp của đội ngũ hòa giải viên đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tận tâm, nhiệt tình trong việc hàn gắn những rạn nứt về tình cảm, vun đắp, thắp sáng tình yêu thương, sự hòa thuận trong từng gia đình, làng xóm, cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, công tác hòa giải ở cơ sở đã góp phần phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Số lượng lớn các vụ, việc không phải đưa ra giải quyết tại cơ quan Nhà nước đã tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của nhân dân, giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp và giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh giá trị vật chất thì giá trị tinh thần mà công tác hòa giải mang lại là vô giá, đó chính là những niềm vui, niềm hạnh phúc của mọi người, mọi nhà trong tình cảm gia đình, xóm giềng gần gũi và thiêng liêng.

Bài: Lê Dung

Huyện Nga Sơn: Thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự

Đăng lúc: 20/08/2018 09:43:37 (GMT+7)

Sau 5 năm thực hiện Luật Hòa giải cơ sở, hoạt động hòa giải trên địa bàn huyện Nga Sơn từng bước chuyển biến tích cực. Các tổ hòa giải được kiện toàn, chất lượng và số lượng hòa giải viên có trình độ chuyên môn ngày càng nhiều, số vụ việc hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước.

DSC00269.JPG

Thực hiện tốt công tác hòa giải sẽ góp phần tăng cường xây dựng tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Trong ảnh: Hội phụ nữ tổ chức dọn vệ sinh khu dân cư- xã Nga Giáp.

Hiện, huyện Nga Sơn có 234 tổ hòa giải với 1.555 hòa giải viên, mỗi tổ hòa giải trung bình có từ 5 – 7 thành viên, hầu hết là người có uy tín, hiểu biết pháp luật tham gia. Hằng năm, việc củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải ở cơ sở luôn được thực hiện thông qua việc MTTQ xã, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên của mặt trận lựa chọn, giới thiệu người để nhân dân bầu theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Bên cạnh đó, MTTQ và các tổ chức thành viên mặt trận cũng tạo điều kiện cho các thành viên, hội viên của tổ chức mình làm hòa giải viên hoặc tham gia trực tiếp hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật tại thôn, nơi mình cư trú; gắn hoạt động hòa giải ở cơ sở với các phong trào, cuộc vận động tại cộng đồng dân cư, đưa kết quả thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở thành một tiêu chí trong đánh giá cuộc vận động, góp phần động viên, tôn vinh, nhân rộng các mô hình, điển hình về hòa giải ở cơ sở.

Ông Phan Văn Hợi, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Nga Sơn, trao đổi: Để hướng dẫn và triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở được đồng bộ, hiệu quả, tạo tiền đề cho việc thi hành luật, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở, khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn phương thức hòa giải ở cơ sở trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở, ngay sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, phòng tư pháp huyện đã tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến sâu rộng nội dung của Luật Hòa giải ở cơ sở, các văn bản hướng dẫn thi hành. Tham mưu cho hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức hội nghị triển khai các hội nghị tập huấn, quán triệt nội dung cơ bản của Luật Hòa giải ở cơ sở, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cho báo cáo viên pháp luật, tổ trưởng tổ hòa giải ở cơ sở, MTTQ và các tổ chức thành viên của mặt trận cấp xã; cấp phát tài liệu hướng dẫn phổ biến, giới thiệu Luật Hòa giải ở cơ sở; viết tin, bài phổ biến luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, ủy ban MTTQ huyện và các tổ chức thành viên của mặt trận thông qua công tác tập huấn, lồng ghép trong các hội nghị, chương trình đã hướng dẫn MTTQ và các tổ chức đoàn thể ở địa phương tổ chức triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở. Ở 27/27 xã, thị trấn, phòng tư pháp cũng đã tham mưu cho UBND tổ chức hội nghị triển khai luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các tổ viên tổ hòa giải ở cơ sở, đồng thời thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến luật bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, phù hợp với đối tượng được phổ biến, góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở trong cộng đồng dân cư. Không chỉ vậy, hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật, ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, làm giảm hành vi vi phạm pháp luật. Trong 5 năm qua (2013-2018), số vụ hòa giải thành công trên địa bàn huyện đạt tỷ lệ 86,3%. Riêng năm 2017, tổng số vụ việc đã thực hiện hòa giải là 233 vụ, việc, trong đó hòa giải thành là 214 vụ, việc, đạt tỷ lệ 91,8%. Các vụ, việc hòa giải chủ yếu thuộc các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình và đất đai, các mâu thuẫn phát sinh trong sinh hoạt tại cộng đồng dân cư…

Cũng theo ông Phan Văn Hợi, sau 5 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn huyện về vai trò, tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở đã được nâng lên, đặc biệt là sự chỉ đạo, hướng dẫn của tư pháp địa phương, sự phối hợp của các tổ chức chính trị – xã hội, nhất là MTTQ các cấp, sự nhiệt tình, sáng tạo của các hòa giải viên nên phần lớn các tổ hòa giải trong huyện đều hoạt động có hiệu quả. Một số địa phương đã quan tâm, bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hòa giải ở cơ sở nên đã khích lệ, động viên các hòa giải viên thực hiện hòa giải, phát huy tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng. Tiêu chuẩn, số lượng hòa giải viên và thành phần của tổ hòa giải bảo đảm đúng theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở, quy tụ được lực lượng nòng cốt, có uy tín, kinh nghiệm trong cộng đồng dân cư, bảo đảm hoạt động hòa giải đạt hiệu quả cao; đồng thời, bảo đảm được sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức, đoàn thể của nhân dân trong công tác hòa giải ở cơ sở. Các hòa giải viên sau khi được bầu, công nhận đã có ý thức tích cực nghiên cứu, tìm hiểu quy định pháp luật, kỹ năng hòa giải để thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở ngày một tốt hơn.

Có được kết quả trên, trước hết là nhờ sự đóng góp của đội ngũ hòa giải viên đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tận tâm, nhiệt tình trong việc hàn gắn những rạn nứt về tình cảm, vun đắp, thắp sáng tình yêu thương, sự hòa thuận trong từng gia đình, làng xóm, cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, công tác hòa giải ở cơ sở đã góp phần phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Số lượng lớn các vụ, việc không phải đưa ra giải quyết tại cơ quan Nhà nước đã tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của nhân dân, giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp và giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh giá trị vật chất thì giá trị tinh thần mà công tác hòa giải mang lại là vô giá, đó chính là những niềm vui, niềm hạnh phúc của mọi người, mọi nhà trong tình cảm gia đình, xóm giềng gần gũi và thiêng liêng.

Bài: Lê Dung

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm