Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Lễ hội chùa Hàn Sơn xã Nga Điền năm 2018

Ngày 24/04/2018 11:40:42

Lễ hội chùa Hàn Sơn năm 2018 được chức 2 ngày 24, 25/4/2018 tức ngày 09,10/3 năm Mậu Tuất tại khu di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn xã Nga Điền. Lễ hội diễn ra với 2 phần: phần lễ rước kiệu thành hoàng làng Chính Đại từ 7 giờ ngày 25/4/2018 tức ngày 10/3 năm Mậu Tuất từ Đền nhà văn hóa xóm 8 xã Nga Điền đến di tích. Sau đó là lễ khai mạc, dâng hương và văn nghệ chào mừng. Phần hội với các trò chơi dân gian như cờ tướng, kéo co nam nữ, bịt mắt bắt lợn. Ngoài ra, chương trình giao lưu văn nghệ biểu diễn tối ngày 24/4/2018 (tức ngày 09/3 năm Mậu Tuất), Hát chèo văn du thuyền trên sông Hoạt từ cửa Thần Phù đến ngã ba Sông Hoạt, Sông Càn Chính Đại chiều ngày 25/4/2018.

HS2.jpg

Chùa Hàn Sơn là ngôi chùa có lịch sử trên hai trăm năm, toạ lạc trên vùng đất cửa Thần Phù có ngàn năm lịch sử và huyền thoại. Đây là khu vực giao thông thủy bắc – nam quan trọng, nối liền giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Mã. Không chỉ có vai trò quan trọng về mặt giao thông và quân sự, địa thế nơi đây còn được bao bọc bởi dãy núi đá vôi (Tam Điệp) với địa hình Caxtơ tạo nên cảnh quan kỳ thú với những hang động: Từ Thức, Chùa Tiên, Chùa Hàn Sơn...

Chùa Hàn Sơn (Hàn Sơn Tự) tọa lạc tại Làng Chính Đại xã Nga Điền, sở dĩ có tên gọi như vậy là vì chùa được xây dựng cạnh chân núi Cọc Đó (nơi đây trước kia có hai dãy núi ở hai bên sông Hoạt chạy ăn sát vào nhau, mặt trời không chiếu xuống được nên chỗ khúc sông đó rất lạnh) vì thế mới có tên gọi là Hàn Sơn Tự. Chùa Hàn Sơn còn có tên gọi khác là chùa Không Lộ, vì chùa thờ Nguyễn Minh Không hiển sư tôn thần, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là chùa Hàn Sơn, gọi theo đặc điểm nơi chùa được xây dựng.

Chùa Hàn Sơn làng Chính Đại không chỉ là nơi thờ Phật, mà theo sách Thanh Hoá chư thần lục cho biết nơi đây còn thờ thiền sư Nguyễn Minh Không tôn thần: “Thần có phép thuật dời núi, chuyển nước, rút đất. Đi học đạo phật vào năm Long Chương Thiên Tự đời Lý. Song cầu xin một túi đồng về mà đúc đủ bốn của quý là. Đến đời vua Anh Tông (1138 - 1175) tuổi đã 70, cầm cây gậy trúc vạch một nét xuống đất rồi hướng về phương tây mà đi trở thành bất sinh bất diệt. Cầu đảo được linh ứng. Các đời đều có phong tặng”.

Chùa Hàn Sơn là ngôi chùa thờ Phật, thờ Thánh Mẫu và Đức Thánh Trần và cả Thành hoàng làng. Hiện trong chùa còn lưu giữ bài vị của Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương: “Thần là Hoàng Hậu và các Công Chúa triều Nam Tống, khi bị người Nguyên vào chiếm Trung Nguyên, phải lên thuyền chạy ra biển, bị bức bách phải nhảy xuống sông tự vẫn, rồi xác trôi dạt đến cửa biển Càn Hải – Diễn Châu – Nghệ An, có nhiều hiển ứng linh nghiệm lớn, nhân dân lập đền thờ. Các triều Vua Lê đem quân đi đánh giặc được thần phù trợ cho thành công, vì thế được phong là: “Nam Hải Phúc Thần”, duệ hiệu là Tứ Vị Thánh Nương. Các triều đại đều có phong tặng”.

Trong kháng chiến, thời kỳ 1936 – 1939, chùa Hàn Sơn làng Chính Đại là một trong những nơi mà cán bộ cách mạng thường lui tới hoạt động, đặc biệt là hang núi sau điện thờ thiền sư Nguyễn Minh Không. Các Cán bộ cách mạng thường lui tới hoạt động tại đây như: ông Tạ, ông Quynh, ông Tôn Thất Toại, ông Nguyễn Hữu Kiều, ông Phạm Văn An, ông Mai Văn Tam... Năm 1948, sau khi Thực dân Pháp đánh chiếm Điền Hộ – Chính Đại, sư và các chú tiểu trong chùa sơ tán về chùa Hoàng Cương và đi tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này chùa Hàn Sơn không chỉ là nơi che dấu cán bộ cách mạng mà nhà chùa còn ủng hộ vật chất cho quỹ kháng chiến.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vào năm 1951, tiểu đoàn của ông Tường thuộc trung đoàn Quang Trung có nhiệm vụ đánh bốt kè Chính Đại, chùa lại là địa điểm đặt máy thông tin và là trung tâm hội họp của du kích làng Chính Đại. Sau đó quân địch đã phát hiện ra, chúng thực hiện phòng tuyến trắng, cho xe ủi san bằng chùa, chỉ còn lại cái tháp mộ của cụ Nguyễn Đăng Quế.

Theo các cụ cao niên và Lược sử chùa Hàn Sơn cho biết, chùa Hàn Sơn được xây dựng từ rất lâu, ban đầu chùa được xây bằng gạch và lợp bổi. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, chiến tranh... chùa Hàn Sơn bị phá hết. Đến những năm gần đây dưới sự quan tâm của chính quyền và nhân dân trong vùng, chùa được xây dựng lại vào năm Mậu Dần (1998).

Hiện nay chùa gồm có các hạng mục sau: Cổng, sân, chùa chính, nhà mẫu, nhà thờ Đức Thánh Trần, điện thờ thiền sư Nguyễn Minh Không, tháp... Cổng chùa Hàn Sơn quay hướng đông nhìn ra sông hoạt, được xây bằng vôi vữa, hai bên có đôi câu đối được đắp nổi: “Vạn đại anh linh cảnh phật Hàn Sơn tự/ Thiên thu oanh liệt thánh địa khẩu Thần Phù”.

Chùa Hàn Sơn là một ngôi chùa mang nét đặc trưng của những ngôi chùa Bắc bộ, các dòng tín ngưỡng đan xen với nhau, bổ trợ cho nhau, trong đó Đức Phật được thờ chủ đạo và khi xây dựng chùa đầu tiên để thờ Phật, còn các hình thức thờ tự khác người ta mới đưa vào thờ sau này. Trong khuôn viên chùa, các hạng mục công trình thờ tự được xây dựng, bài trí theo lối “Tiền Phật hậu thánh” và trong đó nhà thờ Phật được xây dựng quy mô lớn nhất, ở vị trí trung tâm của chùa. Trong chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị như lộc bình sứ cổ, đài nước bằng đồng, 01 đỉnh đồng, 01 kẻng đồng, 01 thánh vị, và 02 bia đá.

Lê Dung

Lễ hội chùa Hàn Sơn xã Nga Điền năm 2018

Đăng lúc: 24/04/2018 11:40:42 (GMT+7)

Lễ hội chùa Hàn Sơn năm 2018 được chức 2 ngày 24, 25/4/2018 tức ngày 09,10/3 năm Mậu Tuất tại khu di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn xã Nga Điền. Lễ hội diễn ra với 2 phần: phần lễ rước kiệu thành hoàng làng Chính Đại từ 7 giờ ngày 25/4/2018 tức ngày 10/3 năm Mậu Tuất từ Đền nhà văn hóa xóm 8 xã Nga Điền đến di tích. Sau đó là lễ khai mạc, dâng hương và văn nghệ chào mừng. Phần hội với các trò chơi dân gian như cờ tướng, kéo co nam nữ, bịt mắt bắt lợn. Ngoài ra, chương trình giao lưu văn nghệ biểu diễn tối ngày 24/4/2018 (tức ngày 09/3 năm Mậu Tuất), Hát chèo văn du thuyền trên sông Hoạt từ cửa Thần Phù đến ngã ba Sông Hoạt, Sông Càn Chính Đại chiều ngày 25/4/2018.

HS2.jpg

Chùa Hàn Sơn là ngôi chùa có lịch sử trên hai trăm năm, toạ lạc trên vùng đất cửa Thần Phù có ngàn năm lịch sử và huyền thoại. Đây là khu vực giao thông thủy bắc – nam quan trọng, nối liền giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Mã. Không chỉ có vai trò quan trọng về mặt giao thông và quân sự, địa thế nơi đây còn được bao bọc bởi dãy núi đá vôi (Tam Điệp) với địa hình Caxtơ tạo nên cảnh quan kỳ thú với những hang động: Từ Thức, Chùa Tiên, Chùa Hàn Sơn...

Chùa Hàn Sơn (Hàn Sơn Tự) tọa lạc tại Làng Chính Đại xã Nga Điền, sở dĩ có tên gọi như vậy là vì chùa được xây dựng cạnh chân núi Cọc Đó (nơi đây trước kia có hai dãy núi ở hai bên sông Hoạt chạy ăn sát vào nhau, mặt trời không chiếu xuống được nên chỗ khúc sông đó rất lạnh) vì thế mới có tên gọi là Hàn Sơn Tự. Chùa Hàn Sơn còn có tên gọi khác là chùa Không Lộ, vì chùa thờ Nguyễn Minh Không hiển sư tôn thần, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là chùa Hàn Sơn, gọi theo đặc điểm nơi chùa được xây dựng.

Chùa Hàn Sơn làng Chính Đại không chỉ là nơi thờ Phật, mà theo sách Thanh Hoá chư thần lục cho biết nơi đây còn thờ thiền sư Nguyễn Minh Không tôn thần: “Thần có phép thuật dời núi, chuyển nước, rút đất. Đi học đạo phật vào năm Long Chương Thiên Tự đời Lý. Song cầu xin một túi đồng về mà đúc đủ bốn của quý là. Đến đời vua Anh Tông (1138 - 1175) tuổi đã 70, cầm cây gậy trúc vạch một nét xuống đất rồi hướng về phương tây mà đi trở thành bất sinh bất diệt. Cầu đảo được linh ứng. Các đời đều có phong tặng”.

Chùa Hàn Sơn là ngôi chùa thờ Phật, thờ Thánh Mẫu và Đức Thánh Trần và cả Thành hoàng làng. Hiện trong chùa còn lưu giữ bài vị của Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương: “Thần là Hoàng Hậu và các Công Chúa triều Nam Tống, khi bị người Nguyên vào chiếm Trung Nguyên, phải lên thuyền chạy ra biển, bị bức bách phải nhảy xuống sông tự vẫn, rồi xác trôi dạt đến cửa biển Càn Hải – Diễn Châu – Nghệ An, có nhiều hiển ứng linh nghiệm lớn, nhân dân lập đền thờ. Các triều Vua Lê đem quân đi đánh giặc được thần phù trợ cho thành công, vì thế được phong là: “Nam Hải Phúc Thần”, duệ hiệu là Tứ Vị Thánh Nương. Các triều đại đều có phong tặng”.

Trong kháng chiến, thời kỳ 1936 – 1939, chùa Hàn Sơn làng Chính Đại là một trong những nơi mà cán bộ cách mạng thường lui tới hoạt động, đặc biệt là hang núi sau điện thờ thiền sư Nguyễn Minh Không. Các Cán bộ cách mạng thường lui tới hoạt động tại đây như: ông Tạ, ông Quynh, ông Tôn Thất Toại, ông Nguyễn Hữu Kiều, ông Phạm Văn An, ông Mai Văn Tam... Năm 1948, sau khi Thực dân Pháp đánh chiếm Điền Hộ – Chính Đại, sư và các chú tiểu trong chùa sơ tán về chùa Hoàng Cương và đi tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này chùa Hàn Sơn không chỉ là nơi che dấu cán bộ cách mạng mà nhà chùa còn ủng hộ vật chất cho quỹ kháng chiến.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vào năm 1951, tiểu đoàn của ông Tường thuộc trung đoàn Quang Trung có nhiệm vụ đánh bốt kè Chính Đại, chùa lại là địa điểm đặt máy thông tin và là trung tâm hội họp của du kích làng Chính Đại. Sau đó quân địch đã phát hiện ra, chúng thực hiện phòng tuyến trắng, cho xe ủi san bằng chùa, chỉ còn lại cái tháp mộ của cụ Nguyễn Đăng Quế.

Theo các cụ cao niên và Lược sử chùa Hàn Sơn cho biết, chùa Hàn Sơn được xây dựng từ rất lâu, ban đầu chùa được xây bằng gạch và lợp bổi. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, chiến tranh... chùa Hàn Sơn bị phá hết. Đến những năm gần đây dưới sự quan tâm của chính quyền và nhân dân trong vùng, chùa được xây dựng lại vào năm Mậu Dần (1998).

Hiện nay chùa gồm có các hạng mục sau: Cổng, sân, chùa chính, nhà mẫu, nhà thờ Đức Thánh Trần, điện thờ thiền sư Nguyễn Minh Không, tháp... Cổng chùa Hàn Sơn quay hướng đông nhìn ra sông hoạt, được xây bằng vôi vữa, hai bên có đôi câu đối được đắp nổi: “Vạn đại anh linh cảnh phật Hàn Sơn tự/ Thiên thu oanh liệt thánh địa khẩu Thần Phù”.

Chùa Hàn Sơn là một ngôi chùa mang nét đặc trưng của những ngôi chùa Bắc bộ, các dòng tín ngưỡng đan xen với nhau, bổ trợ cho nhau, trong đó Đức Phật được thờ chủ đạo và khi xây dựng chùa đầu tiên để thờ Phật, còn các hình thức thờ tự khác người ta mới đưa vào thờ sau này. Trong khuôn viên chùa, các hạng mục công trình thờ tự được xây dựng, bài trí theo lối “Tiền Phật hậu thánh” và trong đó nhà thờ Phật được xây dựng quy mô lớn nhất, ở vị trí trung tâm của chùa. Trong chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị như lộc bình sứ cổ, đài nước bằng đồng, 01 đỉnh đồng, 01 kẻng đồng, 01 thánh vị, và 02 bia đá.

Lê Dung

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm