Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Nga Sơn – tiềm năng du lịch chưa được khai thác

Ngày 17/04/2018 09:38:52

Là huyện ven biển, cách trung tâm TP.Thanh Hóa khoảng 50km, tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình về phía Bắc, huyện Nga Sơn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tâm linh, lịch sử và sinh thái. Nói đến Nga Sơn, du khách thập phương sẽ nhớ ngay đến vùng đất có nhiều trầm tích, các câu chuyện truyền thuyết dưa hấu Mai An Tiêm, Từ thức Giáng Hương, cửa Thần phù… và chiếu Nga Sơn đã từng đi vào thi ca truyền tụng bao đời.

Những năm qua, cùng với sự phát triển khởi sắc của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa, huyện Nga Sơn cũng đã chú trọng phát triển mạnh du lịch và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

den MAT.jpg
Khu di tích đền thờ Mai An Tiêm- Nga Phú

chua-tien-23710.jpg
Chùa Tiên- xã Nga An

Ngoài những lợi thế về lịch sử như chiến khu Ba Đình lịch sử, những di tích đền chùa, thắng cảnh đang còn giữ được nét hoang sơ như đã từng có thật trong truyền thuyết về Cửa thần phù, Động Từ thức lên tiên, Dưa hấu Mai An Tiêm, Nga Sơn còn được biết đến với nhiều sản vật địa phương như những đôi chiếu hoa đi vào thơ ca “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”, thịt dê ủ trấu, rượu Từ Thức, Gỏi cá nhệch… và rất nhiều hải sản biển tươi ngon khác như tôm, cua, cá mực, moi tươi, cá khoai được chế biến mang hương vị riêng của ẩm thực Nga Sơn- đây chính là những lợi thế riêng để phát triển du lịch cộng đồng.

chieu.jpg
Chiếu cói Nga Sơn (in hoa)

Từ năm 2015 đến nay, huyện Nga Sơn đã xác định du lịch là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân nên đã có những quyết sách quan trọng đưa du lịch phát triển theo chiều sâu, ưu tiên đầu tư, quy hoạch và xây dựng các điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn như: Đền Thờ Mai An Tiêm xã Nga Phú, Chùa Hàn Sơn xã Nga Điền, Chùa Tiên xã Nga An, chiến khu cách mạng Ba Đình xã Ba Đình, khu du lịch sinh thái Sông Hoạt và du lịch biển. Trong các lễ hội đầu xuân tại các di tích tâm linh đã thu hút trên 02 vạn du khách trong và ngoài huyện tham gia.

Ngoài ra, huyện Nga Sơn chú trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù riêng của huyện như Du lịch danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái sông hoạt, rừng vẹt ven biển, Đảo Nẹ, Hồ Đồng Vụa…, du lịch tâm linh, tham quan các làng nghề truyền thống. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đang đựơc đầu tư có hiệu quả và nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, việc đầu tư và kêu gọi đầu tư và liên kết du lịch vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch còn chưa đồng bộ. Huyện phải nỗ lực nhiều hơn nữa và cần sự giúp đỡ nhiều từ tỉnh, trung ương và các doanh nghiệp đầu tư để sử dụng triệt để các tiềm năng sẵn có của huyện.

Tin tưởng rằng với những chính sách thu hút du lịch Nga Sơn sẽ trở thành địa danh để khách du lịch khám phá, thăm quan trong tương lai.

Bài: Lê Dung- Ban biên tập

Nga Sơn – tiềm năng du lịch chưa được khai thác

Đăng lúc: 17/04/2018 09:38:52 (GMT+7)

Là huyện ven biển, cách trung tâm TP.Thanh Hóa khoảng 50km, tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình về phía Bắc, huyện Nga Sơn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch tâm linh, lịch sử và sinh thái. Nói đến Nga Sơn, du khách thập phương sẽ nhớ ngay đến vùng đất có nhiều trầm tích, các câu chuyện truyền thuyết dưa hấu Mai An Tiêm, Từ thức Giáng Hương, cửa Thần phù… và chiếu Nga Sơn đã từng đi vào thi ca truyền tụng bao đời.

Những năm qua, cùng với sự phát triển khởi sắc của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa, huyện Nga Sơn cũng đã chú trọng phát triển mạnh du lịch và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

den MAT.jpg
Khu di tích đền thờ Mai An Tiêm- Nga Phú

chua-tien-23710.jpg
Chùa Tiên- xã Nga An

Ngoài những lợi thế về lịch sử như chiến khu Ba Đình lịch sử, những di tích đền chùa, thắng cảnh đang còn giữ được nét hoang sơ như đã từng có thật trong truyền thuyết về Cửa thần phù, Động Từ thức lên tiên, Dưa hấu Mai An Tiêm, Nga Sơn còn được biết đến với nhiều sản vật địa phương như những đôi chiếu hoa đi vào thơ ca “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”, thịt dê ủ trấu, rượu Từ Thức, Gỏi cá nhệch… và rất nhiều hải sản biển tươi ngon khác như tôm, cua, cá mực, moi tươi, cá khoai được chế biến mang hương vị riêng của ẩm thực Nga Sơn- đây chính là những lợi thế riêng để phát triển du lịch cộng đồng.

chieu.jpg
Chiếu cói Nga Sơn (in hoa)

Từ năm 2015 đến nay, huyện Nga Sơn đã xác định du lịch là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân nên đã có những quyết sách quan trọng đưa du lịch phát triển theo chiều sâu, ưu tiên đầu tư, quy hoạch và xây dựng các điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn như: Đền Thờ Mai An Tiêm xã Nga Phú, Chùa Hàn Sơn xã Nga Điền, Chùa Tiên xã Nga An, chiến khu cách mạng Ba Đình xã Ba Đình, khu du lịch sinh thái Sông Hoạt và du lịch biển. Trong các lễ hội đầu xuân tại các di tích tâm linh đã thu hút trên 02 vạn du khách trong và ngoài huyện tham gia.

Ngoài ra, huyện Nga Sơn chú trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù riêng của huyện như Du lịch danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái sông hoạt, rừng vẹt ven biển, Đảo Nẹ, Hồ Đồng Vụa…, du lịch tâm linh, tham quan các làng nghề truyền thống. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đang đựơc đầu tư có hiệu quả và nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, việc đầu tư và kêu gọi đầu tư và liên kết du lịch vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch còn chưa đồng bộ. Huyện phải nỗ lực nhiều hơn nữa và cần sự giúp đỡ nhiều từ tỉnh, trung ương và các doanh nghiệp đầu tư để sử dụng triệt để các tiềm năng sẵn có của huyện.

Tin tưởng rằng với những chính sách thu hút du lịch Nga Sơn sẽ trở thành địa danh để khách du lịch khám phá, thăm quan trong tương lai.

Bài: Lê Dung- Ban biên tập

Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm