Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Hiệu quả từ chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Nga Sơn

Ngày 20/11/2018 11:27:58

Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân, cư dân ở nông thôn. Vì vậy, UBND huyện Nga Sơn đã tập trung chỉ đạo, tuyên truyền và tổ chức phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước- Hội liên hiệp phụ nữ- Hội nông dân huyện thực hiện theo Nghị định 55 ngày 09/6/2015 của Chính phủ để có nhiều biện pháp, chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế toàn huyện.

NH12.jpg

Hiện nay, trên địa bàn huyện Nga Sơn có 05 chi nhánh và phòng giao dịch của 5 ngân hàng, 04 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động có hiệu quả. Sau 3 năm triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nga Sơn và các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn phối hợp với hội Nông dân, Hội Phụ nữ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo để đưa nguồn vốn đến hàng trăm ngàn hộ dân, qua đó góp phần cải thiện đời sống của người dân, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.

Nghị định 55 ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định 41 năm 2010 của Chính Phủ với nhiều nội dung được chỉnh sửa phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn như: bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã... lên gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định hiện nay; quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với một số lĩnh vực đặc thù có nhu cầu vốn lớn trong sản xuất nông nghiệp; khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, mô hình ứng dụng công nghệ cao… Nghị định 55/2015/NĐ-CPđã phát huy những ưu thế sẵn có và đáp ứng được nhu cầu tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của người dân.

Xác định đây là nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng đối với chính sách “Tam nông” của Đảng, với ưu thế vượt trội về nguồn lực tài chính, mạng lưới, nguồn nhân lực và kinh nghiệm Ngân hàng nông nghiệp và các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Nga Sơn đã triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp để đưa nguồn vốn nhanh chóng vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khảo sát nắm bắt tình hình KT-XH tại địa phương, nắm bắt nhu cầu về vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định 55; tuyên truyền về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đến khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng; cho vay hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ; cho vay cải tạo đất cói kém hiệu quả chuyển sang mô hình trang trại tổng hợp kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi… Nhờ đó mà khách hàng chủ động trong việc lập dự án, tiếp cận sớm được với nguồn vốn vay.

Để tạo kênh dẫn vốn đến khách hàng vay kịp thời và thuận tiện các tổ chức ngân hàng đã duy trì hoạt động của các tổ vay vốn thông qua chương trình phối hợp và thỏa thuận liên ngành giữa Ngân hàng và hội phụ nữ, hội nông dân địa phương cho khách hàng vay vốn phát triển nông nghiệp đựoc vay không tài sản bảo đảm với hạn mức tối đa là 100 triệu đồng với mức lãi xuất thấp áp dụng theo từng thời kỳ. Hiện nay có 400 tổ vay vốn đang hoạt động với mức dư nợ cho vay qua tổ vay vốn là 420 tỷ đồng.

nh11.jpg
Khách hàng tại quầy giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT huyện Nga Sơn

Với việc huy động vốn tại chỗ và nguồn vốn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng luôn phục vụ tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng. Cụ thể tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng nông nghiệp&PTNN tại huyện Nga Sơn năm 2016 có 25.680 khách hàng vay vốn, năm 2017 có 26.189 khách hàng vay vốn.

Song hành với chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55, Ngân hàng nông nghiệp và PTNN còn thực hiện nhiều chương trình chính sách nhằm phát triển kinh tế địa phương như hình thức cho vay nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch với 25 khách hàng, cho vay đi xuất khẩu lao động với 26 khách hàng, cho vay nuôi trồng thủy sản với 350 khách hàng, cho vay đánh bắt, khai thác, chế biến, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ trang trại, hộ gia đình cá nhân phát triển kinh tế hộ với trên 10 nghìn khách hàng với tổng dư nợ 9 tháng đầu năm 2018 trên 1.500 tỷ đồng.

Việc thực hiện cho vay theo Nghị định 55 đã tạo điều kiện cho khách hàng khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Nga Sơn, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm đầu tư đúng mức, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho hàng trăm ngàn hộ nông dân địa phương.
Tin: Lê Dung

Hiệu quả từ chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Nga Sơn

Đăng lúc: 20/11/2018 11:27:58 (GMT+7)

Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nông dân, cư dân ở nông thôn. Vì vậy, UBND huyện Nga Sơn đã tập trung chỉ đạo, tuyên truyền và tổ chức phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước- Hội liên hiệp phụ nữ- Hội nông dân huyện thực hiện theo Nghị định 55 ngày 09/6/2015 của Chính phủ để có nhiều biện pháp, chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế toàn huyện.

NH12.jpg

Hiện nay, trên địa bàn huyện Nga Sơn có 05 chi nhánh và phòng giao dịch của 5 ngân hàng, 04 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động có hiệu quả. Sau 3 năm triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nga Sơn và các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn phối hợp với hội Nông dân, Hội Phụ nữ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo để đưa nguồn vốn đến hàng trăm ngàn hộ dân, qua đó góp phần cải thiện đời sống của người dân, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.

Nghị định 55 ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định 41 năm 2010 của Chính Phủ với nhiều nội dung được chỉnh sửa phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn như: bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã... lên gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định hiện nay; quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với một số lĩnh vực đặc thù có nhu cầu vốn lớn trong sản xuất nông nghiệp; khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, mô hình ứng dụng công nghệ cao… Nghị định 55/2015/NĐ-CPđã phát huy những ưu thế sẵn có và đáp ứng được nhu cầu tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của người dân.

Xác định đây là nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng đối với chính sách “Tam nông” của Đảng, với ưu thế vượt trội về nguồn lực tài chính, mạng lưới, nguồn nhân lực và kinh nghiệm Ngân hàng nông nghiệp và các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Nga Sơn đã triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp để đưa nguồn vốn nhanh chóng vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khảo sát nắm bắt tình hình KT-XH tại địa phương, nắm bắt nhu cầu về vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định 55; tuyên truyền về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đến khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng; cho vay hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ; cho vay cải tạo đất cói kém hiệu quả chuyển sang mô hình trang trại tổng hợp kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi… Nhờ đó mà khách hàng chủ động trong việc lập dự án, tiếp cận sớm được với nguồn vốn vay.

Để tạo kênh dẫn vốn đến khách hàng vay kịp thời và thuận tiện các tổ chức ngân hàng đã duy trì hoạt động của các tổ vay vốn thông qua chương trình phối hợp và thỏa thuận liên ngành giữa Ngân hàng và hội phụ nữ, hội nông dân địa phương cho khách hàng vay vốn phát triển nông nghiệp đựoc vay không tài sản bảo đảm với hạn mức tối đa là 100 triệu đồng với mức lãi xuất thấp áp dụng theo từng thời kỳ. Hiện nay có 400 tổ vay vốn đang hoạt động với mức dư nợ cho vay qua tổ vay vốn là 420 tỷ đồng.

nh11.jpg
Khách hàng tại quầy giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT huyện Nga Sơn

Với việc huy động vốn tại chỗ và nguồn vốn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng luôn phục vụ tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng. Cụ thể tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng nông nghiệp&PTNN tại huyện Nga Sơn năm 2016 có 25.680 khách hàng vay vốn, năm 2017 có 26.189 khách hàng vay vốn.

Song hành với chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55, Ngân hàng nông nghiệp và PTNN còn thực hiện nhiều chương trình chính sách nhằm phát triển kinh tế địa phương như hình thức cho vay nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch với 25 khách hàng, cho vay đi xuất khẩu lao động với 26 khách hàng, cho vay nuôi trồng thủy sản với 350 khách hàng, cho vay đánh bắt, khai thác, chế biến, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ trang trại, hộ gia đình cá nhân phát triển kinh tế hộ với trên 10 nghìn khách hàng với tổng dư nợ 9 tháng đầu năm 2018 trên 1.500 tỷ đồng.

Việc thực hiện cho vay theo Nghị định 55 đã tạo điều kiện cho khách hàng khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Nga Sơn, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm đầu tư đúng mức, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho hàng trăm ngàn hộ nông dân địa phương.
Tin: Lê Dung

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm