Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Nga Phú đón nhận Chuẩn Nông thôn mới năm 2016

Ngày 21/12/2017 16:38:45

Xã Nga Phú là xã đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm huyện 12,3 km, có diện tích tự nhiên là 781,64 ha, đất nông nghiệp 454,13 ha chiếm 58,1%, dân số 5.958 nhân khẩu với 1662 hộ được phân bố không đồng đều ở 7 xóm, tỷ lệ người dân theo Đạo Thiên chúa giáo chiếm 53,7% được phân chia thành 11 họ 2 xứ đạo, mật độ dân số xấp xỉ 896 người/km2.

Sau khi tiếp thu chủ trương của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Cấp ủy, Chính quyền địa phương đã tổ chức quán triệt kịp thời sâu sắc đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Để đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng NTM, BCH Đảng bộ xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, HĐND xã ban hành Nghị quyết chuyên đề về cơ chế chính sách hỗ trợ kích cầu xây dựng NTM, tạo động lực để thúc đẩy quá trình thực hiện. Đồng thời thành lập BCĐ xây dựng NTM gồm 17 đồng chí do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban, thành lập ban quản lý do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban và thành lập các ban phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM ở các thôn do đồng chí Bí thư chi bộ - trưởng thôn làm trưởng ban, đảm bảo cho bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo từ xã đến thôn đầy đủ, đồng bộ và đủ khả năng để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

Ngay sau khi được thành lập, Ban chỉ đạo, ban quản lý đã tổ chức hội nghị để phân công trách nhiệm cho từng thành viên phụ trách các lĩnh vực, đảm nhiệm từng tiêu chí, đồng thời xác định lộ trình, bước đi thích hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, phân công các thành viên và cán bộ, công chức phụ trách các thôn; phân công MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội phụ trách các tiêu chí.

UBND xã xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể từng năm, triển khai đến cán bộ và nhân dân, thành lập tổ công tác thường xuyên nắm tình hình và tiến độ thực hiện, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và những khó khăn cần tập trung tháo gỡ, tổ chức hội nghị giao ban để bàn các giải pháp chỉ đạo thực hiện. Vì vậy chương trình xây dựng NTM được thực hiện đồng bộ từ xã đến thôn.

Thực tiễn xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua đã đánh dấu quá trình thay đổi quan trọng về tư duy của cán bộ và nhân dân trong xã, nhận thức rõ vai trò trách nhiệm xây dựng nông thôn mới là của cả xã hội. Từ đó đã chủ động, sáng tạo trong huy động sức dân“lấy sức dân để lo cho dân”,phát huy vai trò chủ động của các cộng đồng dân cư, thực hiện phương châm“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”,huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, với sự quyết tâm phấn đấu nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân xã nhà, đến tháng 11 năm 2016 địa phương đã đạt 18/18 tiêu chí NTM( trừ tiêu chí chợ nông thôn không quy hoạch)theo Bộ tiêu chí Quốc gia đã hoàn thành và được công nhận xã chuẩn NTM. Tiêu biểu cho các phong trào thi đua chung tay xây dựng nông thôn mới đó là: UBMTTQ xã, Nhân dân và cán bộ Làng Nhân Sơn, nhân dân và cán bộ Làng Văn Đức, nhân dân và cán bộ Làng Tân Hải.

Để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM, Ban chỉ đạo xã đã xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để nâng cao đời sống nhân dân và làm cơ sở để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Vì vậy xã đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách đồng bộ, gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho nhân dân trong xã. Trong nông nghiệp đã quan tâm đầu tư xây dựng giao thông thủy lợi nội đồng bảo đảm việc tưới tiêu và thuận lợi cho việc đi lại phục vụ cho nhân dân sản xuất. Tính tháng 11/2016 toàn xã đã xây dựng được 13,4 km kênh mương chính nội đồng đạt 86,17%; xây dựng mới và nâng cấp đường giao thông nông thôn bao gồm: Đường trục xã, đường làng, ngõ xóm với tổng chiều dài là 42,445 km đạt 100%. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ KHKT và từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất có hiệu quả, nhiều loại giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất tại địa phương.

Các mô hình kinh tế tổng hợp VAC từng bước mở rộng, mô hình cải tạo vườn tạp được triển khai mạnh mẽ góp phần nâng cao hiệu quả ngành trồng trọt trong nông nghiệp, đưa giá trị bình quân trên đơn vị canh tác ngày càng tăng

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát trển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, mở rộng các mô hình trang trại, gia trại, phát triển mạnh nghề kinh doanh ấp giống gia cầm, hiện tại trên địa bàn xã có 12 máy ấp trứng gia cầm, mỗi năm sản xuất hàng chục vạn con giống cung ứng cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, 04 trang trại chăn nuôi gia cầm và nhiều gia trại hoạt động kinh doanh sản xuất có hiệu quả, tổng giá trị ngành chăn nuôi hàng năm chiếm tỷ lệ trên 28% giá trị ngành nông nghiệp. Ngành TTCN và DVTM được quan tâm chú trọng, số hộ và quy mô sản xuất ngày càng tăng, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư máy móc, phương tiện phục vụ cho sản xuất với quy mô lớn thu hút nhiều lao động tham gia giải quyết việc làm tại chỗ nâng cao thu nhập cho người lao động. Hiện tại trên địa bàn xã có 03 công ty và 01 doanh nghiệp các ngành nghề kinh doanh như: Kinh doanh xăng dầu, dịch vụ tổng hợp, xây dựng và vật liệu tổng hợp. Toàn xã có 562 hộ kinh doanh cá thể với các ngành nghề như Khai thác đá, sản xuất gạch không nung, mộc, nề, xây dựng, dịch vụ, xay xát, xe lõi, đan thảm, dệt chiếu, nấu rượu...giải quyết cho hàng trăm lao động có việc làm thường xuyên, góp phần vào phát triển kinh tế làm tăng thu nhập cho gia đình và lao động trong xã, đưa thu nhập bình quân đầu người toàn xã năm 2016 đạt 24 triêu 800 ngàn đồng /năm.

Cùng với việc nâng cao đời sống nhân dân, chÊt l­îng gi¸o dôc không ngừng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bậc THCS và lên lớp ở các khối 99%-100%, không có học sinh bỏ học; chất lượng mũi nhọn được chú trọng, bình quân hàng năm có 80- 85 học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; học sinh đậu Đại học đạt tỉ lệ cao. Trong 5 năm qua có179học sinh đậu Đại học, cao đẳng; công tác khuyến học khuyến tài được các cấp, các ngành quan tâm, đã thực sự khích lệ được phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Quy mô trường lớp, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, chất lượng dạy học ở cả 3 cấp học có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của cả 03 trường học là 9.087.806.000 đồng. 3/3 trường đều đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.

Bên cạnh đó công tác y tế trong 5 năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, công tác khám, điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, công tác vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm nên không để dịch bệnh xảy ra, đội ngũ cán bộ Y tế xã, Y tế thôn hầu hết có trình độ chuyên môn, trong đó có 1 Bác sỹ, 2 y sỹ, có 1 điều dưỡng, 1 dược tá. Năm 2016, địa phương đã đầu tư xây dựng Trạm y tế xã với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011 – 2020 tại quyết định số 5625/QĐ-UBND ngày 31/12/2015.

Các hoạt động Văn hóa, thể dục, thể thao, thông tin truyền thông được tăng cường; công tác trùng tu, tôn tạo các di tích góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào xây dựng làng Văn hóa, gia đình văn hóa, phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,Phong trào“Ông, bà, cha, mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”được chỉ đạo tích cực, góp phần giữ vững 7/7 thôn đạt danh hiệu Làng, thôn văn hóa, 03 trường học đều đạt cơ quan văn hóa, 04 thôn được công nhận là thôn xóm đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn văn hóa NTM. Bình quân hàng năm có 85 – 90% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; làm tốt công tác vệ sinh môi trường, các Làng đã quy hoạch bãi chứa rác thải trung chuyển đúng quy định, có tổ vệ sinh môi trường thu gom rác thải 1 tuần 2 lần, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 86,1%

Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - Xã hội, chương trình giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ giàu, khá ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm, năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo là21,5%đến năm 2016 giảm còn4,27%.

Sau thời gian phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Ngày 25 tháng 3 năm 2017, xã Nga Phú đã tổ chức lễ đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn Văn hóa nông thôn mới và xã đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2016 không chỉ là niềm vui phấn khởi, tự hào của nhân dân và cán bộ, cùng con em Nga Phú xa quê mà sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để xã vùng giáo Nga Phú tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, vươn lên phấn đấu thành xã kiểu mẫu trong thời gian không xa.

Lê Dung

Nga Phú đón nhận Chuẩn Nông thôn mới năm 2016

Đăng lúc: 21/12/2017 16:38:45 (GMT+7)

Xã Nga Phú là xã đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm huyện 12,3 km, có diện tích tự nhiên là 781,64 ha, đất nông nghiệp 454,13 ha chiếm 58,1%, dân số 5.958 nhân khẩu với 1662 hộ được phân bố không đồng đều ở 7 xóm, tỷ lệ người dân theo Đạo Thiên chúa giáo chiếm 53,7% được phân chia thành 11 họ 2 xứ đạo, mật độ dân số xấp xỉ 896 người/km2.

Sau khi tiếp thu chủ trương của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Cấp ủy, Chính quyền địa phương đã tổ chức quán triệt kịp thời sâu sắc đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Để đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng NTM, BCH Đảng bộ xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, HĐND xã ban hành Nghị quyết chuyên đề về cơ chế chính sách hỗ trợ kích cầu xây dựng NTM, tạo động lực để thúc đẩy quá trình thực hiện. Đồng thời thành lập BCĐ xây dựng NTM gồm 17 đồng chí do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban, thành lập ban quản lý do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban và thành lập các ban phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM ở các thôn do đồng chí Bí thư chi bộ - trưởng thôn làm trưởng ban, đảm bảo cho bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo từ xã đến thôn đầy đủ, đồng bộ và đủ khả năng để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

Ngay sau khi được thành lập, Ban chỉ đạo, ban quản lý đã tổ chức hội nghị để phân công trách nhiệm cho từng thành viên phụ trách các lĩnh vực, đảm nhiệm từng tiêu chí, đồng thời xác định lộ trình, bước đi thích hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, phân công các thành viên và cán bộ, công chức phụ trách các thôn; phân công MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội phụ trách các tiêu chí.

UBND xã xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể từng năm, triển khai đến cán bộ và nhân dân, thành lập tổ công tác thường xuyên nắm tình hình và tiến độ thực hiện, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và những khó khăn cần tập trung tháo gỡ, tổ chức hội nghị giao ban để bàn các giải pháp chỉ đạo thực hiện. Vì vậy chương trình xây dựng NTM được thực hiện đồng bộ từ xã đến thôn.

Thực tiễn xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua đã đánh dấu quá trình thay đổi quan trọng về tư duy của cán bộ và nhân dân trong xã, nhận thức rõ vai trò trách nhiệm xây dựng nông thôn mới là của cả xã hội. Từ đó đã chủ động, sáng tạo trong huy động sức dân“lấy sức dân để lo cho dân”,phát huy vai trò chủ động của các cộng đồng dân cư, thực hiện phương châm“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”,huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, với sự quyết tâm phấn đấu nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân xã nhà, đến tháng 11 năm 2016 địa phương đã đạt 18/18 tiêu chí NTM( trừ tiêu chí chợ nông thôn không quy hoạch)theo Bộ tiêu chí Quốc gia đã hoàn thành và được công nhận xã chuẩn NTM. Tiêu biểu cho các phong trào thi đua chung tay xây dựng nông thôn mới đó là: UBMTTQ xã, Nhân dân và cán bộ Làng Nhân Sơn, nhân dân và cán bộ Làng Văn Đức, nhân dân và cán bộ Làng Tân Hải.

Để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM, Ban chỉ đạo xã đã xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để nâng cao đời sống nhân dân và làm cơ sở để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Vì vậy xã đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách đồng bộ, gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho nhân dân trong xã. Trong nông nghiệp đã quan tâm đầu tư xây dựng giao thông thủy lợi nội đồng bảo đảm việc tưới tiêu và thuận lợi cho việc đi lại phục vụ cho nhân dân sản xuất. Tính tháng 11/2016 toàn xã đã xây dựng được 13,4 km kênh mương chính nội đồng đạt 86,17%; xây dựng mới và nâng cấp đường giao thông nông thôn bao gồm: Đường trục xã, đường làng, ngõ xóm với tổng chiều dài là 42,445 km đạt 100%. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ KHKT và từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất có hiệu quả, nhiều loại giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất tại địa phương.

Các mô hình kinh tế tổng hợp VAC từng bước mở rộng, mô hình cải tạo vườn tạp được triển khai mạnh mẽ góp phần nâng cao hiệu quả ngành trồng trọt trong nông nghiệp, đưa giá trị bình quân trên đơn vị canh tác ngày càng tăng

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát trển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, mở rộng các mô hình trang trại, gia trại, phát triển mạnh nghề kinh doanh ấp giống gia cầm, hiện tại trên địa bàn xã có 12 máy ấp trứng gia cầm, mỗi năm sản xuất hàng chục vạn con giống cung ứng cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, 04 trang trại chăn nuôi gia cầm và nhiều gia trại hoạt động kinh doanh sản xuất có hiệu quả, tổng giá trị ngành chăn nuôi hàng năm chiếm tỷ lệ trên 28% giá trị ngành nông nghiệp. Ngành TTCN và DVTM được quan tâm chú trọng, số hộ và quy mô sản xuất ngày càng tăng, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư máy móc, phương tiện phục vụ cho sản xuất với quy mô lớn thu hút nhiều lao động tham gia giải quyết việc làm tại chỗ nâng cao thu nhập cho người lao động. Hiện tại trên địa bàn xã có 03 công ty và 01 doanh nghiệp các ngành nghề kinh doanh như: Kinh doanh xăng dầu, dịch vụ tổng hợp, xây dựng và vật liệu tổng hợp. Toàn xã có 562 hộ kinh doanh cá thể với các ngành nghề như Khai thác đá, sản xuất gạch không nung, mộc, nề, xây dựng, dịch vụ, xay xát, xe lõi, đan thảm, dệt chiếu, nấu rượu...giải quyết cho hàng trăm lao động có việc làm thường xuyên, góp phần vào phát triển kinh tế làm tăng thu nhập cho gia đình và lao động trong xã, đưa thu nhập bình quân đầu người toàn xã năm 2016 đạt 24 triêu 800 ngàn đồng /năm.

Cùng với việc nâng cao đời sống nhân dân, chÊt l­îng gi¸o dôc không ngừng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bậc THCS và lên lớp ở các khối 99%-100%, không có học sinh bỏ học; chất lượng mũi nhọn được chú trọng, bình quân hàng năm có 80- 85 học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; học sinh đậu Đại học đạt tỉ lệ cao. Trong 5 năm qua có179học sinh đậu Đại học, cao đẳng; công tác khuyến học khuyến tài được các cấp, các ngành quan tâm, đã thực sự khích lệ được phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Quy mô trường lớp, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, chất lượng dạy học ở cả 3 cấp học có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của cả 03 trường học là 9.087.806.000 đồng. 3/3 trường đều đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.

Bên cạnh đó công tác y tế trong 5 năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, công tác khám, điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, công tác vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm nên không để dịch bệnh xảy ra, đội ngũ cán bộ Y tế xã, Y tế thôn hầu hết có trình độ chuyên môn, trong đó có 1 Bác sỹ, 2 y sỹ, có 1 điều dưỡng, 1 dược tá. Năm 2016, địa phương đã đầu tư xây dựng Trạm y tế xã với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011 – 2020 tại quyết định số 5625/QĐ-UBND ngày 31/12/2015.

Các hoạt động Văn hóa, thể dục, thể thao, thông tin truyền thông được tăng cường; công tác trùng tu, tôn tạo các di tích góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào xây dựng làng Văn hóa, gia đình văn hóa, phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,Phong trào“Ông, bà, cha, mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”được chỉ đạo tích cực, góp phần giữ vững 7/7 thôn đạt danh hiệu Làng, thôn văn hóa, 03 trường học đều đạt cơ quan văn hóa, 04 thôn được công nhận là thôn xóm đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn văn hóa NTM. Bình quân hàng năm có 85 – 90% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; làm tốt công tác vệ sinh môi trường, các Làng đã quy hoạch bãi chứa rác thải trung chuyển đúng quy định, có tổ vệ sinh môi trường thu gom rác thải 1 tuần 2 lần, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 86,1%

Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - Xã hội, chương trình giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ giàu, khá ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm, năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo là21,5%đến năm 2016 giảm còn4,27%.

Sau thời gian phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Ngày 25 tháng 3 năm 2017, xã Nga Phú đã tổ chức lễ đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn Văn hóa nông thôn mới và xã đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2016 không chỉ là niềm vui phấn khởi, tự hào của nhân dân và cán bộ, cùng con em Nga Phú xa quê mà sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để xã vùng giáo Nga Phú tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, vươn lên phấn đấu thành xã kiểu mẫu trong thời gian không xa.

Lê Dung

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm