Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Huyện Nga Sơn: Nhiều kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới

Ngày 26/05/2014 08:46:10

Nga Sơn là một trong những địa phương được đánh giá có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Nga Sơn đang phấn đấu đến năm 2015 có 6 xã: Nga Thành, Nga Yên, Nga Mỹ, Nga Hưng, Nga Thạch, Nga Lĩnh nằm trong danh sách 117 xã điểm của tỉnh và 2 xã điểm của huyện là Nga Thái và Nga Phú hoàn thành 19 tiêu chí NTM; các xã còn lại hoàn thành vào năm 2020.

Nga An là xã đi đầu trong phong trào XDNTM ở huyện Nga Sơn. Chưa phải là xã giàu, nhưng để XDNTM Nga An xác định công việc quan trọng nhất phải làm là vận động nhân dân, để nhân dân đồng tình, hưởng ứng. Ban chỉ đạo XDNTM của xã đã tổ chức nhiều hội nghị để quán triệt, tuyên truyền các văn bản về 19 tiêu chí XDNTM, giúp người dân hiểu rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa của chủ trương XDNTM cũng như phương châm, cơ chế thực hiện để nhân dân trong xã hăng hái tham gia. Trong quá trình thực hiện, xã lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động làm trọng tâm để thực hiện các mục tiêu khác. Cùng với việc chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, khuyến khích người dân phát triển các trang trại chăn nuôi công nghiệp tập trung, xã đã tập trung phát triển dịch vụ, thương mại tại địa phương. Trong tổng nguồn vốn hơn 159 tỷ đồng huy động XDNTM, Nga An đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Xã đã quy hoạch vùng cây màu hàng hóa có giá trị kinh tế cao với hơn 25 ha, bình quân cho thu nhập từ 60 đến 120 triệu đồng/ha... Năm 2013, Nga An là xã đầu tiên của huyện Nga Sơn hoàn thành 19 tiêu chí NTM.

So với 7 xã được chọn làm điểm XDNTM của huyện, Nga Hưng là xã khó khăn hơn cả khi có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, trụ sở) đều xuống cấp. Tuy nhiên, sau khi bắt tay thực hiện XDNTM, bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng NTM, như xây dựng kiên cố trường THCS, hoàn thiện, chỉnh trang trường mầm non, trường tiểu học theo chuẩn, nhà công sở đang hoàn thiện, đưa vào sử dụng, đường liên thôn, liên xóm được bê tông hóa, cứng hóa hệ thống kênh mương tưới tiêu... Tính đến hết năm 2013, xã đã đạt 15/19 tiêu chí XDNTM, còn lại 4 tiêu chí tiếp tục phấn đấu trong năm 2014-2015. Chủ tịch UBND xã Mai Văn Gấm cho rằng, thành công là từ cách làm minh bạch, công khai, thông qua ý kiến toàn dân. Bất cứ một nội dung nào liên quan tới XDNTM được triển khai tại xã, chính quyền địa phương đều khảo sát đánh giá, xây dựng kế hoạch đầu tư từng giai đoạn. Việc chọn lựa việc nào làm trước, việc nào làm sau đều được công khai, lấy ý kiến rộng rãi. Thêm vào đó, thường xuyên vận động tuyên truyền để huy động sự chung sức XDNTM của toàn thể nhân dân trong xã, của con em xa quê. Nhiều công trình trên địa bàn xã được xây dựng từ chính nguồn vốn đóng góp của nhân dân, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp.

Sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của chính quyền các cấp; phân công cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo, bám sát cơ sở; giao ban định kỳ tiến độ thực hiện... đã góp phần làm nên thành công trong XDNTM ở Nga Sơn. Đặc biệt, việc coi trọng công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, từ họp bàn thống nhất chủ trương cho đến triển khai thực hiện và phát huy quyền làm chủ ở địa phương. Cũng từ huy động nguồn lực XDNTM, đến nay, huyện Nga Sơn đã triển khai xây dựng một số công trình hạ tầng thiết yếu như: xây mới, sửa chữa 6 trạm y tế, 7 trụ sở xã, 7 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 71 nhà văn hóa và khu thể thao thôn, bê tông hóa gần 300 km đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa 170km đường giao thông nội đồng, kênh mương phục vụ tưới tiêu..., tổng vốn đầu tư ước đạt 1.876 tỷ đồng.

Từ thực tiễn ở huyện Nga Sơn cho thấy, vấn đề quan trọng nhất để huy động toàn xã hội tập trung cho chương trình XDNTM là sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân. Thành công trong XDNTM tại đây chính là bài học “khơi dậy và phát huy sức dân”, “lấy thôn, xóm làm đơn vị cơ sở và hộ gia đình là hạt nhân để vận động”.

Huyện Nga Sơn: Nhiều kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới

Đăng lúc: 26/05/2014 08:46:10 (GMT+7)

Nga Sơn là một trong những địa phương được đánh giá có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Nga Sơn đang phấn đấu đến năm 2015 có 6 xã: Nga Thành, Nga Yên, Nga Mỹ, Nga Hưng, Nga Thạch, Nga Lĩnh nằm trong danh sách 117 xã điểm của tỉnh và 2 xã điểm của huyện là Nga Thái và Nga Phú hoàn thành 19 tiêu chí NTM; các xã còn lại hoàn thành vào năm 2020.

Nga An là xã đi đầu trong phong trào XDNTM ở huyện Nga Sơn. Chưa phải là xã giàu, nhưng để XDNTM Nga An xác định công việc quan trọng nhất phải làm là vận động nhân dân, để nhân dân đồng tình, hưởng ứng. Ban chỉ đạo XDNTM của xã đã tổ chức nhiều hội nghị để quán triệt, tuyên truyền các văn bản về 19 tiêu chí XDNTM, giúp người dân hiểu rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa của chủ trương XDNTM cũng như phương châm, cơ chế thực hiện để nhân dân trong xã hăng hái tham gia. Trong quá trình thực hiện, xã lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động làm trọng tâm để thực hiện các mục tiêu khác. Cùng với việc chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, khuyến khích người dân phát triển các trang trại chăn nuôi công nghiệp tập trung, xã đã tập trung phát triển dịch vụ, thương mại tại địa phương. Trong tổng nguồn vốn hơn 159 tỷ đồng huy động XDNTM, Nga An đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Xã đã quy hoạch vùng cây màu hàng hóa có giá trị kinh tế cao với hơn 25 ha, bình quân cho thu nhập từ 60 đến 120 triệu đồng/ha... Năm 2013, Nga An là xã đầu tiên của huyện Nga Sơn hoàn thành 19 tiêu chí NTM.

So với 7 xã được chọn làm điểm XDNTM của huyện, Nga Hưng là xã khó khăn hơn cả khi có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, trụ sở) đều xuống cấp. Tuy nhiên, sau khi bắt tay thực hiện XDNTM, bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng NTM, như xây dựng kiên cố trường THCS, hoàn thiện, chỉnh trang trường mầm non, trường tiểu học theo chuẩn, nhà công sở đang hoàn thiện, đưa vào sử dụng, đường liên thôn, liên xóm được bê tông hóa, cứng hóa hệ thống kênh mương tưới tiêu... Tính đến hết năm 2013, xã đã đạt 15/19 tiêu chí XDNTM, còn lại 4 tiêu chí tiếp tục phấn đấu trong năm 2014-2015. Chủ tịch UBND xã Mai Văn Gấm cho rằng, thành công là từ cách làm minh bạch, công khai, thông qua ý kiến toàn dân. Bất cứ một nội dung nào liên quan tới XDNTM được triển khai tại xã, chính quyền địa phương đều khảo sát đánh giá, xây dựng kế hoạch đầu tư từng giai đoạn. Việc chọn lựa việc nào làm trước, việc nào làm sau đều được công khai, lấy ý kiến rộng rãi. Thêm vào đó, thường xuyên vận động tuyên truyền để huy động sự chung sức XDNTM của toàn thể nhân dân trong xã, của con em xa quê. Nhiều công trình trên địa bàn xã được xây dựng từ chính nguồn vốn đóng góp của nhân dân, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp.

Sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của chính quyền các cấp; phân công cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo, bám sát cơ sở; giao ban định kỳ tiến độ thực hiện... đã góp phần làm nên thành công trong XDNTM ở Nga Sơn. Đặc biệt, việc coi trọng công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, từ họp bàn thống nhất chủ trương cho đến triển khai thực hiện và phát huy quyền làm chủ ở địa phương. Cũng từ huy động nguồn lực XDNTM, đến nay, huyện Nga Sơn đã triển khai xây dựng một số công trình hạ tầng thiết yếu như: xây mới, sửa chữa 6 trạm y tế, 7 trụ sở xã, 7 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 71 nhà văn hóa và khu thể thao thôn, bê tông hóa gần 300 km đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa 170km đường giao thông nội đồng, kênh mương phục vụ tưới tiêu..., tổng vốn đầu tư ước đạt 1.876 tỷ đồng.

Từ thực tiễn ở huyện Nga Sơn cho thấy, vấn đề quan trọng nhất để huy động toàn xã hội tập trung cho chương trình XDNTM là sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân. Thành công trong XDNTM tại đây chính là bài học “khơi dậy và phát huy sức dân”, “lấy thôn, xóm làm đơn vị cơ sở và hộ gia đình là hạt nhân để vận động”.

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm