Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Nga Sơn - miền đất kỳ thú, gọi mời

Ngày 29/03/2015 10:08:25

Có thể ví Xứ Thanh như là cánh cửa khép lại Giao Chỉ, mở ra Cửu Chân thời các vua Hùng và là nơi chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ thì dãy Tam Điệp với hệ thống núi đá vôi từ miền non cao Hoà Bình chạy dài từ Tây sang Đông và dầm chân nơi cửa biển Thần Phù chính là bức tường đá tự nhiên cao vút, trập trùng đã dựng nên cánh cửa ấy và Nga Sơn tựa như cái trục bản lề gắn kết giữa khu bốn với khu ba của dải đất hình chữ S này vậy

Nga Sơn là miền đất cổ, trước khi là miền đất trẻ do phù sa cần mẫn đắp bồi, thế nhưng trong quá trình cấu tạo của vỏ trái đất, nơi đây xa xưa là biển. Truyền thuyết về Mại An Tiêm với sự tích quả dưa đỏ trên đất Nga Sơn ngợi ca ý chí, nghị lực và sự lao động sáng tạo của con người đầu tiên khai phá đất này. Truyền thuyết cũng phản ánh hình tượng người anh hùng đầu tiên thuở Hùng Vương đi mở cõi, chinh phục biển cả và mở ra sự giao thương bằng con đường hàng hải với sản phảm dưa đỏ được các thương thuyền tới trao đổi, bán mua.

Miền đất Nga Sơn buổi đầu tiên được tạo nên bởi núi và biển. Trải bao biến động và dịch chuyển của địa hình, đến nay khắp nơi trong huyện Nga Sơn vẫn có núi xen kẽ với dải đất cát pha vùng Vân Hoàng, Nga Lĩnh và tầng tầng núi dựng dọc dài từ xã Nga Thiện, Nga Điền và tới Nga Phú mênh mang phù sa châu thổ bao quanh những ngọn núi đá với nhiều hình thù kỳ thú, gợi nhớ về thuở hồng hoang ở vùng đất huyền diệu này.

Trong sâu thẳm tâm thức của cư dân nơi đây họ nhận diện khá rõ rõ yếu tố núi. Môi trường núi gắn liền với hái lượm sản vật của rừng và săn bắn để nuôi sống những con người tối cổ vẫn còn in dấu ấn sâu đậm trong phương thức sản xuất của những con người hiện có mặt hôm nay, một bộ phận dân cư khai thác, trồng trọt, chăn nuôi tạo ra các sản phẩn nông nghiệp vẫn dựa vào núi và những đồi đất thấp. Trong tín ngưỡng của cư dân Nga Sơn hôm nay họ vẫn tôn thờ thần núi, thờ bà chúa thượng ngàn, tục thờ hòn đá, vật thiêng luôn gắn bó với họ.

Từ môi trường sống gắn liền với núi rừng nơi đất liền, khi tiếp xúc với biển và hải đảo, những con người Việt cổ trên đất Nga Sơn vừa cảm thấy ngỡ ngàng mới lạ trước biển, lại vừa thấy gần gũi thân quen qua cảnh sắc và thảm thực vật của núi đá trên đảo. Bước tiến mới của cư dân cổ trên miền đất mới - đảo xa là từ hái lượm trên rừng, họ tiến đến thu nhặt nhuyễn thể bên bờ cát, chân sóng và có phát kiến chặt cây trên đảo kết thành bè, dùng dây rừng đan lưới đánh cá gần bờ, vươn ra biển xa. Yếu tố hải đảo, vị mặn mòi của biển ngày nay vẫn thấm sâu trong bầu máu nóng của cư dân nơi đầu sóng ngọn gió này, ngôn ngữ của cư dân đánh cá vẫn oang oang chất giọng ăn sóng, nói gió”. Ngư dân Nga Bạch, Nga Phú, Nga Tân vẫn lưu giữ và thực hành tín ngưỡng cầu nước, cầu ngư, thờ Mẫu Thoải, cá Voi… mong các vị thần biển, thuỷ thần phù hộ cho họ lưới chài đầy cá, cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

Nga Sơn là miền đất trẻ. Đất và nước đã làm nên non sông đất Việt, miền đất Nga Sơn cũng được tạo nên bởi đất và nước, song có những nét riêng không lẫn vào đâu được. Ở vào vị trí cuối Bắc bộ, đầu Trung bộ, thế nước hình non của dải đất hình chữ S đã đem đến cho Nga Sơn miền đất trẻ chạy dài theo chân sóng hàng năm được đắp bồi bởi lượng phù sa mỡ màu do hai con sông lớn là sông Hồng - sông Đáy và sông Mã tạo thành. Sa bồi và nước qua tháng năm dần lắng tụ, tạo nên vùng đất trẻ nơi đây cứ tiến dần ra biển để đến những năm 1820, với việc quai đê lấn biển của ông quan đa tài Nguyễn Công Trứ đã biến vùng đất Nga Sơn tỉnh Thanh và Kim Sơn, Ninh Bình trở thành vương quốc của cây cói thau chua rửa mặn, cho cây lúa bén rễ tốt tươi trả công cho người bằng những mùa vàng mơ ước.

Sống trong môi trường núi và biển, đất và nước đã hun đúc nên dáng vóc và bản lĩnh, tâm hồn của các thế hệ người Nga Sơn từ xưa đến nay chẳng khác nào vị thần Độc Cước tự xẻ thân mình ra làm hai, cứu dân giúp nước được các làng ở Nga Văn, Bạch Câu (Nga Bạch) và một số làng chài ven biển, cửa sông phụng thờ. Hình tượng đẹp của người anh hùng một chân dầm trong sóng biển, một chân neo vào bờ cát thực chất đã phản ánh cuộc sống của người dân nơi đây vừa đánh cá, làm ruộng vừa lấn biển để tồn tại trong cuộc mưu sinh mặc cho biển gầm gào với sóng xô, nước cuốn, đất phù sa lầy thụt như níu giữ bước chân và nuốt chửng những con người bé nhỏ nhưng có trái tim thắp lửa mặt trời.

Nga Sơn miền đất gọi về cội nguồn. Thiên nhiên có nhiều ưu đãi đối với con người và miền đất nơi đây, nhưng thiên nhiên cũng dữ dằn, đem đến biết bao tại hoạ đối với họ. Với địa hình bờ biển nhấp nhô, đá ngầm nước xiết khiến mỗi bận vào Nam ra Bắc “lênh đênh qua Cửa Thần Phủ/Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”, với đường bộ không chỉ gặp sự hiểm trở, cheo leo của “một đèo, một đèo, lại một đèo”, mà còn gặp sự hiểm nguy của dãy núi mang tên Bạch Ác, núi đá nhọn hoắt tựa như trăm ngàn mũi giáo lao thẳng lên trời… làm nản lòng người từ cổ chí kim. Thế nhưng miền đất Nga Sơn lại là miền đất tiên cảnh, phản ánh khát vọng của người dân nơi đây có tâm hồn bay bổng, mộng mơ nhưng thấm đẫm tình người, dẫu là quyền cao chức trọng, là Tiên là Phật nhưng không bao giờ phôi phai nỗi nhớ chốn trần gian và những người bạn tâm giao thủa thiếu thời như chàng Từ Thức.

Miền đất dầm mình bên chân sóng Nga Sơn từng in dấu những chiến công và kỳ tích phi thường trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc. Vào những năm đầu Công nguyên, Thần Phù là vị trí đường thuỷ quan trọng Bắc - Nam, nối liền sông Hồng xứ bắc và sông Mã xứ Thanh, địa danh nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Con kênh đào thông với Cửa Càn còn lưu dấu tích của con sông đào thời vua Lê Đại Hành vừa là con sông dẫn nước, lại vừa là đường thuỷ quan trọng trong các cuộc hành binh tiến về phương nam bảo vệ miền biên viễn quốc gia Đại Việt. Trong cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống giặc Nguyên Mông, vua quan nhà Trần đã lập phòng tuyến để chặn đánh 10 vạn quân giặc do Toa Đô cầm đầu. Năm 1383 triều Trần, tướng Hồ Quý Ly và Nguyễn Đa Phương đã từng đánh tan đạo quân của Chiêm Thành. Những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Nga Sơn vừa là bàn đạp tấn công kẻ thù, vừa là nơi cung cấp sức người sức của, bảo đảm an ninh để cho tiền phương thắng giặc. Hiếm có địa danh nào lại được đặt tên cho quảng trường của quốc gia, dân tộc như địa danh một vùng quê bình dị Ba Đình, thể hiện khí phách anh hùng, khát vọng chiến đấu vì tự do độc lập của dân tộc.

Nga Sơn – quê hương của nữ tướng Lê Thị Hoa, nữ tướng của Hai Bà Trưng đuổi thù cứu nước, khởi đầu cho truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Người Nga Sơn gặp buổi chiến chinh thì “lên ngựa cầm gươm”, lúc đuổi giặc xong thì “xuống ngựa cầm bút”. Nga Sơn mãi tự hào với Thám hoa Mai Anh Tuấn tài cao mưu lược, một lòng vì nước vì dân, nêu cao ý chí độc lập tự cường. Không biết giữa ông quan thi sỹ Nguyễn Công Trứ, người có công mở ra miền đất mới Nga Sơn - Kim Sơn cách nay gần hai trăm năm có gì ảnh hưởng tới đất Vân Hoàn và thi sỹ Nguyễn Hữu Loan, tác giả để đời “màu tím hoa sim”, “hoa lúa” và “đèo Cả” hay không mà hậu thế nhận thấy giữa hai ông có những nét tương đồng từ cuộc đời tới thi phẩm, về bản lĩnh sống. Vừa tài hoa, tinh tế, đa đoan trong thi phẩm, nhưng lại thấm đẫm chất thôn dân, nâu sồng trong cuộc sống.

Dẫu đạt đến chức quyền, danh vọng nhưng người Nga Sơn nặng tình nghĩa thuỷ chung, họ không quên làng quê yêu dấu, nơi chắp cánh cho họ lên tiên cả nghĩa thực và nghĩa bóng cuộc đời. Điều đó không chỉ phản ánh trong truyền thuyết với Mai An Tiêm vui thú với ruộng vườn, cỏ cây nơi đảo vắng, không màng chi địa vị cao sang; là chàng Từ Thức trân trọng nâng niu từng nhành hoa khóm lá, treo ấn từ quan, khước từ cảnh bụt để trở về với làng mạc, ruộng vườn. Trên đỉnh Yên Ban có một bức tượng do thiên nhiên tạo tác mà người đời gọi là núi Ông Cụ. Tượng đá tựa hình cụ già râu tóc bạc phơ, ung dung tự tại, dõi nhìn dòng sông êm đềm chảy. Dân trong vùng có người nói ông đang ngồi câu cá, an nhàn, nhưng nhiều người lại bảo ông đang suy tư, nghĩ về thế nước, lẽ đời để làm cho dân cường, nước thịnh.

Nga Sơn được trời đất phú cho thế núi, hình sông, đồng bãi với nhiều cảnh sắc đẹp đẽ và nên thơ. Không phải không có duyên cớ gì mà chúa Trịnh Sâm với “đôi mắt xanh” đã tạc vào đá chữ “thần” trên vách núi Eo Hai về miền đất tích tụ linh khí của đất trời, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra biển khơi đầy khí phách này. Đến bất cứ nơi đâu trên miền đất cổ được phù sa bồi đắp cho luôn tươi trẻ đều bắt gặp những danh thắng đẹp, mang đậm hồn người như động Bích Đào - động đẹp nhất trời Nam, cõi tiên cảnh Từ thức gặp Giáng Hương. Hồ Đồng Vựa như chiếc gương trong bốn mùa nước xanh ngăn ngắt soi bóng rừng cây, ban mai hoa cỏ… chẳng khác nào lẵng hoa đẹp giữa bốn bề núi dựng, bồng bềnh khói sương. Núi Đường Trèo với hệ thống núi đá tượng hình voi, ngựa, trâu bò… ung dung gặm cỏ và dòng sông Chính Đại uốn quanh mải miết bồi đắp phù sa cho đồng bằng duyên hải. Đến đá vô tri cũng hoá thành Song Ngưu, con Cóc, chiếc đũa, Chích Trợ… làm nên cảnh sắc quê hương xứ sở. Không ít những bài thơ lưu chữ thánh hiền cảm tác trước non nước hữu tình của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lê Quý Đôn… đã dành cho miền đất huyền thoại và thơ mộng này. Khi nói về những địa danh có truyền thuyết nổi tiếng, giới văn hoá cho rằng: không có nơi đâu trên đất Việt Nam ta ở một miền quê như ở Nga Sơn mà có tới hai câu truyện đẹp, truyện thứ nhất là Mai An Tiêm và sự tích quả dưa đỏ, truyện thứ hai là Từ Thức gặp tiên. Có phải các thế hệ người Nga Sơn xưa vì quý yêu mảnh đất này mà với trí tưởng tượng và lòng mong ước chắp cánh, cha ông đã sáng tạo nên những câu truyện tuyệt tác này. Điều đó người xưa muốn nói với hậu thế rằng: Người Nga Sơn tỉnh Thanh có tấm lòng quả cảm, ý chí tự lực tự cường, tài năng và trí tuệ, dẫu tột đỉnh vinh quang mà không màng danh vị, lòng nghĩa nhân vì đạo lý sáng ngời.

Trong đời sống văn hoá và tâm linh người dân nơi luôn coi trọng nghĩa hiếu hoà, cùng cộng cư, cộng mệnh và cộng cảm. Ít có miền quê nào mà trong tâm thức của cư lại vừa thờ Phật, thờ Khổng Tử, Lão Tử và thờ Chúa như ở Nga Sơn. Các tôn giáo và tín ngưỡng đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau cùng phát triển. Chính sự đặc thù đó đã mang đến cho Nga Sơn trở thành miền đất của lễ hội xuân thu nhị kỳ với các lễ hội: Mai An Tiêm (Nga Phú), lễ hội Chùa Tiên (Nga An), lễ hội Cầu Ngư (Nga Bạch), lễ hội Thiên chúa giáo vùng Nga Liên, lễ hội Ba Đình … rực rỡ nhiều màu sắc lung linh huyền ảo, gợi nhớ về nguồn, tri ân công đức của tiền nhân.

Nga Sơn - miền đất trẻ đã và đang tiến ra biển lớn, đối diện với phong ba và sóng nổi chồm bờ, dẫu gian lao khó khăn không ít nhưng muôn trái tim cùng chung nhịp đập thì vẫn tin con thuyền lao nhanh về phía mặt trời. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế “thứ nhất lúa lai”, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân “thứ hai xây làng văn hoá”, diện mạo của các làng quê Nga Sơn ngày thêm khởi sắc. Cũng như mọi miền quê khác, sản phẩm nông nghiệp với hạt lúa củ khoai đã bảo đảm an ninh lương thực từ nhiều năm nay cho người dân miền duyên hải, nhưng muốn làm giàu Nga Sơn có lợi thế từ cây cói và thương mại. Miền đất phù sa trẻ - xứ sở của những cánh đồng cói bạt ngàn chạy dài ra biển có sản phẩm nức tiếng: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”; người Nga Sơn đã đưa cây cói lên ngôi, cói trở thành sản phẩm chủ lực không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà chủ yếu xuất khẩu làm giàu cho người vùng cói, tạo ra việc làm với nhiều sản phẩm, mặt hàng từ cói cho người lao động trong huyện để tăng thêm thu nhập, xoá đói giảm nghèo, làm giàu bền vững. Trong thời gian tới Nga Sơn đã và đang đa dạng hoá sản phẩm từ cây cói, chuyển từ xuất khẩu cói nguyên liệu thành hàng hoá mỹ nghệ, thu ngoại tệ về cho đất nước và quê Thanh.

Nga Sơn - miền đất gọi về cội nguồn, miền quê của huyền thoại với những danh lam thắng tích nổi tiếng say đắm lòng người, lại có những đặc sản văn hoá ẩm thực rất riêng của núi và biển gọi mời du khách. Phát trển văn hoá du lịch thời gian qua mới chỉ là bước đầu chưa tương xứng với tiềm năng phong phú của tài nguyên lịch sử nhân văn và cảnh quan giàu có nơi đây, tiềm năng và thế mạnh này cần được quan tâm hơn nữa để khai thác, phát huy “di sản” làm ra nhiều tài sản góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở miền đất này.

Núi và biển, đất và nước đã tạo dựng cho Nga Sơn diện mạo địa chất đặc thù là miền đất cổ, lại vừa là miền đất trẻ. Nếu ví Nga Sơn như thực thể con người thì ở đó vừa có sự từng trải, chiêm nghiệm lại vừa có thể lực sung mãn, cường tráng. Với trí tuệ uyên thâm sâu sắc của người cao tuổi, với sức trẻ quyết chí làm giàu, đẩy lùi nghèo nàn lạc hậu, chúng ta có quyền kỳ vọng và tin tưởng rằng người dân Nga Sơn, lớp lớp cháu con, di duệ của Mai An Tiêm với trí tuệ và nghị lực hơn người, với sức mạnh chuyển núi, dời non vượt ngàn gian khó sẽ làm cho mảnh đất này ngày càng tươi da thắm thịt, dâng cho đời quả ngọt, cuộc sống hạnh phúc an lành, kéo thiên đường từ trời cao hiện hữu nơi mặt đất.

Hoàng Minh Tường

Sở Thông tin và Truyền thông

Nga Sơn - miền đất kỳ thú, gọi mời

Đăng lúc: 29/03/2015 10:08:25 (GMT+7)

Có thể ví Xứ Thanh như là cánh cửa khép lại Giao Chỉ, mở ra Cửu Chân thời các vua Hùng và là nơi chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ thì dãy Tam Điệp với hệ thống núi đá vôi từ miền non cao Hoà Bình chạy dài từ Tây sang Đông và dầm chân nơi cửa biển Thần Phù chính là bức tường đá tự nhiên cao vút, trập trùng đã dựng nên cánh cửa ấy và Nga Sơn tựa như cái trục bản lề gắn kết giữa khu bốn với khu ba của dải đất hình chữ S này vậy

Nga Sơn là miền đất cổ, trước khi là miền đất trẻ do phù sa cần mẫn đắp bồi, thế nhưng trong quá trình cấu tạo của vỏ trái đất, nơi đây xa xưa là biển. Truyền thuyết về Mại An Tiêm với sự tích quả dưa đỏ trên đất Nga Sơn ngợi ca ý chí, nghị lực và sự lao động sáng tạo của con người đầu tiên khai phá đất này. Truyền thuyết cũng phản ánh hình tượng người anh hùng đầu tiên thuở Hùng Vương đi mở cõi, chinh phục biển cả và mở ra sự giao thương bằng con đường hàng hải với sản phảm dưa đỏ được các thương thuyền tới trao đổi, bán mua.

Miền đất Nga Sơn buổi đầu tiên được tạo nên bởi núi và biển. Trải bao biến động và dịch chuyển của địa hình, đến nay khắp nơi trong huyện Nga Sơn vẫn có núi xen kẽ với dải đất cát pha vùng Vân Hoàng, Nga Lĩnh và tầng tầng núi dựng dọc dài từ xã Nga Thiện, Nga Điền và tới Nga Phú mênh mang phù sa châu thổ bao quanh những ngọn núi đá với nhiều hình thù kỳ thú, gợi nhớ về thuở hồng hoang ở vùng đất huyền diệu này.

Trong sâu thẳm tâm thức của cư dân nơi đây họ nhận diện khá rõ rõ yếu tố núi. Môi trường núi gắn liền với hái lượm sản vật của rừng và săn bắn để nuôi sống những con người tối cổ vẫn còn in dấu ấn sâu đậm trong phương thức sản xuất của những con người hiện có mặt hôm nay, một bộ phận dân cư khai thác, trồng trọt, chăn nuôi tạo ra các sản phẩn nông nghiệp vẫn dựa vào núi và những đồi đất thấp. Trong tín ngưỡng của cư dân Nga Sơn hôm nay họ vẫn tôn thờ thần núi, thờ bà chúa thượng ngàn, tục thờ hòn đá, vật thiêng luôn gắn bó với họ.

Từ môi trường sống gắn liền với núi rừng nơi đất liền, khi tiếp xúc với biển và hải đảo, những con người Việt cổ trên đất Nga Sơn vừa cảm thấy ngỡ ngàng mới lạ trước biển, lại vừa thấy gần gũi thân quen qua cảnh sắc và thảm thực vật của núi đá trên đảo. Bước tiến mới của cư dân cổ trên miền đất mới - đảo xa là từ hái lượm trên rừng, họ tiến đến thu nhặt nhuyễn thể bên bờ cát, chân sóng và có phát kiến chặt cây trên đảo kết thành bè, dùng dây rừng đan lưới đánh cá gần bờ, vươn ra biển xa. Yếu tố hải đảo, vị mặn mòi của biển ngày nay vẫn thấm sâu trong bầu máu nóng của cư dân nơi đầu sóng ngọn gió này, ngôn ngữ của cư dân đánh cá vẫn oang oang chất giọng ăn sóng, nói gió”. Ngư dân Nga Bạch, Nga Phú, Nga Tân vẫn lưu giữ và thực hành tín ngưỡng cầu nước, cầu ngư, thờ Mẫu Thoải, cá Voi… mong các vị thần biển, thuỷ thần phù hộ cho họ lưới chài đầy cá, cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

Nga Sơn là miền đất trẻ. Đất và nước đã làm nên non sông đất Việt, miền đất Nga Sơn cũng được tạo nên bởi đất và nước, song có những nét riêng không lẫn vào đâu được. Ở vào vị trí cuối Bắc bộ, đầu Trung bộ, thế nước hình non của dải đất hình chữ S đã đem đến cho Nga Sơn miền đất trẻ chạy dài theo chân sóng hàng năm được đắp bồi bởi lượng phù sa mỡ màu do hai con sông lớn là sông Hồng - sông Đáy và sông Mã tạo thành. Sa bồi và nước qua tháng năm dần lắng tụ, tạo nên vùng đất trẻ nơi đây cứ tiến dần ra biển để đến những năm 1820, với việc quai đê lấn biển của ông quan đa tài Nguyễn Công Trứ đã biến vùng đất Nga Sơn tỉnh Thanh và Kim Sơn, Ninh Bình trở thành vương quốc của cây cói thau chua rửa mặn, cho cây lúa bén rễ tốt tươi trả công cho người bằng những mùa vàng mơ ước.

Sống trong môi trường núi và biển, đất và nước đã hun đúc nên dáng vóc và bản lĩnh, tâm hồn của các thế hệ người Nga Sơn từ xưa đến nay chẳng khác nào vị thần Độc Cước tự xẻ thân mình ra làm hai, cứu dân giúp nước được các làng ở Nga Văn, Bạch Câu (Nga Bạch) và một số làng chài ven biển, cửa sông phụng thờ. Hình tượng đẹp của người anh hùng một chân dầm trong sóng biển, một chân neo vào bờ cát thực chất đã phản ánh cuộc sống của người dân nơi đây vừa đánh cá, làm ruộng vừa lấn biển để tồn tại trong cuộc mưu sinh mặc cho biển gầm gào với sóng xô, nước cuốn, đất phù sa lầy thụt như níu giữ bước chân và nuốt chửng những con người bé nhỏ nhưng có trái tim thắp lửa mặt trời.

Nga Sơn miền đất gọi về cội nguồn. Thiên nhiên có nhiều ưu đãi đối với con người và miền đất nơi đây, nhưng thiên nhiên cũng dữ dằn, đem đến biết bao tại hoạ đối với họ. Với địa hình bờ biển nhấp nhô, đá ngầm nước xiết khiến mỗi bận vào Nam ra Bắc “lênh đênh qua Cửa Thần Phủ/Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”, với đường bộ không chỉ gặp sự hiểm trở, cheo leo của “một đèo, một đèo, lại một đèo”, mà còn gặp sự hiểm nguy của dãy núi mang tên Bạch Ác, núi đá nhọn hoắt tựa như trăm ngàn mũi giáo lao thẳng lên trời… làm nản lòng người từ cổ chí kim. Thế nhưng miền đất Nga Sơn lại là miền đất tiên cảnh, phản ánh khát vọng của người dân nơi đây có tâm hồn bay bổng, mộng mơ nhưng thấm đẫm tình người, dẫu là quyền cao chức trọng, là Tiên là Phật nhưng không bao giờ phôi phai nỗi nhớ chốn trần gian và những người bạn tâm giao thủa thiếu thời như chàng Từ Thức.

Miền đất dầm mình bên chân sóng Nga Sơn từng in dấu những chiến công và kỳ tích phi thường trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc. Vào những năm đầu Công nguyên, Thần Phù là vị trí đường thuỷ quan trọng Bắc - Nam, nối liền sông Hồng xứ bắc và sông Mã xứ Thanh, địa danh nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Con kênh đào thông với Cửa Càn còn lưu dấu tích của con sông đào thời vua Lê Đại Hành vừa là con sông dẫn nước, lại vừa là đường thuỷ quan trọng trong các cuộc hành binh tiến về phương nam bảo vệ miền biên viễn quốc gia Đại Việt. Trong cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống giặc Nguyên Mông, vua quan nhà Trần đã lập phòng tuyến để chặn đánh 10 vạn quân giặc do Toa Đô cầm đầu. Năm 1383 triều Trần, tướng Hồ Quý Ly và Nguyễn Đa Phương đã từng đánh tan đạo quân của Chiêm Thành. Những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Nga Sơn vừa là bàn đạp tấn công kẻ thù, vừa là nơi cung cấp sức người sức của, bảo đảm an ninh để cho tiền phương thắng giặc. Hiếm có địa danh nào lại được đặt tên cho quảng trường của quốc gia, dân tộc như địa danh một vùng quê bình dị Ba Đình, thể hiện khí phách anh hùng, khát vọng chiến đấu vì tự do độc lập của dân tộc.

Nga Sơn – quê hương của nữ tướng Lê Thị Hoa, nữ tướng của Hai Bà Trưng đuổi thù cứu nước, khởi đầu cho truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Người Nga Sơn gặp buổi chiến chinh thì “lên ngựa cầm gươm”, lúc đuổi giặc xong thì “xuống ngựa cầm bút”. Nga Sơn mãi tự hào với Thám hoa Mai Anh Tuấn tài cao mưu lược, một lòng vì nước vì dân, nêu cao ý chí độc lập tự cường. Không biết giữa ông quan thi sỹ Nguyễn Công Trứ, người có công mở ra miền đất mới Nga Sơn - Kim Sơn cách nay gần hai trăm năm có gì ảnh hưởng tới đất Vân Hoàn và thi sỹ Nguyễn Hữu Loan, tác giả để đời “màu tím hoa sim”, “hoa lúa” và “đèo Cả” hay không mà hậu thế nhận thấy giữa hai ông có những nét tương đồng từ cuộc đời tới thi phẩm, về bản lĩnh sống. Vừa tài hoa, tinh tế, đa đoan trong thi phẩm, nhưng lại thấm đẫm chất thôn dân, nâu sồng trong cuộc sống.

Dẫu đạt đến chức quyền, danh vọng nhưng người Nga Sơn nặng tình nghĩa thuỷ chung, họ không quên làng quê yêu dấu, nơi chắp cánh cho họ lên tiên cả nghĩa thực và nghĩa bóng cuộc đời. Điều đó không chỉ phản ánh trong truyền thuyết với Mai An Tiêm vui thú với ruộng vườn, cỏ cây nơi đảo vắng, không màng chi địa vị cao sang; là chàng Từ Thức trân trọng nâng niu từng nhành hoa khóm lá, treo ấn từ quan, khước từ cảnh bụt để trở về với làng mạc, ruộng vườn. Trên đỉnh Yên Ban có một bức tượng do thiên nhiên tạo tác mà người đời gọi là núi Ông Cụ. Tượng đá tựa hình cụ già râu tóc bạc phơ, ung dung tự tại, dõi nhìn dòng sông êm đềm chảy. Dân trong vùng có người nói ông đang ngồi câu cá, an nhàn, nhưng nhiều người lại bảo ông đang suy tư, nghĩ về thế nước, lẽ đời để làm cho dân cường, nước thịnh.

Nga Sơn được trời đất phú cho thế núi, hình sông, đồng bãi với nhiều cảnh sắc đẹp đẽ và nên thơ. Không phải không có duyên cớ gì mà chúa Trịnh Sâm với “đôi mắt xanh” đã tạc vào đá chữ “thần” trên vách núi Eo Hai về miền đất tích tụ linh khí của đất trời, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra biển khơi đầy khí phách này. Đến bất cứ nơi đâu trên miền đất cổ được phù sa bồi đắp cho luôn tươi trẻ đều bắt gặp những danh thắng đẹp, mang đậm hồn người như động Bích Đào - động đẹp nhất trời Nam, cõi tiên cảnh Từ thức gặp Giáng Hương. Hồ Đồng Vựa như chiếc gương trong bốn mùa nước xanh ngăn ngắt soi bóng rừng cây, ban mai hoa cỏ… chẳng khác nào lẵng hoa đẹp giữa bốn bề núi dựng, bồng bềnh khói sương. Núi Đường Trèo với hệ thống núi đá tượng hình voi, ngựa, trâu bò… ung dung gặm cỏ và dòng sông Chính Đại uốn quanh mải miết bồi đắp phù sa cho đồng bằng duyên hải. Đến đá vô tri cũng hoá thành Song Ngưu, con Cóc, chiếc đũa, Chích Trợ… làm nên cảnh sắc quê hương xứ sở. Không ít những bài thơ lưu chữ thánh hiền cảm tác trước non nước hữu tình của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lê Quý Đôn… đã dành cho miền đất huyền thoại và thơ mộng này. Khi nói về những địa danh có truyền thuyết nổi tiếng, giới văn hoá cho rằng: không có nơi đâu trên đất Việt Nam ta ở một miền quê như ở Nga Sơn mà có tới hai câu truyện đẹp, truyện thứ nhất là Mai An Tiêm và sự tích quả dưa đỏ, truyện thứ hai là Từ Thức gặp tiên. Có phải các thế hệ người Nga Sơn xưa vì quý yêu mảnh đất này mà với trí tưởng tượng và lòng mong ước chắp cánh, cha ông đã sáng tạo nên những câu truyện tuyệt tác này. Điều đó người xưa muốn nói với hậu thế rằng: Người Nga Sơn tỉnh Thanh có tấm lòng quả cảm, ý chí tự lực tự cường, tài năng và trí tuệ, dẫu tột đỉnh vinh quang mà không màng danh vị, lòng nghĩa nhân vì đạo lý sáng ngời.

Trong đời sống văn hoá và tâm linh người dân nơi luôn coi trọng nghĩa hiếu hoà, cùng cộng cư, cộng mệnh và cộng cảm. Ít có miền quê nào mà trong tâm thức của cư lại vừa thờ Phật, thờ Khổng Tử, Lão Tử và thờ Chúa như ở Nga Sơn. Các tôn giáo và tín ngưỡng đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau cùng phát triển. Chính sự đặc thù đó đã mang đến cho Nga Sơn trở thành miền đất của lễ hội xuân thu nhị kỳ với các lễ hội: Mai An Tiêm (Nga Phú), lễ hội Chùa Tiên (Nga An), lễ hội Cầu Ngư (Nga Bạch), lễ hội Thiên chúa giáo vùng Nga Liên, lễ hội Ba Đình … rực rỡ nhiều màu sắc lung linh huyền ảo, gợi nhớ về nguồn, tri ân công đức của tiền nhân.

Nga Sơn - miền đất trẻ đã và đang tiến ra biển lớn, đối diện với phong ba và sóng nổi chồm bờ, dẫu gian lao khó khăn không ít nhưng muôn trái tim cùng chung nhịp đập thì vẫn tin con thuyền lao nhanh về phía mặt trời. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế “thứ nhất lúa lai”, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân “thứ hai xây làng văn hoá”, diện mạo của các làng quê Nga Sơn ngày thêm khởi sắc. Cũng như mọi miền quê khác, sản phẩm nông nghiệp với hạt lúa củ khoai đã bảo đảm an ninh lương thực từ nhiều năm nay cho người dân miền duyên hải, nhưng muốn làm giàu Nga Sơn có lợi thế từ cây cói và thương mại. Miền đất phù sa trẻ - xứ sở của những cánh đồng cói bạt ngàn chạy dài ra biển có sản phẩm nức tiếng: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”; người Nga Sơn đã đưa cây cói lên ngôi, cói trở thành sản phẩm chủ lực không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà chủ yếu xuất khẩu làm giàu cho người vùng cói, tạo ra việc làm với nhiều sản phẩm, mặt hàng từ cói cho người lao động trong huyện để tăng thêm thu nhập, xoá đói giảm nghèo, làm giàu bền vững. Trong thời gian tới Nga Sơn đã và đang đa dạng hoá sản phẩm từ cây cói, chuyển từ xuất khẩu cói nguyên liệu thành hàng hoá mỹ nghệ, thu ngoại tệ về cho đất nước và quê Thanh.

Nga Sơn - miền đất gọi về cội nguồn, miền quê của huyền thoại với những danh lam thắng tích nổi tiếng say đắm lòng người, lại có những đặc sản văn hoá ẩm thực rất riêng của núi và biển gọi mời du khách. Phát trển văn hoá du lịch thời gian qua mới chỉ là bước đầu chưa tương xứng với tiềm năng phong phú của tài nguyên lịch sử nhân văn và cảnh quan giàu có nơi đây, tiềm năng và thế mạnh này cần được quan tâm hơn nữa để khai thác, phát huy “di sản” làm ra nhiều tài sản góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở miền đất này.

Núi và biển, đất và nước đã tạo dựng cho Nga Sơn diện mạo địa chất đặc thù là miền đất cổ, lại vừa là miền đất trẻ. Nếu ví Nga Sơn như thực thể con người thì ở đó vừa có sự từng trải, chiêm nghiệm lại vừa có thể lực sung mãn, cường tráng. Với trí tuệ uyên thâm sâu sắc của người cao tuổi, với sức trẻ quyết chí làm giàu, đẩy lùi nghèo nàn lạc hậu, chúng ta có quyền kỳ vọng và tin tưởng rằng người dân Nga Sơn, lớp lớp cháu con, di duệ của Mai An Tiêm với trí tuệ và nghị lực hơn người, với sức mạnh chuyển núi, dời non vượt ngàn gian khó sẽ làm cho mảnh đất này ngày càng tươi da thắm thịt, dâng cho đời quả ngọt, cuộc sống hạnh phúc an lành, kéo thiên đường từ trời cao hiện hữu nơi mặt đất.

Hoàng Minh Tường

Sở Thông tin và Truyền thông

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm