Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

CHIẾU CÓI NGA SƠN

Ngày 14/03/2018 09:16:03

Ở một dải phù sa màu mỡ miền duyên hải, cũng là điểm cực đông của xứ Thanh, không biết tự khi nào đã xuất hiện một loài cây hoang dại nổi chìm loi thoi trong gió sóng. Thân xanh mỡ, tròn thon từ gốc, nửa trên đến ngọn vuốt thành ba cạnh, búp hoa chụm chúm xanh. Rễ cây dằng dịt bám vào đất, kết thành khối, gió sóng không thể đánh bật. Triều dâng, cây ngập chìm lút trong nước. Biển cạn, mênh mông phù sa và lấm tấm màu cây xanh, suốt dọc từ cửa sông Càn đến cửa lạch Sung. Cây mọc lẫn trong cỏ, trong sậy hoang.

Người nghèo một đời phiêu dạt tìm đất sống, thường ra mép sóng đào con cáy, bắt con cua, con ốc sinh nhai. Họ ngả lưng nghỉ tạm trên đám cây êm dịu lành hiền ấy. Rồi họ cắt cây về phơi, đụp lên mái nhà tường đầt chống gió mưa. Cây khô đun bếp, trải ổ ấm, bện võng nằm ... Và đến lúc, con người phát hiện ra cách chẻ đôi cây, phơi kỹ, đan dệt với sợi vỏ cây đay để làm thành lá chiếu.
1.jpg

Cây cói trở thành thân thiết, là nguồn sống của những gia đình ly quê, vượt thổ dựng nhà nơi cửa biển, từ khoảng vài trăm năm trước. Và bây giờ là nghề chính của hàng chục ngàn người vùng duyên hải huyện Nga Sơn- nghề trồng cói, dệt chiếu. Những đôi chiếu đẹp là món quà quý, thiêng liêng tới mức chọn tay người “tốt số’’ trải trên chiếc giường cưới. Đêm tân hôn, với hy vọng cho đôi lứa hạnh phúc trọn đời.

Cây cói được trồng bằng mầm, người ta thường gọi là mống cói. Đất được làm nhuyễn, sạch cỏ. Mùa xuống mống cói được cắm xuống đất ướt, mưa ướt sẽ kích thích mống cói bén rễ, đâm chồi lớn nhanh. Chỉ sau dăm sáu tháng, cây cói đã vượt ngang tầm tay người. Từng lứa mầm vẫn tiếp tục đâm chồi, vươn lên; sau một vài vụ, cây cói đã đứng chân kín khít mặt ruộng. Năm hai vụ chiêm, mùa. Chiêm, cắt cói tháng năm. Mùa, thu hoạch tháng mười. Đồng cói hai vụ năng xuất cao sẽ là tấm thảm xanh mỡ ngút ngát trải dài hàng chục km qua mười xã vùng cói, trước đây, một lần trồng, đồng cói cho thu hoạch hàng chục năm. Nhưng ngày nay để tăng năng suất và chất lượng cây cói, mỗi lần trồng cho thu hoạch khoảng năm năm.

Vào mùa thu hoạch, người đất cói dùng liềm cói (một loại liềm lưỡi dài cực sắc, cổ cong, cán chắc, thợ rèn giỏi làm đặt cho từng gia đình), cắt cói sát mặt ruộng. Giữ, đon, xén gánh, toàn những việc nặng nhọc.

Cây cói được chẻ đôi, từ con dao chẻ tay trước kia va nay la bàn chẻ, máy chẻ. cây cói được chẻ đôi đều tắp, không được lạng ngọn (phần cuối cây cói bị vát). Cồn cát và nắng nóng là sân phơi tốt nhất. Bán nắng lấy tiền, câu thành ngữ vùng cói la chỉ mùa vụ thuận lợi, điều ước ao của người làm cói. Cây cói tươi đón nắng, khô dần, ngả màu trắng ngà óng ả, khép vỏ tròn tựa như chiếc săm xe đạp. Sau vài ba nắng, sợi cói khô hẳn, người ta ủ cói ngay trên sân phơi, khi nắng chiều còn gay gắt, để sợi cói giữ nguyên màu nắng, không ẩm.

Những đụn cói hàng chục tấn cói khô được ủ kỹ trong bổi (bổi là cói loại, được phơi kỹ). Tha hồ mưa gió, cói có thể được cất giữ hàng năm, chờ đến tay thợ dệt chiếu, hoặc được giá là xuất bán.

Những người thợ dệt chọn cói, xe đay, lên và dệt. Mỗi dệt, có thể dệt trong nhà (khoảng 10m2) hoặc làm cái dại ngoài sân. Nơi rộng thì mắc đôi (dệt cả đôi chiếu), hẹp thì đơn (dệt lá một).

Thợ dệt xưa thường phải đóng giàn, một đầu buộc từng sơi đay, đầu kia dùng nêm để chèn căng đay. Đi đay phải thật nhanh tay, nhanh chân. 4 sợi đay ở hai biên (mép ngoài), mỗi sợi phải to gấp 3-4 lần sợi bình thường (người ta dùng 3-4 sợi đay săn bình thường xâu vào lỗ go rồi xe lại cho săn chắc thành một sợi biên). đay được cải tiến bằng cách mắc đay cầu (mỗi cầu đay dệt được hàng chục lá chiếu). Thay cho nêm néo, chỉ vài vòng néo là giàn đay căng lên theo ý muốn của thợ dệt.

2.jpg

Dệt chiếu bao giờ cũng có hai người trên một và dệt. Người cầm go, dệt và bắt biên (gài ngọn cói vào sợi đay biên, tạo thành biên chiếu). Người thuôn đưa thoi bằng cây văng (còn gọi là cây thoi làm bằng tre luồng hoặc bằng thân cây cau già, có ngàm để giữ sợi cói). Thợ giỏi là thợ dệt nhanh và đều tay, lá chiếu dày, mặt chiếu mịn; mỗi ngày có thể dệt được hai đôi chiếu khổ rộng (chiếu đôi). Lá dệt xong, được xén biên, cắt khỏi dàn đay, ghim 2 đầu, nhặt sạch và đem phơi khô. Do khi làm, cây cói được nhúng nước cho mềm nên Lá chiếu mới rất dễ bị ẩm mốc nếu chưa được phơi kỹ.

Vào thời kỳ thành lập các hợp tác xã thủ công nghiệp, các xã Nga Liên, Nga Thanh, Nga Thuỷ, Nga Bạch, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thái... đều có xưởng chiếu tập thể, nơi trổ tài của biết bao cô gái Nga Sơn. Và hàng ngàn người khác chuyên sản xuất nguyên liệu bán thành phẩm của hàng xuất khẩu. Xe đay, xe lõi, nhuộm cói, nhuộm chiếu, sấy chiếu, đóng kiện, vận chuyển, buôn bán nguyên liệu... Quả là thời kỳ hoàng kim của vùng chiếu cói Nga Sơn. Chiếu đậu, chiếu hoa, chiếu lõi xe đan thảm cói, hàng mỹ nghệ đan lát cói...lên xe, lên tàu đi khắp mọi miền trong nước, vượt đại dương sang các nước Đông Âu, Đông Á, Bắc Á...

Trong các mặt hàng xuất khẩu, do hợp đồng đặt hàng của nước ngoài, các làng nghề chiếu ở Nga Sơn xuất hiện một loại chiếu mà các cụ già chưa từng thấy bao giờ: Chiếu lõi.

Người ta sản xuất máy máy xe lõi: Sợi lõi săn chắc được quay thành quại lõi, nhà nhà rộn âm thanh tiếng máy, đêm đêm bận rộn. Ngày ngày sân ngõ ngồn ngồn nắng hong chiếu lõi. Lá chiếu xe đan rộng 1 m, có loại dài dăm bảy mét. Dệt chiếu lõi các cô gái vất vả hơn: tay lao theo lõi, tay dập go khá nặng nhọc. Nhưng công xá thì tính bằng điểm, đổi ra gạo cũng chỉ đủ ăn, đủ tiêu. Việc nhiều, các cô thương nhà mình ngèo không ít cô bỏ học để theo nghề dệt.

Những năm đầu chuyển đổi cơ chế và cùng lúc thị trường truyền thống ngừng trệ cây cói mất giá, rẻ như bèo. Mấy trăm hecta cói còi cọc bị đặt trước câu hỏi: có nên phá bỏ cói để trồng lúa cứu sống con người? Thị trường trong nước có cần đến hang triệu đôi chiếu Nga Sơn? Phải cải tiến mẫu mã, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Hàng ngàn chiếc máy xe lõi bị xếp xó. Người ta bảo nhau dệt chiếu hoa bán chợ làng; đưa đi khắp nơi, bán cất, bán rao.

Chiếu hoa không cầu kỳ như chiếu đậu, có thể dùng sợi cói thuờng, nhưng phải nhuộm nhiều màu thật đẹp.

Người ta trải chiếc chiếu hoa trên chiếc giường hộp, màu sắc lá chiếu tôn nét đẹp hài hoà cho cả gian nhà. Chiếu hoa Nga Sơn đã làm đẹp cả những dãy phố bày bán chiếu ở Hà Nội, dọc đường 1A đón khách, mua đưa lên xe ca chuyển vào Nam, ra Bắc. Có những người buôn chiếu, đèo mươi đôi trên xe đạp, leo dốc lên miền sơn cước, miệng ra “chiếu đẹp đây, chiếu ơ...”. Họ mệt mỏi, trải chiếu giữa chợ bày bán, nhưng không ai dám ngả lưng lên chiếu. Dẫu ế ẩm, nhưng lá chiếu vẫn là niềm trân trọng, người mua chiếu, quyền của họ là người được ngả lưng đầu tiên trên lá chiếu ấy, rất có thể là cô dâu chú rể đêm động phòng hoa chúc...

Nét văn hoá của người làng chiếu Nga Sơn là thế.

------------Nguyễn Quốc Vương-LĐLĐ

CHIẾU CÓI NGA SƠN

Đăng lúc: 14/03/2018 09:16:03 (GMT+7)

Ở một dải phù sa màu mỡ miền duyên hải, cũng là điểm cực đông của xứ Thanh, không biết tự khi nào đã xuất hiện một loài cây hoang dại nổi chìm loi thoi trong gió sóng. Thân xanh mỡ, tròn thon từ gốc, nửa trên đến ngọn vuốt thành ba cạnh, búp hoa chụm chúm xanh. Rễ cây dằng dịt bám vào đất, kết thành khối, gió sóng không thể đánh bật. Triều dâng, cây ngập chìm lút trong nước. Biển cạn, mênh mông phù sa và lấm tấm màu cây xanh, suốt dọc từ cửa sông Càn đến cửa lạch Sung. Cây mọc lẫn trong cỏ, trong sậy hoang.

Người nghèo một đời phiêu dạt tìm đất sống, thường ra mép sóng đào con cáy, bắt con cua, con ốc sinh nhai. Họ ngả lưng nghỉ tạm trên đám cây êm dịu lành hiền ấy. Rồi họ cắt cây về phơi, đụp lên mái nhà tường đầt chống gió mưa. Cây khô đun bếp, trải ổ ấm, bện võng nằm ... Và đến lúc, con người phát hiện ra cách chẻ đôi cây, phơi kỹ, đan dệt với sợi vỏ cây đay để làm thành lá chiếu.
1.jpg

Cây cói trở thành thân thiết, là nguồn sống của những gia đình ly quê, vượt thổ dựng nhà nơi cửa biển, từ khoảng vài trăm năm trước. Và bây giờ là nghề chính của hàng chục ngàn người vùng duyên hải huyện Nga Sơn- nghề trồng cói, dệt chiếu. Những đôi chiếu đẹp là món quà quý, thiêng liêng tới mức chọn tay người “tốt số’’ trải trên chiếc giường cưới. Đêm tân hôn, với hy vọng cho đôi lứa hạnh phúc trọn đời.

Cây cói được trồng bằng mầm, người ta thường gọi là mống cói. Đất được làm nhuyễn, sạch cỏ. Mùa xuống mống cói được cắm xuống đất ướt, mưa ướt sẽ kích thích mống cói bén rễ, đâm chồi lớn nhanh. Chỉ sau dăm sáu tháng, cây cói đã vượt ngang tầm tay người. Từng lứa mầm vẫn tiếp tục đâm chồi, vươn lên; sau một vài vụ, cây cói đã đứng chân kín khít mặt ruộng. Năm hai vụ chiêm, mùa. Chiêm, cắt cói tháng năm. Mùa, thu hoạch tháng mười. Đồng cói hai vụ năng xuất cao sẽ là tấm thảm xanh mỡ ngút ngát trải dài hàng chục km qua mười xã vùng cói, trước đây, một lần trồng, đồng cói cho thu hoạch hàng chục năm. Nhưng ngày nay để tăng năng suất và chất lượng cây cói, mỗi lần trồng cho thu hoạch khoảng năm năm.

Vào mùa thu hoạch, người đất cói dùng liềm cói (một loại liềm lưỡi dài cực sắc, cổ cong, cán chắc, thợ rèn giỏi làm đặt cho từng gia đình), cắt cói sát mặt ruộng. Giữ, đon, xén gánh, toàn những việc nặng nhọc.

Cây cói được chẻ đôi, từ con dao chẻ tay trước kia va nay la bàn chẻ, máy chẻ. cây cói được chẻ đôi đều tắp, không được lạng ngọn (phần cuối cây cói bị vát). Cồn cát và nắng nóng là sân phơi tốt nhất. Bán nắng lấy tiền, câu thành ngữ vùng cói la chỉ mùa vụ thuận lợi, điều ước ao của người làm cói. Cây cói tươi đón nắng, khô dần, ngả màu trắng ngà óng ả, khép vỏ tròn tựa như chiếc săm xe đạp. Sau vài ba nắng, sợi cói khô hẳn, người ta ủ cói ngay trên sân phơi, khi nắng chiều còn gay gắt, để sợi cói giữ nguyên màu nắng, không ẩm.

Những đụn cói hàng chục tấn cói khô được ủ kỹ trong bổi (bổi là cói loại, được phơi kỹ). Tha hồ mưa gió, cói có thể được cất giữ hàng năm, chờ đến tay thợ dệt chiếu, hoặc được giá là xuất bán.

Những người thợ dệt chọn cói, xe đay, lên và dệt. Mỗi dệt, có thể dệt trong nhà (khoảng 10m2) hoặc làm cái dại ngoài sân. Nơi rộng thì mắc đôi (dệt cả đôi chiếu), hẹp thì đơn (dệt lá một).

Thợ dệt xưa thường phải đóng giàn, một đầu buộc từng sơi đay, đầu kia dùng nêm để chèn căng đay. Đi đay phải thật nhanh tay, nhanh chân. 4 sợi đay ở hai biên (mép ngoài), mỗi sợi phải to gấp 3-4 lần sợi bình thường (người ta dùng 3-4 sợi đay săn bình thường xâu vào lỗ go rồi xe lại cho săn chắc thành một sợi biên). đay được cải tiến bằng cách mắc đay cầu (mỗi cầu đay dệt được hàng chục lá chiếu). Thay cho nêm néo, chỉ vài vòng néo là giàn đay căng lên theo ý muốn của thợ dệt.

2.jpg

Dệt chiếu bao giờ cũng có hai người trên một và dệt. Người cầm go, dệt và bắt biên (gài ngọn cói vào sợi đay biên, tạo thành biên chiếu). Người thuôn đưa thoi bằng cây văng (còn gọi là cây thoi làm bằng tre luồng hoặc bằng thân cây cau già, có ngàm để giữ sợi cói). Thợ giỏi là thợ dệt nhanh và đều tay, lá chiếu dày, mặt chiếu mịn; mỗi ngày có thể dệt được hai đôi chiếu khổ rộng (chiếu đôi). Lá dệt xong, được xén biên, cắt khỏi dàn đay, ghim 2 đầu, nhặt sạch và đem phơi khô. Do khi làm, cây cói được nhúng nước cho mềm nên Lá chiếu mới rất dễ bị ẩm mốc nếu chưa được phơi kỹ.

Vào thời kỳ thành lập các hợp tác xã thủ công nghiệp, các xã Nga Liên, Nga Thanh, Nga Thuỷ, Nga Bạch, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thái... đều có xưởng chiếu tập thể, nơi trổ tài của biết bao cô gái Nga Sơn. Và hàng ngàn người khác chuyên sản xuất nguyên liệu bán thành phẩm của hàng xuất khẩu. Xe đay, xe lõi, nhuộm cói, nhuộm chiếu, sấy chiếu, đóng kiện, vận chuyển, buôn bán nguyên liệu... Quả là thời kỳ hoàng kim của vùng chiếu cói Nga Sơn. Chiếu đậu, chiếu hoa, chiếu lõi xe đan thảm cói, hàng mỹ nghệ đan lát cói...lên xe, lên tàu đi khắp mọi miền trong nước, vượt đại dương sang các nước Đông Âu, Đông Á, Bắc Á...

Trong các mặt hàng xuất khẩu, do hợp đồng đặt hàng của nước ngoài, các làng nghề chiếu ở Nga Sơn xuất hiện một loại chiếu mà các cụ già chưa từng thấy bao giờ: Chiếu lõi.

Người ta sản xuất máy máy xe lõi: Sợi lõi săn chắc được quay thành quại lõi, nhà nhà rộn âm thanh tiếng máy, đêm đêm bận rộn. Ngày ngày sân ngõ ngồn ngồn nắng hong chiếu lõi. Lá chiếu xe đan rộng 1 m, có loại dài dăm bảy mét. Dệt chiếu lõi các cô gái vất vả hơn: tay lao theo lõi, tay dập go khá nặng nhọc. Nhưng công xá thì tính bằng điểm, đổi ra gạo cũng chỉ đủ ăn, đủ tiêu. Việc nhiều, các cô thương nhà mình ngèo không ít cô bỏ học để theo nghề dệt.

Những năm đầu chuyển đổi cơ chế và cùng lúc thị trường truyền thống ngừng trệ cây cói mất giá, rẻ như bèo. Mấy trăm hecta cói còi cọc bị đặt trước câu hỏi: có nên phá bỏ cói để trồng lúa cứu sống con người? Thị trường trong nước có cần đến hang triệu đôi chiếu Nga Sơn? Phải cải tiến mẫu mã, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Hàng ngàn chiếc máy xe lõi bị xếp xó. Người ta bảo nhau dệt chiếu hoa bán chợ làng; đưa đi khắp nơi, bán cất, bán rao.

Chiếu hoa không cầu kỳ như chiếu đậu, có thể dùng sợi cói thuờng, nhưng phải nhuộm nhiều màu thật đẹp.

Người ta trải chiếc chiếu hoa trên chiếc giường hộp, màu sắc lá chiếu tôn nét đẹp hài hoà cho cả gian nhà. Chiếu hoa Nga Sơn đã làm đẹp cả những dãy phố bày bán chiếu ở Hà Nội, dọc đường 1A đón khách, mua đưa lên xe ca chuyển vào Nam, ra Bắc. Có những người buôn chiếu, đèo mươi đôi trên xe đạp, leo dốc lên miền sơn cước, miệng ra “chiếu đẹp đây, chiếu ơ...”. Họ mệt mỏi, trải chiếu giữa chợ bày bán, nhưng không ai dám ngả lưng lên chiếu. Dẫu ế ẩm, nhưng lá chiếu vẫn là niềm trân trọng, người mua chiếu, quyền của họ là người được ngả lưng đầu tiên trên lá chiếu ấy, rất có thể là cô dâu chú rể đêm động phòng hoa chúc...

Nét văn hoá của người làng chiếu Nga Sơn là thế.

------------Nguyễn Quốc Vương-LĐLĐ

DVC cấp huyện

Công khai KQ TTHC 2024

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm