Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Ðịnh hướng phát triển giai đoạn 2005 - 2010

Ngày 01/07/2017 00:00:00

Nắm vững quan điểm: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với từng bước củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, làm cho sản xuất "bung ra đột biến", nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những nhiệm vụ chủ yếu được đặt ra: tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích

Về nông nghiệp phấn đấu đến năm 2005 đạt 60.000 tấn và năm 2010 đạt 64.000 tấn lương thực. Chuyển diện tích cấy lúa 1 vụ ở ven sông Hoạt, sông Lèn và đất lúa vùng Hoàng Cương, Chính Ðại sang trồng cói. Chuyển một phần diện tích ven đê Ngự Hàm 3 của xã Nga Tân, Nga Thuỷ, Nga Tiến sang nuôi tôm sú. Tập trung hoàn thiện các dự án vùng ven biển để giải quyết nước ngọt cho cói, đi đôi với quá trình thâm canh cói, phấn đấu đến năm 2005 toàn bộ diện tích cói phải được cắt 2 vụ, đưa sản lượng cói tăng 1,5 lần so với năm 2000, đến năm 2010 có 1/3 diện tích cho thu hoạch 3 vụ trong năm.

Lâm nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế hàng hoá, phát triển thêm một số vùng cây ăn quả tập trung ở vùng đồi núi phía bắc, gắn mô hình trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây ngắn ngày và bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh với phát triển du lịch.
Về chăn nuôi phát triển toàn diện và từng bước chuyển lao động từ trồng trọt sang chăn nuôi, chuyển dần chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi công nghiệp trang trại (năm 2005 có 70% số xã tham gia) với quy mô thích hợp, đủ cung cấp sản phẩm cho thị trường. Phấn đấu đến năm 2005, giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 30 - 40%, từng bước áp dụng công nghệ trong chăn nuôi và hình thức các trang trại theo chuyên môn hoá. Ðối với chăn nuôi bò, phấn đấu năm 2005 đạt 7.000 con, năm 2010 đạt 12.000 con.

Với ngành thuỷ sản, nuôi tôm sú được xem là thế mạnh của huyện, tiềm năng còn rất lớn. Vì thế, mục tiêu đến năm 2005 của huyện là nuôi quảng canh cải tiến trên diện tích 230ha; nuôi tôm bằng phương pháp công nghiệp trên diện tích 40ha. Kết hợp nuôi trồng với khai thác chế biến hải sản, đầu tư phương tiện đánh bắt bán khơi, bán lộng và xa bờ; xây dựng các cụm dịch vụ nghề cá ở Nga Bạch, Nga Thuỷ và khu vực cống Mộng Ðường II.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các cấp, các ngành phải tập trung cao cho nhiệm vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là sản xuất chế biến từ cói. Coi đây là tiềm năng, lợi thế lớn của huyện, là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phấn đấu đến năm 2005, toàn huyện có 70% số hộ và 40% lao động làm thủ công nghiệp, đưa giá trị sản xuất đạt 131 tỷ đồng và đến năm 2010 tăng lên 233 tỷ đồng.

Dịch vụ - thương mại, quy hoạch mạng lưới dịch vụ - thương mại trên địa bàn huyện, gắn sản xuất với dịch vụ thương mại ở các xã, các vùng, kích thích giao lưu hàng hoá thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển ở các chợ nông thôn; phấn đấu mỗi xã có 1 - 2 chợ, quy hoạch mở rộng thị trấn, xây dựng các tụ điểm kinh tế ở các xã, các điểm Hói Ðào, Ðiền Hộ, Tư Si, Báo Văn, ngã 5 Hạnh, ngã 3 Dún, cống Mộng Dường, cống T3, Hồ Vương, Ngã Tư Si, Nga Trường, Ba Ðình,...

Quy hoạch du lịch Nga Sơn đến năm 2010, tôn tạo, nâng cấp các khu du lịch: động Từ Thức, chùa Tiên, Mai An Tiêm, khu di tích lịch sử văn hoá Ba Ðình; kết hợp với việc tìm hiểu truyền thống văn hoá và con người Nga Sơn.

Các ngành kinh tế quan trọng khác, quy hoạch hệ thống điện, đưa ra dự báo nhu cầu tiêu thụ điện cho các giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 để có kế hoạch cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường điện và hệ thống trạm biến áp, xây dựng mới tuyến đường điện Nga Thanh đi cống T3 Nga Tân để khai thác tiềm năng vùng triều, đẩy mạnh phong trào sử dụng Biogas thay thế năng lượng điện.

Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, phấn đấu đến năm 2005 nâng cấp, kiên cố hoá kênh chính trạm bơm Vực Bà Nga Thắng. Phân cấp quản lý sử dụng kênh đã được bê tông hoá, xây dựng một số đập điều tiết nước,... Phát huy nội lực và kết hợp với những nguồn lực bên ngoài để thực hiện chương trình giao thông nông thôn theo hướng nhựa hoá, bê tông hoá, gạch hoá.

Tập trung đầu tư cho giáo dục đào tạo, đến năm 2005, 100% các xã phổ cập trung học cơ sở, năm 2010, 30% số xã phổ cập trung học phổ thông; củng cố nâng cấp trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề cho người lao động trước hết là thanh niên. Phấn đấu đến năm 2005 có 19% lao động được đào tạo nghề. Mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo của tỉnh và Trung ương để mở các lớp dạy nghề, đào tạo trung học và đại học với những hình thức đào tạo thích hợp,... Ðầu tư nâng cấp hệ thống trạm y tế xã, 100% trạm xá có y bác sĩ, 100% số thôn có cán bộ y tế,...

Ðể tạo được những bước đột phá, hoàn thành những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, trong thời gian tới, Nga Sơn cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từng bước hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt hiệu quả cao, góp phần cùng toàn tỉnh đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng Nga Sơn thành một huyện miền biển giàu về kinh tế, mạnh về an ninh - quốc phòng.

Nga Sơn là huyện mới thành lập do lấn biển mà thành. Theo truyền thuyết Mai An Tiêm, thời các vua Hùng, đất Nga Sơn chỉ là hòn đảo ngoài biển khơi, gồm các dãy núi như: núi Thiết Giám, núi Vạn Sơn, núi Vân Nham, núi Thần Ðầu, núi Song Ngư, núi Chích Trợ và các con sông như sông Hoạt, sông Báo Văn, sông Lèn. Diện tích đất tự nhiên 15.617,95ha. Trong những năm gần đây, Nga Sơn đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7,2%/năm, tăng 1,7% so với giai đoạn 1990 - 1995. Riêng năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP đạt 9,5%/năm. GDP tính theo đầu người đạt mức 2,94 triệu đồng/người/năm, tăng 16,2% so với năm 2000, lương thực (quy thóc) đạt 367 - 370 kg/người/năm

Ðịnh hướng phát triển giai đoạn 2005 - 2010

Đăng lúc: 01/07/2017 00:00:00 (GMT+7)

Nắm vững quan điểm: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với từng bước củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, làm cho sản xuất "bung ra đột biến", nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những nhiệm vụ chủ yếu được đặt ra: tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích

Về nông nghiệp phấn đấu đến năm 2005 đạt 60.000 tấn và năm 2010 đạt 64.000 tấn lương thực. Chuyển diện tích cấy lúa 1 vụ ở ven sông Hoạt, sông Lèn và đất lúa vùng Hoàng Cương, Chính Ðại sang trồng cói. Chuyển một phần diện tích ven đê Ngự Hàm 3 của xã Nga Tân, Nga Thuỷ, Nga Tiến sang nuôi tôm sú. Tập trung hoàn thiện các dự án vùng ven biển để giải quyết nước ngọt cho cói, đi đôi với quá trình thâm canh cói, phấn đấu đến năm 2005 toàn bộ diện tích cói phải được cắt 2 vụ, đưa sản lượng cói tăng 1,5 lần so với năm 2000, đến năm 2010 có 1/3 diện tích cho thu hoạch 3 vụ trong năm.

Lâm nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế hàng hoá, phát triển thêm một số vùng cây ăn quả tập trung ở vùng đồi núi phía bắc, gắn mô hình trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây ngắn ngày và bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh với phát triển du lịch.
Về chăn nuôi phát triển toàn diện và từng bước chuyển lao động từ trồng trọt sang chăn nuôi, chuyển dần chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi công nghiệp trang trại (năm 2005 có 70% số xã tham gia) với quy mô thích hợp, đủ cung cấp sản phẩm cho thị trường. Phấn đấu đến năm 2005, giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 30 - 40%, từng bước áp dụng công nghệ trong chăn nuôi và hình thức các trang trại theo chuyên môn hoá. Ðối với chăn nuôi bò, phấn đấu năm 2005 đạt 7.000 con, năm 2010 đạt 12.000 con.

Với ngành thuỷ sản, nuôi tôm sú được xem là thế mạnh của huyện, tiềm năng còn rất lớn. Vì thế, mục tiêu đến năm 2005 của huyện là nuôi quảng canh cải tiến trên diện tích 230ha; nuôi tôm bằng phương pháp công nghiệp trên diện tích 40ha. Kết hợp nuôi trồng với khai thác chế biến hải sản, đầu tư phương tiện đánh bắt bán khơi, bán lộng và xa bờ; xây dựng các cụm dịch vụ nghề cá ở Nga Bạch, Nga Thuỷ và khu vực cống Mộng Ðường II.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các cấp, các ngành phải tập trung cao cho nhiệm vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là sản xuất chế biến từ cói. Coi đây là tiềm năng, lợi thế lớn của huyện, là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phấn đấu đến năm 2005, toàn huyện có 70% số hộ và 40% lao động làm thủ công nghiệp, đưa giá trị sản xuất đạt 131 tỷ đồng và đến năm 2010 tăng lên 233 tỷ đồng.

Dịch vụ - thương mại, quy hoạch mạng lưới dịch vụ - thương mại trên địa bàn huyện, gắn sản xuất với dịch vụ thương mại ở các xã, các vùng, kích thích giao lưu hàng hoá thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển ở các chợ nông thôn; phấn đấu mỗi xã có 1 - 2 chợ, quy hoạch mở rộng thị trấn, xây dựng các tụ điểm kinh tế ở các xã, các điểm Hói Ðào, Ðiền Hộ, Tư Si, Báo Văn, ngã 5 Hạnh, ngã 3 Dún, cống Mộng Dường, cống T3, Hồ Vương, Ngã Tư Si, Nga Trường, Ba Ðình,...

Quy hoạch du lịch Nga Sơn đến năm 2010, tôn tạo, nâng cấp các khu du lịch: động Từ Thức, chùa Tiên, Mai An Tiêm, khu di tích lịch sử văn hoá Ba Ðình; kết hợp với việc tìm hiểu truyền thống văn hoá và con người Nga Sơn.

Các ngành kinh tế quan trọng khác, quy hoạch hệ thống điện, đưa ra dự báo nhu cầu tiêu thụ điện cho các giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 để có kế hoạch cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường điện và hệ thống trạm biến áp, xây dựng mới tuyến đường điện Nga Thanh đi cống T3 Nga Tân để khai thác tiềm năng vùng triều, đẩy mạnh phong trào sử dụng Biogas thay thế năng lượng điện.

Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, phấn đấu đến năm 2005 nâng cấp, kiên cố hoá kênh chính trạm bơm Vực Bà Nga Thắng. Phân cấp quản lý sử dụng kênh đã được bê tông hoá, xây dựng một số đập điều tiết nước,... Phát huy nội lực và kết hợp với những nguồn lực bên ngoài để thực hiện chương trình giao thông nông thôn theo hướng nhựa hoá, bê tông hoá, gạch hoá.

Tập trung đầu tư cho giáo dục đào tạo, đến năm 2005, 100% các xã phổ cập trung học cơ sở, năm 2010, 30% số xã phổ cập trung học phổ thông; củng cố nâng cấp trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề cho người lao động trước hết là thanh niên. Phấn đấu đến năm 2005 có 19% lao động được đào tạo nghề. Mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo của tỉnh và Trung ương để mở các lớp dạy nghề, đào tạo trung học và đại học với những hình thức đào tạo thích hợp,... Ðầu tư nâng cấp hệ thống trạm y tế xã, 100% trạm xá có y bác sĩ, 100% số thôn có cán bộ y tế,...

Ðể tạo được những bước đột phá, hoàn thành những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, trong thời gian tới, Nga Sơn cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từng bước hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt hiệu quả cao, góp phần cùng toàn tỉnh đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng Nga Sơn thành một huyện miền biển giàu về kinh tế, mạnh về an ninh - quốc phòng.

Nga Sơn là huyện mới thành lập do lấn biển mà thành. Theo truyền thuyết Mai An Tiêm, thời các vua Hùng, đất Nga Sơn chỉ là hòn đảo ngoài biển khơi, gồm các dãy núi như: núi Thiết Giám, núi Vạn Sơn, núi Vân Nham, núi Thần Ðầu, núi Song Ngư, núi Chích Trợ và các con sông như sông Hoạt, sông Báo Văn, sông Lèn. Diện tích đất tự nhiên 15.617,95ha. Trong những năm gần đây, Nga Sơn đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7,2%/năm, tăng 1,7% so với giai đoạn 1990 - 1995. Riêng năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP đạt 9,5%/năm. GDP tính theo đầu người đạt mức 2,94 triệu đồng/người/năm, tăng 16,2% so với năm 2000, lương thực (quy thóc) đạt 367 - 370 kg/người/năm

DVC cấp huyện

Công khai KQ TTHC 2024

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm