Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Hiệu quả sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên địa bàn huyện Nga Sơn

Ngày 06/06/2024 15:00:23

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã mang lại nhiều kết quả tích cực trên địa bàn huyện Nga Sơn. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách có việc làm, có thu nhập ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

CS 5.jpg
Ngân hàng CSXH huyện đã phối hợp với Ban tuyên giáo đã tham mưu Huyện ủy, UBND huyện triển khai phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW và các văn bản liên quan của Chính phủ, của Tỉnh, của Huyện tới 100% các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc; chỉ đạo các các cơ quan, đơn vị, cấp ủy đảng, chính quyền xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là hoạt động thường xuyên, tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Thông qua đó đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội.

CS 3.jpg

Tính đến ngày 30/4/2024, tổng dư nợ ủy thác cho vay thông qua 04 tổ chức chính trị - xã hội đạt 571.032 triệu đồng, với 10.888 hộ vay vốn tại 261 tổ TK&VV, chiếm 99,5% tổng dư nợ. Công tác phối hợp giữa NHCSXH và các tổ chức Chính trị - xã hội nhận vốn ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, chất lượng ủy thác ngày càng được nâng cao. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tổ chức giao dịch tại 24/24 Điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND các xã, thị trấn nhằm tiết giảm thời gian, chi phí đi lại và tiền bạc của nhân dân. Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức Chính trị - xã hội quản lý các tổ TK&VV tại các thôn, xóm, tiểu khu góp phần công khai các chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH; người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hàng tháng tại các Điểm giao dịch tại xã để vay vốn, trả nợ, gửi tiết kiệm, trước sự chứng kiến của cán bộ Hội đoàn thể, Tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền địa phương. Qua đó tạo được lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng, Nhà nước và hoạt động của NHCSXH; chính quyền cơ sở có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

CS 2.jpg
Bên cạnh đó, NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức
Chính trị - xã hội tập trung các nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách nhằm góp phần phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội xây dựng nông thôn mới và góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi, nhất là vùng nông thôn. Hàng năm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay cùng với nguồn vốn Trung ương và của Tỉnh để giải quyết kịp thời nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Qua 10 năm triển khai Chỉ thị 40-CT/TW và thực hiện số 06-KL/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng, UBND huyện đã dành 8.924 triệu đồng chuyển sang NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay. Kết quả đã phát huy được hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ luôn được NHCSXH quan tâm. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội cũng thường xuyên được chú trọng, trong đó đã tạo điều kiện để cán bộ tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ, đào tạo lý luận chính trị nhằm củng cố, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của cán bộ phục vụ cho công tác của đơn vị. Mô hình tổ chức giao dịch lưu động tại xã là một sáng tạo, là “điểm sáng” của NHCSXH, tạo điều kiện thuận lợi cho người vay dễ dàng được tiếp cận với dịch vụ tín dụng ưu đãi của Chính phủ; tiết giảm các chi phí giao dịch và thời giờ đi lại của người vay; thực hiện dân chủ, công khai việc sử dụng vốn và tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, các tổ chức CTXH trong việc kiểm tra, giám sát và giúp đỡ người vay sử dụng vốn có hiệu quả, thuận lợi trong việc vay và trả nợ Ngân hàng.

CS 4.jpg
Có thể khẳng định, s
au 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội nói chung và hoạt động của NHCSXH tỉnh nói riêng. Cấp ủy chính quyền các cấp đã có sự nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Chủ động và có trách nhiệm trong công tác quản lý việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách. Nhờ có sự vào cuộc, quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động của NHCSXH có nhiều thuận lợi hơn, chất lượng tín dụng ngày càng được cũng cố và nâng cao.Hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm và an sinh xã hội tại địa phương. Trong đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện hàng năm từ 10,37% (2014) xuống còn 1,5% (năm 2024). Số lao động được tạo việc làm tăng thêm 2.254 lao động, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 18 lao động; số học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn là 2.487 sinh viên; số công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng và cải tạo là 30.680 công trình; có 1.079 ngôi nhà của hộ nghèo được xây dựng mới nhờ hỗ trợ vốn vay của NHCSXH theo QĐ 33, 48 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng chính sách xã hội không ngừng củng cố và nâng cao, NHCSXH huyện đã cùng với các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương quan tâm thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để cho vay quay vòng. Quyết liệt chỉ đạo các xã thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng tín dụng. Làm tốt công tác xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người vay và thực hiện nguyên tắc có vay, có trả từ đó nợ quá hạn và nợ khoanh liên tục giảm qua các năm.

CS 7.jpg

Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, trong thời gian tới, Ngân hàng CSXH huyện tiếp tục tham mưu Huyện ủy, HĐND, UBND huyện triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình, kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội của địa phương. Đây cũng là minh chứng khẳng định chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về tín dụng chính sách xã hội đã đề ra tại Chỉ thị 40-CT/TW là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước và đạt được nhiều kết quả tích cực, cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc thực thi, giám sát xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách giúp NHCSXH huyện thực hiện tốt nhiệm vụ; góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.

Nguyễn Thuỷ- TTVHTT

Hiệu quả sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên địa bàn huyện Nga Sơn

Đăng lúc: 06/06/2024 15:00:23 (GMT+7)

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã mang lại nhiều kết quả tích cực trên địa bàn huyện Nga Sơn. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách có việc làm, có thu nhập ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

CS 5.jpg
Ngân hàng CSXH huyện đã phối hợp với Ban tuyên giáo đã tham mưu Huyện ủy, UBND huyện triển khai phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW và các văn bản liên quan của Chính phủ, của Tỉnh, của Huyện tới 100% các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc; chỉ đạo các các cơ quan, đơn vị, cấp ủy đảng, chính quyền xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là hoạt động thường xuyên, tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Thông qua đó đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội.

CS 3.jpg

Tính đến ngày 30/4/2024, tổng dư nợ ủy thác cho vay thông qua 04 tổ chức chính trị - xã hội đạt 571.032 triệu đồng, với 10.888 hộ vay vốn tại 261 tổ TK&VV, chiếm 99,5% tổng dư nợ. Công tác phối hợp giữa NHCSXH và các tổ chức Chính trị - xã hội nhận vốn ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, chất lượng ủy thác ngày càng được nâng cao. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tổ chức giao dịch tại 24/24 Điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND các xã, thị trấn nhằm tiết giảm thời gian, chi phí đi lại và tiền bạc của nhân dân. Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức Chính trị - xã hội quản lý các tổ TK&VV tại các thôn, xóm, tiểu khu góp phần công khai các chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH; người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hàng tháng tại các Điểm giao dịch tại xã để vay vốn, trả nợ, gửi tiết kiệm, trước sự chứng kiến của cán bộ Hội đoàn thể, Tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền địa phương. Qua đó tạo được lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng, Nhà nước và hoạt động của NHCSXH; chính quyền cơ sở có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

CS 2.jpg
Bên cạnh đó, NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức
Chính trị - xã hội tập trung các nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách nhằm góp phần phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội xây dựng nông thôn mới và góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi, nhất là vùng nông thôn. Hàng năm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay cùng với nguồn vốn Trung ương và của Tỉnh để giải quyết kịp thời nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Qua 10 năm triển khai Chỉ thị 40-CT/TW và thực hiện số 06-KL/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng, UBND huyện đã dành 8.924 triệu đồng chuyển sang NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay. Kết quả đã phát huy được hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ luôn được NHCSXH quan tâm. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội cũng thường xuyên được chú trọng, trong đó đã tạo điều kiện để cán bộ tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ, đào tạo lý luận chính trị nhằm củng cố, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của cán bộ phục vụ cho công tác của đơn vị. Mô hình tổ chức giao dịch lưu động tại xã là một sáng tạo, là “điểm sáng” của NHCSXH, tạo điều kiện thuận lợi cho người vay dễ dàng được tiếp cận với dịch vụ tín dụng ưu đãi của Chính phủ; tiết giảm các chi phí giao dịch và thời giờ đi lại của người vay; thực hiện dân chủ, công khai việc sử dụng vốn và tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, các tổ chức CTXH trong việc kiểm tra, giám sát và giúp đỡ người vay sử dụng vốn có hiệu quả, thuận lợi trong việc vay và trả nợ Ngân hàng.

CS 4.jpg
Có thể khẳng định, s
au 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội nói chung và hoạt động của NHCSXH tỉnh nói riêng. Cấp ủy chính quyền các cấp đã có sự nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Chủ động và có trách nhiệm trong công tác quản lý việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách. Nhờ có sự vào cuộc, quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động của NHCSXH có nhiều thuận lợi hơn, chất lượng tín dụng ngày càng được cũng cố và nâng cao.Hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm và an sinh xã hội tại địa phương. Trong đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện hàng năm từ 10,37% (2014) xuống còn 1,5% (năm 2024). Số lao động được tạo việc làm tăng thêm 2.254 lao động, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 18 lao động; số học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn là 2.487 sinh viên; số công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng và cải tạo là 30.680 công trình; có 1.079 ngôi nhà của hộ nghèo được xây dựng mới nhờ hỗ trợ vốn vay của NHCSXH theo QĐ 33, 48 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng chính sách xã hội không ngừng củng cố và nâng cao, NHCSXH huyện đã cùng với các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương quan tâm thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để cho vay quay vòng. Quyết liệt chỉ đạo các xã thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng tín dụng. Làm tốt công tác xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người vay và thực hiện nguyên tắc có vay, có trả từ đó nợ quá hạn và nợ khoanh liên tục giảm qua các năm.

CS 7.jpg

Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, trong thời gian tới, Ngân hàng CSXH huyện tiếp tục tham mưu Huyện ủy, HĐND, UBND huyện triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình, kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội của địa phương. Đây cũng là minh chứng khẳng định chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về tín dụng chính sách xã hội đã đề ra tại Chỉ thị 40-CT/TW là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước và đạt được nhiều kết quả tích cực, cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc thực thi, giám sát xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách giúp NHCSXH huyện thực hiện tốt nhiệm vụ; góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.

Nguyễn Thuỷ- TTVHTT

DVC cấp huyện

Công khai KQ TTHC 2024

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm