Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Trường Trung cấp Nghề Nga Sơn đáp ứng nhu cầu học nghề, học chữ của học viên trong và ngoài huyện.

Ngày 28/03/2020 17:24:26

Những năm gần đây có một thực trạng hiển nhiên, rất nhiều sinh viên học ở các trường trung cấp, đại học sau khi tốt nghiệp ra trường vào loại khá, giỏi nhưng vẫn không có việc làm. Và dường như học càng học cao thì lại có xu hướng thất nghiệp càng nhiều, thâm chí đã có tới 60-70% thanh niên thất nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên"...Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo định hướng nghề và việc làm cho thanh niên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 do Cục việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức ngày 6/12/2019 tại Hà Nội. Đó là những chuyện đau lòng cho tất cả mọi người nhưng trước hết là người cao tuổi. Trong khi có dịp được dự lễ khai giảng năm học 2019 -2020 tôi thấy Trường Trung cấp nghề Huyện Nga Sơn tỉ lệ học sinh có việc làm sau ra trường đã đạt 86%. Muốn biết thêm nguyên do và đôi điều một ngày giữa mùa xuân năm Canh Tý tôi tìm về Trường Trung cấp Nghề huyện, thầy Nguyễn Ngọc Minh, hiệu trưởng nhà trường cho biết.

DSC02816.JPG

Chỉ có hơn 30 năm mà nhà trường đổi tên đến 6 lần, nhưng đổi tên nhiều cũng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ. Tiền thân của Trường trung cấp nghề huyện Nga Sơn là Trường dạy nghề nông nghiệp huyện Trung Sơn từ năm 1978. Đến năm 1982 đổi tên thành trường dạy nghề; Năm 1991 sát nhập với trường bổ túc văn hóa thành Trường bổ túc và dạy nghề; Năm 1993 đổi thành Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề; năm 2004 tách ra 2 trung tâm: Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề; Tháng 12 năm 2018 Trung tâm dạy nghề Nga Sơn được nâng cấp thành Trường Trung cấp nghề Nga Sơn.

Mặc dù còn những khó khăn như thiếu phòng học lý thuyết, thiếu xưởng thực hành nghề, thiếu khu giáo dục thể chất và khu nhà làm việc hành chính. Đội ngũ cán bộ, giáo viên tuy được bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Một bộ phân học sinh vẫn còn ham chơi, chưa cố gắng vươn lên. Nhưng trường cũng có nhưng thuận lợi cơ bản: Lãnh đạo và giáo viên nhà trường luôn đoàn kết và nỗ lực cố gắng vươn lên. Được sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, của Sở lao động TB &XH, của Sở GD&ĐT tỉnh về mọi mặt. Đội ngũ giáo viên và nhân viên từng bước được bổ sung phần lớn cán bộ giáo viên trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc. Đa số học sinh có ý thức vượt khó vươn lên, có nề nếp học tập và rèn luyện. Các em đã xác định cho mình một động cơ thái độ tốt: Học tập ở đây sẽ rút ngắn được thời gian và tiền bạc cho gia đình. Với mô hình 9+, tại Trường trung cấp nghề huyện Nga Sơn nếu cố gắng và trách nhiệm sau 3 năm sẽ được cấp 2 bằng tốt nghiệp (cả bằng Trung cấp và bằng văn hóa). Và từ năm học 2019-2020 trường Trung cấp nghề huyện được tiếp nhận chuyển sang cơ sở mới là Trường THPT Trần Phú cũ (giải thể theo lộ trình sắp xếp các trường THPT công lập hiện có tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025).

Song song với đào tạo nghề, năm học 2018-2019 vừa qua Trường Trung cấp nghề Nga Sơn đã gặt hái được nhiều kết quả trên lĩnh vực đào tạo văn hóa cho học sinh. Nhà trường đã đạt được tất cả các mục tiêu đề ra, có nhiều mục tiêu đạt vượt so với dự kiến. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT xếp thứ11/41 đơn vị;xếp thứ 11/38 đơn vị dự thi HSG hệ GDTX; tỷ lệ học sinh có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và đúng nghề đào tạo với thu nhập nhập cao, ổn định. Số học sinh ra trường có tay nghề vững, có việc làm và mức thu nhập ổn định, tạo được niềm tin của Phụ huynh và Học sinh là điều tiên quyết dẫn đến việc tuyển sinh học nghề năm sau cao hơn năm trước. Những con số biết nói để nhân lên niềm tin và khẳng định vị thế của nhà trường. Năm học 2019 - 2020 này,trường TCN Nga Sơn đã đón 407 học sinh hệ trung cấp khóa mới và 297 HS khối lớp 10 vừa được tuyển sinh vào trường, nâng số lớp nghề theo hệ “9+” là 35 lớp, hệ THPT là 16 lớp.

Đầu năm 2020, sau khi sáp nhập Trung tâm giáo di\ục thường xuyên vào trường trung cấp nghề Nga Sơn, đây được xem là dấu mốc quan trọng đối với trường Trung cấp nghề Nga Sơn để hy vọng, tin tưởng về sự phát triển vượt bậc, nâng tầm chất lượng giáo dục của nhà trường lên một tầm cao mới. Tuy còn nhiều việc phải làm phía trước nhưng tập thể Nhà trường đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm.

- Tiếp tục thực hiện chiến lược tuyển sinh và đào tạo tại trường, coi trọng khâu giám sát đảm bảo chất lượng toàn diện ở toàn bộ các công việc giáo dục và đào tạo học sinh, sinh viên. Chú trọng đến đào tạo con người có đạo đức, nhân cách tốt, có kiến thức, tay nghề và kỹ năng làm việc hiệu quả. Nhà trường đã liên kết các Doanh nghiệp lớn để chuẩn bị hành trang việc làm cho học sinh, sinh viên ngay ở năm cuối và sau khi tốt nghiệp; Tập trung đầu tư môi trường sư phạm thân thiện, khang trang, tiện nghi, năng động.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29, chủ động khảo sát thị trường lao động, nắm bắt nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp để có giải pháp, chiến lược đào tạo phù hợp đối với từng ngành, nghề trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ông Nguyễn Ngọc Minh, Hiệu trưởng nhà trường tâm đắc và cao hứng: Những kết quả đạt được đã nói lên sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao. Nhà trường sẽ luôn chủ động trước tác động của xã hội tới đào tạo nghề. Từng bước xây dựng thương hiệu bền vững cho nhà trường trong xã hội đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Kiên định mục tiêu đẩy mạnh hoạt động đánh giá chất lượng dạy và học; thu hút học sinh bằng chất lượng đào tạo đồng đều ở cả 2 hệ học, môi trường làm việc và học tập năng động, nghiêm túc. Gắn đào tạo với doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết trước phụ huynh học sinh: Nhà trường sẽ hoàn trả lại học phí nếu học sinh của trường tốt nghiệp và đảm bảo điều kiện về sức khỏe mà không có việc làm.

Rõ ràng, kết quả đạt được là nền tảng, đã tạo thế và lực mới để năm học 2019-2020 trường TCN Nga Sơn chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chiến lược phát triểntrường giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030. Đó là đẩy nhanh hơn nữa công cuộc đổi mới. Đổi mới căn bản và toàn diện cả bề rộng và chiều sâu theo hướng xây dựng nhà trường đa ngành, đạt trình độ chuẩn quốc gia và khu vực ở một số lĩnh vực. Đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương và xã hội. Chủ động khảo sát thị trường lao động, nắm bắt nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp để có giải pháp, chiến lược đào tạo phù hợp đối với từng ngành, từng nghề trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhà trường mong muốn nhận được sự quan tâm và đầu tư hơn nữa của huyện để nhà trường trở thành trường trọng điểm về giáo dục nghề nghiệp khu vực ven biển, phấn đấu đến năm 2025 trở thành trường Cao đẳng trọng điểm của khu vực Bắc Miền Trung như định hướng của dự thảo Văn kiện đại hội đảng bộ huyện Nga Sơn đã đề ra.

Tin: Nguyễn Bá Dung. Ảnh: LD

Trường Trung cấp Nghề Nga Sơn đáp ứng nhu cầu học nghề, học chữ của học viên trong và ngoài huyện.

Đăng lúc: 28/03/2020 17:24:26 (GMT+7)

Những năm gần đây có một thực trạng hiển nhiên, rất nhiều sinh viên học ở các trường trung cấp, đại học sau khi tốt nghiệp ra trường vào loại khá, giỏi nhưng vẫn không có việc làm. Và dường như học càng học cao thì lại có xu hướng thất nghiệp càng nhiều, thâm chí đã có tới 60-70% thanh niên thất nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên"...Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo định hướng nghề và việc làm cho thanh niên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 do Cục việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức ngày 6/12/2019 tại Hà Nội. Đó là những chuyện đau lòng cho tất cả mọi người nhưng trước hết là người cao tuổi. Trong khi có dịp được dự lễ khai giảng năm học 2019 -2020 tôi thấy Trường Trung cấp nghề Huyện Nga Sơn tỉ lệ học sinh có việc làm sau ra trường đã đạt 86%. Muốn biết thêm nguyên do và đôi điều một ngày giữa mùa xuân năm Canh Tý tôi tìm về Trường Trung cấp Nghề huyện, thầy Nguyễn Ngọc Minh, hiệu trưởng nhà trường cho biết.

DSC02816.JPG

Chỉ có hơn 30 năm mà nhà trường đổi tên đến 6 lần, nhưng đổi tên nhiều cũng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ. Tiền thân của Trường trung cấp nghề huyện Nga Sơn là Trường dạy nghề nông nghiệp huyện Trung Sơn từ năm 1978. Đến năm 1982 đổi tên thành trường dạy nghề; Năm 1991 sát nhập với trường bổ túc văn hóa thành Trường bổ túc và dạy nghề; Năm 1993 đổi thành Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề; năm 2004 tách ra 2 trung tâm: Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề; Tháng 12 năm 2018 Trung tâm dạy nghề Nga Sơn được nâng cấp thành Trường Trung cấp nghề Nga Sơn.

Mặc dù còn những khó khăn như thiếu phòng học lý thuyết, thiếu xưởng thực hành nghề, thiếu khu giáo dục thể chất và khu nhà làm việc hành chính. Đội ngũ cán bộ, giáo viên tuy được bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Một bộ phân học sinh vẫn còn ham chơi, chưa cố gắng vươn lên. Nhưng trường cũng có nhưng thuận lợi cơ bản: Lãnh đạo và giáo viên nhà trường luôn đoàn kết và nỗ lực cố gắng vươn lên. Được sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, của Sở lao động TB &XH, của Sở GD&ĐT tỉnh về mọi mặt. Đội ngũ giáo viên và nhân viên từng bước được bổ sung phần lớn cán bộ giáo viên trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc. Đa số học sinh có ý thức vượt khó vươn lên, có nề nếp học tập và rèn luyện. Các em đã xác định cho mình một động cơ thái độ tốt: Học tập ở đây sẽ rút ngắn được thời gian và tiền bạc cho gia đình. Với mô hình 9+, tại Trường trung cấp nghề huyện Nga Sơn nếu cố gắng và trách nhiệm sau 3 năm sẽ được cấp 2 bằng tốt nghiệp (cả bằng Trung cấp và bằng văn hóa). Và từ năm học 2019-2020 trường Trung cấp nghề huyện được tiếp nhận chuyển sang cơ sở mới là Trường THPT Trần Phú cũ (giải thể theo lộ trình sắp xếp các trường THPT công lập hiện có tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025).

Song song với đào tạo nghề, năm học 2018-2019 vừa qua Trường Trung cấp nghề Nga Sơn đã gặt hái được nhiều kết quả trên lĩnh vực đào tạo văn hóa cho học sinh. Nhà trường đã đạt được tất cả các mục tiêu đề ra, có nhiều mục tiêu đạt vượt so với dự kiến. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT xếp thứ11/41 đơn vị;xếp thứ 11/38 đơn vị dự thi HSG hệ GDTX; tỷ lệ học sinh có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và đúng nghề đào tạo với thu nhập nhập cao, ổn định. Số học sinh ra trường có tay nghề vững, có việc làm và mức thu nhập ổn định, tạo được niềm tin của Phụ huynh và Học sinh là điều tiên quyết dẫn đến việc tuyển sinh học nghề năm sau cao hơn năm trước. Những con số biết nói để nhân lên niềm tin và khẳng định vị thế của nhà trường. Năm học 2019 - 2020 này,trường TCN Nga Sơn đã đón 407 học sinh hệ trung cấp khóa mới và 297 HS khối lớp 10 vừa được tuyển sinh vào trường, nâng số lớp nghề theo hệ “9+” là 35 lớp, hệ THPT là 16 lớp.

Đầu năm 2020, sau khi sáp nhập Trung tâm giáo di\ục thường xuyên vào trường trung cấp nghề Nga Sơn, đây được xem là dấu mốc quan trọng đối với trường Trung cấp nghề Nga Sơn để hy vọng, tin tưởng về sự phát triển vượt bậc, nâng tầm chất lượng giáo dục của nhà trường lên một tầm cao mới. Tuy còn nhiều việc phải làm phía trước nhưng tập thể Nhà trường đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm.

- Tiếp tục thực hiện chiến lược tuyển sinh và đào tạo tại trường, coi trọng khâu giám sát đảm bảo chất lượng toàn diện ở toàn bộ các công việc giáo dục và đào tạo học sinh, sinh viên. Chú trọng đến đào tạo con người có đạo đức, nhân cách tốt, có kiến thức, tay nghề và kỹ năng làm việc hiệu quả. Nhà trường đã liên kết các Doanh nghiệp lớn để chuẩn bị hành trang việc làm cho học sinh, sinh viên ngay ở năm cuối và sau khi tốt nghiệp; Tập trung đầu tư môi trường sư phạm thân thiện, khang trang, tiện nghi, năng động.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29, chủ động khảo sát thị trường lao động, nắm bắt nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp để có giải pháp, chiến lược đào tạo phù hợp đối với từng ngành, nghề trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ông Nguyễn Ngọc Minh, Hiệu trưởng nhà trường tâm đắc và cao hứng: Những kết quả đạt được đã nói lên sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao. Nhà trường sẽ luôn chủ động trước tác động của xã hội tới đào tạo nghề. Từng bước xây dựng thương hiệu bền vững cho nhà trường trong xã hội đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Kiên định mục tiêu đẩy mạnh hoạt động đánh giá chất lượng dạy và học; thu hút học sinh bằng chất lượng đào tạo đồng đều ở cả 2 hệ học, môi trường làm việc và học tập năng động, nghiêm túc. Gắn đào tạo với doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết trước phụ huynh học sinh: Nhà trường sẽ hoàn trả lại học phí nếu học sinh của trường tốt nghiệp và đảm bảo điều kiện về sức khỏe mà không có việc làm.

Rõ ràng, kết quả đạt được là nền tảng, đã tạo thế và lực mới để năm học 2019-2020 trường TCN Nga Sơn chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chiến lược phát triểntrường giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030. Đó là đẩy nhanh hơn nữa công cuộc đổi mới. Đổi mới căn bản và toàn diện cả bề rộng và chiều sâu theo hướng xây dựng nhà trường đa ngành, đạt trình độ chuẩn quốc gia và khu vực ở một số lĩnh vực. Đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương và xã hội. Chủ động khảo sát thị trường lao động, nắm bắt nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp để có giải pháp, chiến lược đào tạo phù hợp đối với từng ngành, từng nghề trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhà trường mong muốn nhận được sự quan tâm và đầu tư hơn nữa của huyện để nhà trường trở thành trường trọng điểm về giáo dục nghề nghiệp khu vực ven biển, phấn đấu đến năm 2025 trở thành trường Cao đẳng trọng điểm của khu vực Bắc Miền Trung như định hướng của dự thảo Văn kiện đại hội đảng bộ huyện Nga Sơn đã đề ra.

Tin: Nguyễn Bá Dung. Ảnh: LD
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm