Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Nga Tiến: Mô hình nuôi hươu sao lấy nhung đem lại giá trị kinh tế cao

Ngày 04/08/2018 12:48:22

Những năm gần đây, tình hình giá cả các giống gia súc, gia cầm truyền thống tương đối bấp bênh. Bà con nông dân ở nhiều địa phương đã bắt đầu chuyển sang những loài vật nuôi mới, có giá trị kinh tế cao hơn, giá cả ổn định hơn. Mô hình nuôi hươu, nai lấy nhung, không còn quá xa lạ ở một số tỉnh thành khác trong cả nước. Thế nhưng, nó vẫn còn mới với người chăn nuôi ở huyện Nga Sơn. Tháng 6/2017 gia đình chị Thịnh Thị Nga, xóm 6, xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn đã “bén duyên” với nghề nuôi hươu sao và nuôi nai sao lấy nhung (còn gọi là sừng non) do có người quen vùng Hà Tĩnh đã nuôi.


Nhận thấy nghề nuôi hươu sao và nuôi nai đơn giản hơn chăn nuôi trâu, bò, giá trị kinh tế đem lại rất cao, với việc đầu tư chuồng trại đơn giản, kỹ thuật nuôi không quá khó khăn gia đình chị Thịnh Thị Nga xây dựng hoàn thiện hệ thống chuồng trại với diện tích hơn 100m2 với 9 ô chuồng, mua 8 con giống hươu sao với 5 con đực để lấy nhung (trong đó 5 con đã có sẵn nhung) và 2 con cái sinh sản tăng đàn với số tiền giống 100 triệu đồng. Đến nay sau 1 năm chăm sóc, gia đình chị Nga đã thu hoạch được 5 cặp nhung bán hơn 40 triệu đồng, và nhân giống thêm được 02 hươu sao con, nâng tổng đàn lên 10 con. Nhận thấy tiền năng kinh tế và đồng đất rộng trồng cỏ đám ứng được chăn nuôi, vừa qua gia đình chị Nga tiếp tục mua 3 con nai sao với giá 60 triệu đồng để tiếp tục chăn nuôi mở rộng mô hình.

DSC00593.JPG
Chị Thịnh Thị Nga, xóm 6, xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn chăm sóc hươu

Nói về kỹ thuật chăm sóc hươu sao, chị Nga cho biết: Nuôi hươu sao không khó nhưng phải nắm được đặc tính của chúng để dễ bề chăm sóc. Đồng thời cần quan tâm tới chế độ ăn, uống, nghỉ dưỡng, thay đổi thời tiết, thức ăn thức uống sạch sẽ. Mỗi ngày, một con hươu ăn 7kg cỏ. Đối với những con chuẩn bị lên nhung thì cho ăn tinh bột bắp như ngô non đang vào sữa, gạo nếp. Ngoài ra, còn cho hươu ăn thêm mít, chuối, đu đủ, các loại củ, quả, thân cây chuối ...

Về chuồng trại lại càng đơn giản, xây tường và dùng thanh gỗ xẻ mịn bao quanh, có mái che mưa, nắng, mùa hè thoáng mát, mùa đông che bạt kín tránh gió, giữ ấm cho hươu. Ngăn ô, mỗi ô khoảng 8 – 10 m2, nhốt một con tránh để nai húc nhau, sàn cao có rãnh nhỏ thoát nước, bẩn sạch sẽ. Đặc biệt, so với các loại gia súc khác, hươu sao và nai rất ít bệnh nhưng phải giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ. Nguồn thức ăn, nước uống đảm bảo nhằm tránh bệnh long mồm lở móng.

Việc thu nhung thường vào tháng 8 và tháng 11 dương lịch. Tuy nhiên, đảm bảo sức khỏe cho hươu, nai, chỉ nên thu nhung một lần vào tháng 11. “Vòng đời của hươu, nai khoảng 30 năm, nếu chăm sóc tốt vẫn có thể thu hoạch nhung 2 lần/năm. Nhưng để đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng nhung thì nên thu một lần là tốt nhất”, chị Nga chia sẻ.

DSC00566.JPG

Đối với hươu sao lấy nhung không nên lạm dụng kháng sinh để có sản phẩm sạch cho người tiêu dùng. Do đó, nguồn thức ăn đều phải sạch và tự nhiên. Với mô hình của chị Nga sau hơn 01 năm đã có sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân tại địa phương. Mỗi lạng nhung hươu có giá từ 1,5 đến 2,2 triệu đồng. Do đó, trong vòng 1 năm gia đình chị Nga đã có thể thu lại một nửa số vốn đầu tư ban đầu và những năm tiếp theo chị dự dịnh sẽ hái lộc hươu.

Tuy nhiên, khó khăn trước mắt làm chị Nga lo lắng vẫn là thị trường tiêu thụ, đầu ra cho sản phẩm nhung hươu, do chỉ mới có gia đình chị tổ chức chăn nuôi nên chưa có công ty thu mua chế biến, đây cũng là tâm lý chung cho những hộ nông dân muốn đầu tư vào chăn nuôi sản xuất để cung ứng sản phẩm mới. Do kinh phí đầu tư khá lớn nên gia đình chị Nga, xóm 6, xã Nga Tiến là người đầu tiên ở huyện Nga Sơn dám vươn tới giấc mơ làm giàu từ nuôi hươu sao, nuôi nai lấy nhung, lấy thịt- Đây là mô hình hướng tới phát triển kinh tế bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao.
Tin&ảnh: Lê Dung

Nga Tiến: Mô hình nuôi hươu sao lấy nhung đem lại giá trị kinh tế cao

Đăng lúc: 04/08/2018 12:48:22 (GMT+7)

Những năm gần đây, tình hình giá cả các giống gia súc, gia cầm truyền thống tương đối bấp bênh. Bà con nông dân ở nhiều địa phương đã bắt đầu chuyển sang những loài vật nuôi mới, có giá trị kinh tế cao hơn, giá cả ổn định hơn. Mô hình nuôi hươu, nai lấy nhung, không còn quá xa lạ ở một số tỉnh thành khác trong cả nước. Thế nhưng, nó vẫn còn mới với người chăn nuôi ở huyện Nga Sơn. Tháng 6/2017 gia đình chị Thịnh Thị Nga, xóm 6, xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn đã “bén duyên” với nghề nuôi hươu sao và nuôi nai sao lấy nhung (còn gọi là sừng non) do có người quen vùng Hà Tĩnh đã nuôi.


Nhận thấy nghề nuôi hươu sao và nuôi nai đơn giản hơn chăn nuôi trâu, bò, giá trị kinh tế đem lại rất cao, với việc đầu tư chuồng trại đơn giản, kỹ thuật nuôi không quá khó khăn gia đình chị Thịnh Thị Nga xây dựng hoàn thiện hệ thống chuồng trại với diện tích hơn 100m2 với 9 ô chuồng, mua 8 con giống hươu sao với 5 con đực để lấy nhung (trong đó 5 con đã có sẵn nhung) và 2 con cái sinh sản tăng đàn với số tiền giống 100 triệu đồng. Đến nay sau 1 năm chăm sóc, gia đình chị Nga đã thu hoạch được 5 cặp nhung bán hơn 40 triệu đồng, và nhân giống thêm được 02 hươu sao con, nâng tổng đàn lên 10 con. Nhận thấy tiền năng kinh tế và đồng đất rộng trồng cỏ đám ứng được chăn nuôi, vừa qua gia đình chị Nga tiếp tục mua 3 con nai sao với giá 60 triệu đồng để tiếp tục chăn nuôi mở rộng mô hình.

DSC00593.JPG
Chị Thịnh Thị Nga, xóm 6, xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn chăm sóc hươu

Nói về kỹ thuật chăm sóc hươu sao, chị Nga cho biết: Nuôi hươu sao không khó nhưng phải nắm được đặc tính của chúng để dễ bề chăm sóc. Đồng thời cần quan tâm tới chế độ ăn, uống, nghỉ dưỡng, thay đổi thời tiết, thức ăn thức uống sạch sẽ. Mỗi ngày, một con hươu ăn 7kg cỏ. Đối với những con chuẩn bị lên nhung thì cho ăn tinh bột bắp như ngô non đang vào sữa, gạo nếp. Ngoài ra, còn cho hươu ăn thêm mít, chuối, đu đủ, các loại củ, quả, thân cây chuối ...

Về chuồng trại lại càng đơn giản, xây tường và dùng thanh gỗ xẻ mịn bao quanh, có mái che mưa, nắng, mùa hè thoáng mát, mùa đông che bạt kín tránh gió, giữ ấm cho hươu. Ngăn ô, mỗi ô khoảng 8 – 10 m2, nhốt một con tránh để nai húc nhau, sàn cao có rãnh nhỏ thoát nước, bẩn sạch sẽ. Đặc biệt, so với các loại gia súc khác, hươu sao và nai rất ít bệnh nhưng phải giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ. Nguồn thức ăn, nước uống đảm bảo nhằm tránh bệnh long mồm lở móng.

Việc thu nhung thường vào tháng 8 và tháng 11 dương lịch. Tuy nhiên, đảm bảo sức khỏe cho hươu, nai, chỉ nên thu nhung một lần vào tháng 11. “Vòng đời của hươu, nai khoảng 30 năm, nếu chăm sóc tốt vẫn có thể thu hoạch nhung 2 lần/năm. Nhưng để đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng nhung thì nên thu một lần là tốt nhất”, chị Nga chia sẻ.

DSC00566.JPG

Đối với hươu sao lấy nhung không nên lạm dụng kháng sinh để có sản phẩm sạch cho người tiêu dùng. Do đó, nguồn thức ăn đều phải sạch và tự nhiên. Với mô hình của chị Nga sau hơn 01 năm đã có sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân tại địa phương. Mỗi lạng nhung hươu có giá từ 1,5 đến 2,2 triệu đồng. Do đó, trong vòng 1 năm gia đình chị Nga đã có thể thu lại một nửa số vốn đầu tư ban đầu và những năm tiếp theo chị dự dịnh sẽ hái lộc hươu.

Tuy nhiên, khó khăn trước mắt làm chị Nga lo lắng vẫn là thị trường tiêu thụ, đầu ra cho sản phẩm nhung hươu, do chỉ mới có gia đình chị tổ chức chăn nuôi nên chưa có công ty thu mua chế biến, đây cũng là tâm lý chung cho những hộ nông dân muốn đầu tư vào chăn nuôi sản xuất để cung ứng sản phẩm mới. Do kinh phí đầu tư khá lớn nên gia đình chị Nga, xóm 6, xã Nga Tiến là người đầu tiên ở huyện Nga Sơn dám vươn tới giấc mơ làm giàu từ nuôi hươu sao, nuôi nai lấy nhung, lấy thịt- Đây là mô hình hướng tới phát triển kinh tế bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao.
Tin&ảnh: Lê Dung

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

DVC cấp huyện

Công khai KQ TTHC 2024

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm