Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

HỘI NÔNG DÂN HUYỆN NGA SƠN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI TRONG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM OCOP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG NHIỆM KỲ 2018 - 2023

Ngày 25/09/2023 22:08:00

Những năm qua,cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện, các cấp Hội nông dân từ huyện xuống cơ sở đã, thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp , qua đó góp phần phát triển các sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt nhiều kết quả đáng khích lệ

CÓP 3.jpg
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), như luồng gió mới thổi vào tư duy sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của người nông dân. Chủ trương đúng đắn và thiết thực đó đã tạo đà để các sản phẩm nông nghiệp của mỗi địa phương, vùng miền cất tiếng nói riêng của mình. Trên hành trình ấy, người nông dân đã nỗ lực, cố gắng trong lao động, tạo ra sản phẩm chất lượng, có giá trị, tổ chức Hội Nông dân có vai trò quan trọng (HND) quan tâm, tạo môi trường sản xuất thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh. Câu chuyện về hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xây dựng thương hiệu và phát triển các sản phẩm OCOP

CÓP 5.jpg
Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030. Hội nông dân huyện Nga Sơn đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, trước hết là tập trung truyên truyền, vận động hội viên nông dân, có chỉ tiêu cụ thể cho từng cơ sở. Đồng thời phát động sâu rộng “N
ông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", khuyến khích liên kết và nâng cao chất lượng sản phẩm.

NHCS 3.jpg
Để tạo nguồn lực đầu tư, các cấp Hội tổ chức các hoạt động
hỗ trợ cho nông dân như: Xây dựng Qũy Hỗ trợ nông dân hơn 6,9 tỷ đồng cho hội viên nông dân vay phát triển sản xuất; phối hợp với các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng tín chấp, ủy thác cho nông dân vay tổng dư nợ trên 530 tỷ đồng; phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp cho nông dân bằng hình thức trả chậm. Phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật và đào tạo nghề tại chỗ cho hội viên nông dân; tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân đi thăm quan học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế... Thông qua các hoạt động này, giúp hội viên nông dân nâng cao nhận thức trách nhiệm, mạnh dạn đầu tư vốn, ứng dụng các tiến bộ KHKT công nghệ cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện thu nhập.

COP 4.jpg
Hội tích cực tham mưu cho huyện ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất hữu cơ, sản xuất ứng dụng công nghệ cao như: Hỗ trợ xây dựng nhà kính, nhà lưới, hỗ trợ giống, cơ giới hóa trong nông nghiệp; phát triển tiểu thủ công nghiệp như mua máy dệt chiếu, máy xe lõi, học nghề; hướng dẫn cho nông dân tham gia xây dựng các sản phẩm OCOP, hỗ trợ nhãn mác, bao bì sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại. Các cấp HND trong huyện còn tích cực phối hợp với ngành Bưu điện hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, giúp giới thiệu, quảng bá
36 sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn.

CÓP 2.jpg
Đặc biệt là Hội luôn đồng hành, phối hợp với các doanh nghiệp, thành lập các các tổ hợp tác, hợp tác xã, chi, tổ hội nghề nghiệp (đến nay Nga Sơn có 6 chi hội nghề nghiệp, và một HTX do hội nông dân đứng ra thành lập). Qua cách thức liên kết này đã tạo ra sân chơi công bằng, bình đẳng, gắn bó và trách nhiệm giữa tổ chức Hội với doanh nghiệp và người sản xuất. Khi trách nhiệm và lợi ích được chia sẻ hài hòa đã tạo ra những mối liên kết hỗ trợ qua lại, hàng hóa vật tư đầu vào không còn gặp lúc khan hiếm, sản phẩm đầu ra không bị ùn ứ.

COP 1.jpg
Từ những hoạt động tích cực đó của các cấp Hội nông dân, đến nay huyện Nga Sơn đã xây dựng được 28 sản phẩm OCOP (trong đó có 9 sản phẩm đạt 4 sao, 13 sản phẩm đạt 3 sao) là một trong những huyện có số sản phẩm OCOP đứng đầu toàn tỉnh. Có nguồn lực Nhân dân trong huyện đã tích cực trong việc đóng góp xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2010 đến nay đã huy động được hơn
8.050 tỷ đồng; trong đó nhân dân tham gia hơn 3.052 tỷ đồng, người dân hiến hơn 375 ha đất; đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng để làm mới, chỉnh trang nhà cửa, cổng tường rào, cải tạo vườn tạp, nâng cấp 10 chợ, 03 nhà máy nước sạch; trồng và chăm sóc 15,3 km đường hoa, trồng mới 125.000 cây xanh các loại, hệ thống đường giao thông cơ bản được mở rộng, nâng cấp cứng hóa đi lại thuận lợi, công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân được quan tâm có trên 90% người dân tham gia bảo hiểm y tế, các hoạt động văn hóa xã hội phát triển sâu rộng…Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng lên rõ rệt, vệ sinh, môi trường nông thôn ngày càng được cải thiện, sáng, xanh, sạch đẹp, diện mạo nông thôn được đổi mới ngày càng toàn diện hơn.

Hoàng Thông- HND

HỘI NÔNG DÂN HUYỆN NGA SƠN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI TRONG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM OCOP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG NHIỆM KỲ 2018 - 2023

Đăng lúc: 25/09/2023 22:08:00 (GMT+7)

Những năm qua,cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện, các cấp Hội nông dân từ huyện xuống cơ sở đã, thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp , qua đó góp phần phát triển các sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt nhiều kết quả đáng khích lệ

CÓP 3.jpg
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), như luồng gió mới thổi vào tư duy sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của người nông dân. Chủ trương đúng đắn và thiết thực đó đã tạo đà để các sản phẩm nông nghiệp của mỗi địa phương, vùng miền cất tiếng nói riêng của mình. Trên hành trình ấy, người nông dân đã nỗ lực, cố gắng trong lao động, tạo ra sản phẩm chất lượng, có giá trị, tổ chức Hội Nông dân có vai trò quan trọng (HND) quan tâm, tạo môi trường sản xuất thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh. Câu chuyện về hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xây dựng thương hiệu và phát triển các sản phẩm OCOP

CÓP 5.jpg
Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030. Hội nông dân huyện Nga Sơn đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, trước hết là tập trung truyên truyền, vận động hội viên nông dân, có chỉ tiêu cụ thể cho từng cơ sở. Đồng thời phát động sâu rộng “N
ông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", khuyến khích liên kết và nâng cao chất lượng sản phẩm.

NHCS 3.jpg
Để tạo nguồn lực đầu tư, các cấp Hội tổ chức các hoạt động
hỗ trợ cho nông dân như: Xây dựng Qũy Hỗ trợ nông dân hơn 6,9 tỷ đồng cho hội viên nông dân vay phát triển sản xuất; phối hợp với các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng tín chấp, ủy thác cho nông dân vay tổng dư nợ trên 530 tỷ đồng; phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp cho nông dân bằng hình thức trả chậm. Phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật và đào tạo nghề tại chỗ cho hội viên nông dân; tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân đi thăm quan học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế... Thông qua các hoạt động này, giúp hội viên nông dân nâng cao nhận thức trách nhiệm, mạnh dạn đầu tư vốn, ứng dụng các tiến bộ KHKT công nghệ cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện thu nhập.

COP 4.jpg
Hội tích cực tham mưu cho huyện ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất hữu cơ, sản xuất ứng dụng công nghệ cao như: Hỗ trợ xây dựng nhà kính, nhà lưới, hỗ trợ giống, cơ giới hóa trong nông nghiệp; phát triển tiểu thủ công nghiệp như mua máy dệt chiếu, máy xe lõi, học nghề; hướng dẫn cho nông dân tham gia xây dựng các sản phẩm OCOP, hỗ trợ nhãn mác, bao bì sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại. Các cấp HND trong huyện còn tích cực phối hợp với ngành Bưu điện hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, giúp giới thiệu, quảng bá
36 sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn.

CÓP 2.jpg
Đặc biệt là Hội luôn đồng hành, phối hợp với các doanh nghiệp, thành lập các các tổ hợp tác, hợp tác xã, chi, tổ hội nghề nghiệp (đến nay Nga Sơn có 6 chi hội nghề nghiệp, và một HTX do hội nông dân đứng ra thành lập). Qua cách thức liên kết này đã tạo ra sân chơi công bằng, bình đẳng, gắn bó và trách nhiệm giữa tổ chức Hội với doanh nghiệp và người sản xuất. Khi trách nhiệm và lợi ích được chia sẻ hài hòa đã tạo ra những mối liên kết hỗ trợ qua lại, hàng hóa vật tư đầu vào không còn gặp lúc khan hiếm, sản phẩm đầu ra không bị ùn ứ.

COP 1.jpg
Từ những hoạt động tích cực đó của các cấp Hội nông dân, đến nay huyện Nga Sơn đã xây dựng được 28 sản phẩm OCOP (trong đó có 9 sản phẩm đạt 4 sao, 13 sản phẩm đạt 3 sao) là một trong những huyện có số sản phẩm OCOP đứng đầu toàn tỉnh. Có nguồn lực Nhân dân trong huyện đã tích cực trong việc đóng góp xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2010 đến nay đã huy động được hơn
8.050 tỷ đồng; trong đó nhân dân tham gia hơn 3.052 tỷ đồng, người dân hiến hơn 375 ha đất; đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng để làm mới, chỉnh trang nhà cửa, cổng tường rào, cải tạo vườn tạp, nâng cấp 10 chợ, 03 nhà máy nước sạch; trồng và chăm sóc 15,3 km đường hoa, trồng mới 125.000 cây xanh các loại, hệ thống đường giao thông cơ bản được mở rộng, nâng cấp cứng hóa đi lại thuận lợi, công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân được quan tâm có trên 90% người dân tham gia bảo hiểm y tế, các hoạt động văn hóa xã hội phát triển sâu rộng…Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng lên rõ rệt, vệ sinh, môi trường nông thôn ngày càng được cải thiện, sáng, xanh, sạch đẹp, diện mạo nông thôn được đổi mới ngày càng toàn diện hơn.

Hoàng Thông- HND

DVC cấp huyện

Công khai KQ TTHC 2024

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm