Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Nga Sơn phối hợp tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện liên kết sản xuất Khoai tây vụ Đông Xuân 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và triển khai kế hoạch vụ Đông Xuân năm 2019-2020

Ngày 16/08/2019 22:39:06

Ngày 16-8-2019 tại Trung tâm Hội nghị huyện, UBND huyện Nga Sơn phối hợp với Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Thanh Hóa và Viện sinh học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm Khoai tây phục vụ chế biến vụ Đông Xuân (2018-2019)- Triển khai kế hoạch vụ Đông Xuân 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

lk khoai tay2.jpg

Chủ trì Hội nghị có đồng chí Nguyễn Viết Thái- Phó Giám đốc Sở Nông Nghiệp&PTNN, đồng chí Thịnh Văn Huyên- Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn và Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường- Viện sinh Học Nông nghiệp VN. Cùng tham dự có đồng chí Lê Đăng Khoa- Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên phòng Nông nghiệp; Trạm Khuyến nông, trạm BVTV huyện; phía xã có Chủ tịch UBND, Giám đốc HTXNN, nông dân sản tiêu biểu các xã Nga Trường, Nga Trung, Nga Thành, Nga Thiện, Nga Lĩnh, Nga Hưng, Nga Giáp, Nga Nhân, Nga Thạch, Nga Yên và đại diện lãnh đạo, nông dân 3 huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Thịnh Văn Huyên- Phó CT UBND huyện- phụ trách nông nghiệp nhấn mạnh về hiệu quả, sự cần thiết trong thực hiện liên kết sản xuất nói chung, sản xuất cây trồng mang tính hàng hóa nói riêng và tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất cây khoai tây tại các xã có tiềm năng về diện tích, chất đất, thâm canh các cây trồng mang tính hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, hình thức liên kết sản xuất là sự gắn kết giữa nhà khoa học, nhà quản lý và người nông dân.

Vụ Đông Xuân năm 2018-2019, toàn huyện Nga Sơn gieo trồng được 1.783,2 ha cây trồng các loại. Trong đó cây khoai tây liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm 246 ha tập trung tại các xã Nga Thành 61ha, Nga Trường 50ha, Nga Trung 44,6 ha, Nga An 41,63ha, Nga Thiện 9,1ha, Nga Lĩnh 15ha, Nga Nhân 7,5ha, Nga Hải 6,34ha, Nga Giáp 5,66ha, Nga Thạch 5 ha; liên kết 15 ha cây cải bó xôi tại xã Nga Trường và 20,84ha cây bí xanh ở xã Nga An. Đặc biệt, với việc liên kết sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện, nhất là sản xuất khoai tây vụ Đông-xuân đã đem lại hiệu quả tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, năng xuất đạt 15-18 tấn/ha đem lại giá trị thu nhập cao trên đơn vị diện tích và tiếp tục bố trí cây trồng luân canh trên chân đất trồng khoai tây Đông xuân - rau cải bó xôi- lúa màu. Nông dân từng bước thay thế các cây trồng truyền thống hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao hơn như: Khoai tây, cải bó xôi, dưa hấu, cây măng tây xanh... góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ, chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Tại hội nghị, các ý kiến bên cạnh đánh giá kết quả thực hiện ký hợp đồng liên kết, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện liên kết trong sản xuất giữa Doanh nghiệp và Cấp ủy, chính quyền, bà con nông dân.

HN Lk khoai tay1.jpg

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Viết Thái- Phó Giám đốc Sở Nông Nghiệp&PTNN nhấn mạnh: Để đảm bảo thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, doanh nghiệp cần có biện pháp thu mua và điều chỉnh giá linh hoạt nhất là khi thị trường có biến động giá, chia sẻ lợi ích cùng nông dân để nông dân yên tâm SX, thực hiện nghiêm các cam kết đã ký trong hợp đồng với các HTX đặc biệt là việc thu mua, phân loại đánh giá sản phẩm, thanh toán tiền đúng thời hạn cam kết để nông dân có niềm tin và xây dựng quan hệ hợp tác bền chặt với doanh nghiệp. Đối với các xã, cần tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp để thực hiện tích tụ đất đai, mở rộng diện tích cây khoai tây và cây trồng hàng hóa khác, nâng cao trình độ thâm canh, tăng năng suất, giảm chi phí để nâng cao hiệu quả kinh tế. Trạm khuyến nông cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật, tuyên truyền cho người dân hiểu được cách chăm sóc, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, nhất là ở cây khoai tây. Đồng thời các xã cần tổ chức tập huấn, phối hợp với các doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết sản xuất để triển khai gieo trồng khoai tây theo trà mùa sớm, mùa muộn phù hợp với tình hình sản xuất tại địa phương trong vụ Đông Xuân 2019-2020 nhằm đem lại năng xuất, hiệu quả kinh tế cao nhất cho nhân dân.
Tin: Lê Dung

Nga Sơn phối hợp tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện liên kết sản xuất Khoai tây vụ Đông Xuân 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và triển khai kế hoạch vụ Đông Xuân năm 2019-2020

Đăng lúc: 16/08/2019 22:39:06 (GMT+7)

Ngày 16-8-2019 tại Trung tâm Hội nghị huyện, UBND huyện Nga Sơn phối hợp với Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Thanh Hóa và Viện sinh học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm Khoai tây phục vụ chế biến vụ Đông Xuân (2018-2019)- Triển khai kế hoạch vụ Đông Xuân 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

lk khoai tay2.jpg

Chủ trì Hội nghị có đồng chí Nguyễn Viết Thái- Phó Giám đốc Sở Nông Nghiệp&PTNN, đồng chí Thịnh Văn Huyên- Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn và Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường- Viện sinh Học Nông nghiệp VN. Cùng tham dự có đồng chí Lê Đăng Khoa- Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên phòng Nông nghiệp; Trạm Khuyến nông, trạm BVTV huyện; phía xã có Chủ tịch UBND, Giám đốc HTXNN, nông dân sản tiêu biểu các xã Nga Trường, Nga Trung, Nga Thành, Nga Thiện, Nga Lĩnh, Nga Hưng, Nga Giáp, Nga Nhân, Nga Thạch, Nga Yên và đại diện lãnh đạo, nông dân 3 huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Thịnh Văn Huyên- Phó CT UBND huyện- phụ trách nông nghiệp nhấn mạnh về hiệu quả, sự cần thiết trong thực hiện liên kết sản xuất nói chung, sản xuất cây trồng mang tính hàng hóa nói riêng và tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất cây khoai tây tại các xã có tiềm năng về diện tích, chất đất, thâm canh các cây trồng mang tính hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, hình thức liên kết sản xuất là sự gắn kết giữa nhà khoa học, nhà quản lý và người nông dân.

Vụ Đông Xuân năm 2018-2019, toàn huyện Nga Sơn gieo trồng được 1.783,2 ha cây trồng các loại. Trong đó cây khoai tây liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm 246 ha tập trung tại các xã Nga Thành 61ha, Nga Trường 50ha, Nga Trung 44,6 ha, Nga An 41,63ha, Nga Thiện 9,1ha, Nga Lĩnh 15ha, Nga Nhân 7,5ha, Nga Hải 6,34ha, Nga Giáp 5,66ha, Nga Thạch 5 ha; liên kết 15 ha cây cải bó xôi tại xã Nga Trường và 20,84ha cây bí xanh ở xã Nga An. Đặc biệt, với việc liên kết sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện, nhất là sản xuất khoai tây vụ Đông-xuân đã đem lại hiệu quả tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, năng xuất đạt 15-18 tấn/ha đem lại giá trị thu nhập cao trên đơn vị diện tích và tiếp tục bố trí cây trồng luân canh trên chân đất trồng khoai tây Đông xuân - rau cải bó xôi- lúa màu. Nông dân từng bước thay thế các cây trồng truyền thống hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao hơn như: Khoai tây, cải bó xôi, dưa hấu, cây măng tây xanh... góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ, chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Tại hội nghị, các ý kiến bên cạnh đánh giá kết quả thực hiện ký hợp đồng liên kết, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện liên kết trong sản xuất giữa Doanh nghiệp và Cấp ủy, chính quyền, bà con nông dân.

HN Lk khoai tay1.jpg

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Viết Thái- Phó Giám đốc Sở Nông Nghiệp&PTNN nhấn mạnh: Để đảm bảo thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, doanh nghiệp cần có biện pháp thu mua và điều chỉnh giá linh hoạt nhất là khi thị trường có biến động giá, chia sẻ lợi ích cùng nông dân để nông dân yên tâm SX, thực hiện nghiêm các cam kết đã ký trong hợp đồng với các HTX đặc biệt là việc thu mua, phân loại đánh giá sản phẩm, thanh toán tiền đúng thời hạn cam kết để nông dân có niềm tin và xây dựng quan hệ hợp tác bền chặt với doanh nghiệp. Đối với các xã, cần tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp để thực hiện tích tụ đất đai, mở rộng diện tích cây khoai tây và cây trồng hàng hóa khác, nâng cao trình độ thâm canh, tăng năng suất, giảm chi phí để nâng cao hiệu quả kinh tế. Trạm khuyến nông cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật, tuyên truyền cho người dân hiểu được cách chăm sóc, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, nhất là ở cây khoai tây. Đồng thời các xã cần tổ chức tập huấn, phối hợp với các doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết sản xuất để triển khai gieo trồng khoai tây theo trà mùa sớm, mùa muộn phù hợp với tình hình sản xuất tại địa phương trong vụ Đông Xuân 2019-2020 nhằm đem lại năng xuất, hiệu quả kinh tế cao nhất cho nhân dân.
Tin: Lê Dung

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm