Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Kỳ 2: Quyết sách đúng, nghề cói “hồi sinh” “vươn mình ra thế giới”

Ngày 08/10/2024 14:14:03

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng tỉnh Thanh Hoá 2024: Hiện thực hoá khát vọng “vươn mình ra thế giới” của cây cói Nga Sơn (Kỳ 2)
Kỳ 2: Quyết sách đúng, nghề cói “hồi sinh” “vươn mình ra thế giới”
Những thập niên cuối của thế kỷ XX, khi mất đi thị trường truyền thống, thị hiếu tiêu dùng của người dân thay đổi… tất cả khiến cho sản phẩm từ cói mất đi chỗ đứng trong đời sống của người dân Nga Sơn. Và khi ấy, nếu người trồng cói buông xuôi, cấp uỷ chính quyền bỏ mặc, chắc chắn cái tên “cói Nga Sơn” nức tiếng một thời sẽ chỉ là quá khứ. Vậy nhưng chính tình yêu quê hương, tâm huyết và trăn trở với nghề truyền thống của cha ông để lại đã trở thành động lực thôi thúc để người dân nơi đây quyết tâm bứt phá vươn lên. Quyết không để cói chết, nghề mất. Và có lẽ khi ta thật sự cố gắng, thật sự hết mình cống hiến thì “cói sẽ không phụ người”.
Nhìn thẳng, đánh giá đúng thực trạng
Với những người dân “sinh ra từ cói, lớn lên nhờ cói” trên mảnh đất Nga Sơn thì việc chứng kiến sự “chìm nổi” của cói không phải là điều lạ lẫm. Trước việc phải “thụ động” chạy theo biến động để duy trì, bảo vệ nghề cói truyền thống trăm năm trước nguy cơ mai một, các cấp Đảng uỷ, Chính quyền huyện đã chủ động “nhìn thẳng đánh giá đúng thực trạng” để xác định những hạn chế tồn tại của nghề cói lâu nay. Từ đó đề ra hướng phát triển cho cây cói và nghề chế biến các sản phẩm từ cói một cách đúng đắn.
Ngoài những nguyên nhân khách quan, huyện Nga Sơn xác định thời gian qua địa phương chưa bảo đảm được những yếu tố cần thiết để phát triển nghề cói. Trước hết là về công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn, phục tráng giống cói, phòng trừ sâu bệnh, đầu tư hệ thống thủy lợi cho vùng cói chưa được quan tâm đúng mức.
Theo ông Phạm Văn Sinh - Phó trường phòng nông nghiệp huyện cho biết: “Hiện nay giống cói đang trồng trên địa bàn huyện là giống cói bông trắng bản địa lâu đời được nhân giống, chọn lọc một cách tự phát từ những ruộng cói tốt và sạch bệnh. Giống cói sẽ bị thoái hóa sau một số năm canh tác nên sau 4 – 5 năm các hộ dân phải tổ chức cải tạo đảo lại đất, trồng lại”.
a1.png
Những cây cói Nga Sơn nổi tiếng bởi độ dài, sợi dai, chắc khoẻ
Lâu nay trong quá trình chăm sóc, thâm canh cây cói nông dân chủ yếu sử dụng các loại phân vô cơ trong chăm sóc, chuyên canh cây cói như sử dụng phân đạm đơn để bón thúc cho cây, do đó giống cói dần bị thoái hóa, phát sinh sâu róm, sâu đục thân, bọ vòi voi hại cói. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân vi sinh hay sử dụng phân viên nén, phân NPK, phân DAP mới ở dạng mô hình thí nghiệm chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Việc tưới tiêu nước cho cây cói từ trước đến nay đều áp dụng dưới dạng tưới tràn - tiêu kiệt dẫn đến lượng phân bón bị rửa trôi, đất chai cứng, nền đất bị nén chặt, yếu khí gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển cây cói. Nếu như trước đây 7 đến 8 năm người dân mới trở đất một lần, giờ đã rút ngắn 3 năm đã phải trở đất trồng cói dẫn đến thời gian thu hoạch ngắn hơn, năng suất cói giảm, chất lượng cói chưa đảm bảo, tỷ lệ cói loại 1 từ 1,6m trở lên chỉ đạt khoảng 30% sản lượng cói.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất yếu kém, chưa đồng bộ, xuống cấp. Việc đầu tư hệ thống thủy lợi vùng biển đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, trong khi ngân sách huyện, xã gặp nhiều khó khăn nên chưa đầu tư nâng cấp kịp thời dẫn đến ảnh hưởng đến sản xuất, đi lại và điều tiết nước trong sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của cây cói.Trước đây nguồn nước tưới cho đồng cói chủ yếu là tưới tự chảy lấy nước từ sông Càn và sông Lèn qua các cống dưới đê. Từ năm 2010 đến nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao xâm thực sâu vào nội đồng, khiến độ mặn vượt ngưỡng cho phép, phù sa tôn cao mặt ruộng, huyện không đảm bảo tưới cho cói. Hiện nay nguồn nước tưới cho đồng cói chủ yếu lấy bằng nguồn nước ngọt lấy từ sông Đáy tỉnh Ninh Bình và nguồn nước từ Trạm bơm Cống Phủ huyện Hà Trung, bơm qua hệ thống trạm bơm Xa Loan qua kênh Hưng long chảy về các xã, theo phương thức tưới tràn tiêu kiệt. Hệ thống kênh của các xã đồng cói chủ yếu là kênh tưới, tiêu kết hợp, bằng kênh đất chưa được kiên cố, nguồn nước trên hệ thống kênh không có đủ lượng phù sa nên ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và chất lượng cây cói.
Hiện tại, toàn vùng có khoảng 106,55 km đường giao thông nội đồng, trong đó có 31,35 km được bê tông hóa đạt 29,4%, còn lại 75,2 km là đường đất, đá cấp phối. Kênh mương nội đồng có 196 km, trong đó có 3,5 km được bê tông hóa còn lại 182,5 km là kênh đất (chiếm 93,1%), có tổng 189 cầu cống các loại.
a2.png
Người dân chẻ cói bằng tay trước khi đem phơi khô
Công tác chỉ đạo thực hiện quy hoạch vùng thâm canh cói ở một số xã chưa được chú trọng, diện tích chuyển đổi không tập trung, vẫn còn để diện tích cói xen lúa, cói kết hợp với nuôi trồng thủy sản, khó khăn cho việc điều tiết nước, phòng trừ sâu bệnh. Kỹ thuật sản xuất, thâm canh cây cói của người dân trước giờ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đúc rút ra trong quá trình sản xuất, chưa có sự vào cuộc nghiên cứu khoa học của các cơ quan chuyên môn thực sự để rút ra những khoa học kỹ thuật trong thâm canh cây cói.
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh cây cói còn nhiều hạn chế. Hiện nay, người dân mới đưa vào sử dụng máy múc để lộn trở cải tạo đất, còn các khâu sản xuất khác như trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế hoàn toàn là thủ công chưa có máy móc phù hợp để áp dụng do vậy tốn nhiều công lao động, tăng chi phí trong sản xuất. Đặc biệt là khâu bảo quản chế biến cói sau thu hoạch, cói phơi khô sẽ tập kết và trữ trong các hộ gia đình, không có kho bảo quản riêng biệt dễ gây nấm mốc, thâm đen ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
a3.png
Các khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản cói được làm thủ công hoàn toàn
Hình thức tổ chức sản xuất của người dân vẫn theo tính đơn lẻ, không có sự liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp. Doanh nghiệp ở Nga Sơn chưa quan tâm đầu tư chế biến sâu. Với bề dày chuyên canh cói, phát triển nghề thủ công truyền thống, nông dân, chủ doanh nghiệp chưa chú trọng đổi mới công nghệ chế biến các sản phẩm từ cói, địa bàn huyện vẫn là đại công trường sản xuất, sơ chế sản phẩm cói bán cho tư thương. Nguyên liệu cói sản xuất ra chủ yếu sử dụng vào việc xe lõi, dóc quại, dóc thảm, dệt chiếu, dùng nguyên liệu làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, một phần bán sản phẩm dưới dạng cói thô.
a4.png
Cói sau khi thu hoạch, phơi khô và sơ chế và bán cho các thương lái
Một vấn đề vô cùng quan trọng nữa đó chính là thị trường tiêu thụ, thực tế việc tiêu thụ các sản phẩm từ cói ở huyện Nga Sơn lâu nay phát triển theo phương thức “lối mòn” không có sự đầu tư nghiên cứu thiếu tự chủ về kinh tế. Với 80% sản lượng cói tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc, hoạt động sản xuất cói, chế biến các sản phẩm từ cóicủa địa phương quá phụ thuộc vào bạn hàng lớn này, do đócác doanh nghiệp đang đứng trước những rủi ro lớn khi thị trường này có biến động. Đây cũng chính là nút “thắt cổ chai” trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm cói, điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ cần thị trường từ Trung Quốc “gặp trục trặc” thì doanh nghiệp Nga Sơn đã “bí” đầu ra cho sản phẩm. Trong khi đó các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cói ở Nga Sơn mang tư duy “buôn chuyến”, chủ yếu bán hàng qua các đầu nậu trung gian, không trực tiếp tiếp cận các cơ sở sản xuất có nhu cầu mua nguyên liệu cói và quan tâm phát triển đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm dẫn đến không có sự liên kết chặt chẽ. Hiệp hội chiếu cói Nga Sơn dù đã có những cố gắng tham gia xúc tiến thương mại nhưng vai trò tập hợp, gắn kết doanh nghiệp chưa cao.
a5.png
Sản phẩm quại lõi từ cói Nga Sơn được vận chuyển ra thị trường nước ngoài
Việc thị trường tiêu thụ không ổn định, khiến giá cói nhiều thời điểm xuống thấp, trong khi đó chi phí đầu vào cho sản xuất cao, dẫn đến nông dân vùng cói không tha thiết với đồng ruộng, không yên tâm đầu tư thâm canh, hoặc đầu tư cầm chừng… nhiều hộ còn bỏ bẵng, không chăm sóc cói hoặc chuyển diện tích sang nuôi trồng thủy sản hoặc đi làm ăn xa, do đó một số diện tích cói có xu hướng tái hoang trở lại. Ðó cũng là hiện trạng chung ở nhiều xã vùng cói trên địa bàn huyện.
Tình trạng diện tích cói suy giảm, khó khăn trong sản xuất, tìm kiếm đầu ra, thị trường ổn định cho sản phẩm…chính là trở ngại, thách thức với người nông dân doanh nghiệp sản xuất cói trên địa bàn huyện. Vậy nhưng, đó không phải là bài toán không tìm được lời giải. Vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ ai sẽ gánh vác trách nhiệm nặng nề đó để sẵn sàng tìm kiếm con đường “sáng” đưa nghề cói Nga Sơn “hồi sinh” và phát triển.
Những quyết sách “dẫn đường chỉ lối”
Sau gần hai thập kỷ gian nan nghề cói, huyện Nga Sơn xác định cây cói vẫn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế tại địa phương. Ngành nghề chiếu cói và thủ công mỹ nghệ từ sản phẩm cói là ngành nghề truyền thống từ nhiều đời, nguồn nguyên liệu sản xuất tại địa phương rất thuận tiện cho đầu tư phát triển. Vì vậy, cần tiếp tục khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sản xuất chiếu, quại, lõi và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói. Phát triển các mô hình kinh tế tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao từ cây cói để từng bước chinh phục được những thị trường khó tính nhất khắp trong và ngoài nước, từ đó tạo kinh tế ổn định, phát triển cho địa phương.
Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về về vấn đề “nông nghiệp, nông thôn, nông dân”, trên cơ sở đánh giá đúng tình hình thực tế địa phương, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã đề ra quyết sách phát triển cói, ngành nghề sản xuất chế biến cói và thực tế cho thấy đây là hướng đi đúng. Năm 2008, lần đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các doanh nghiệp, địa phương tổ chức hội thảo khoa học “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” qua đó khẳng định vị trí, vai trò, tìm giải pháp phát triển vững chắc vùng nguyên liệu cói cùng nghề thủ công truyền thống.
Cũng trong năm 2008, Sở KH&CN Thanh Hóa phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu phục tráng giống cói bông trắng tại huyện Nga Sơn, Thanh Hoá”. Theo nghiên cứu, hiện nay trên địa bàn huyện Nga Sơn có hai giống cói phổ biến là cói bông nâu và cói bông trắng. Cả hai giống cói này đều gắn bó người dân từ rất lâu, trong đó cây cói bông trắng có nhiều ưu điểm như năng suất cao, phẩm chất tốt hơn cói bông nâu, quá trình sinh trưởng, phát triển lại thích hợp với các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất Nga Sơn. Để bảo tồn và phát triển nghề trồng cói và chế biến cói, Sở KH&CN Thanh Hóa và Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã chọn 6 xã có kinh nghiệm trồng và thâm canh cói giỏi để thực hiện đề tài. Khi thực hiện dự án phục tráng giống cói bông trắng này, nông dân các xã sẽ được hỗ trợ 8 triệu đồng/ha, được tham gia các lớp tập huấn tiếp nhận kỹ thuật thâm canh mới.
Trên cơ sở đó, năm 2008, UBND huyện Nga Sơn tiếp tục ban hành đề án “Phát triển kinh tế vùng cói ven biển huyện Nga Sơn, giai đoạn 2008-2015” nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo những vùng hoang hóa và hạ thấp mặt bằng. Mục tiêu của đề án xác định là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn 6 xã vùng cói, giảm diện tích cói kém hiệu quả từ 1.600ha (năm 2010) xuống còn 1.040 ha (năm 2015); chuyển đổi hơn 196 ha cói sang trồng lúa và 84 ha cói sang phát triển trang trại, nuôi trồng thuỷ sản.
Thực hiện đề án, Nga Sơn đã tiến hành thực hiện quy hoạch, xác định lại các diện tích trồng cói, trồng lúa, tiến hành hỗ trợ người dân 1,5 triệu đồng/1 ha để chuyển đổi 450 ha cói kém năng suất sang trồng lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực ở các xã chuyên canh cây cói. Cùng với đó, trong Chương trình xúc tiến thương mại đặc biệt cho năm 2009 (theo Quyết định 80 của Chính phủ về xúc tiến thương mại) có dự án về cói do tỉnh Thanh Hoá đứng ra, đã có nhiều hỗ trợ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp địa phương.
Những nỗ lực bước đầu của các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện trong việc đề ra chiến lược, kế hoạch phát triển cây cói đã giúp đời sống người dân vùng cói thoát cảnh bấp bên và phát triển ổn định hơn. Trước khi ban hành “Đề án phát triển kinh tế vùng cói ven biển”, năm 2007 diện tích cói thu hoạch 2 vụ chỉ có 2.606 ha chiếm 82,5% diện tích. Từ khi triển khai đề án, năm 2010 dù nắng hạn kéo dài song diện tích cói 2 vụ tăng lên 2.912, năng suất 79,5 tấn/ha, sản lượng 28.152 tấn. Việc cải tạo, chuyển đổi, hạ thấp mặt bằng từng bước nâng cao năng suất, sản lượng cói, tăng thu nhập cho người dân.
Từ thành quả bước đầu trong phục hồi và phát triển cây cói, nghề sản xuất chế biến các sản phẩm từ cói, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Nga Sơn đã rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích để tiếp tục vạch ra chủ trương, quyết sách lớn “soi đường, chỉ hướng” cho sự phát triển những năm sau. Để thống nhất mục tiêu, quan điểm, giải pháp thực hiện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2010-2015); Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2015-2020) liên tục đưa ra những định hướng mà huyện cần tích cực phấn đấu thực hiện trong những năm tới, đó là “tiếp tục phát huy thế mạnh của cây cói và nghề cói để làm giàu”. Đặc biệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2020-2025) còn xác định2 trong 3 chương trình trọng tâm có liên quan trực tiếp đến phát triển cây cói và nghề sản xuất chế biến các sản phẩm từ cói, đó là: “Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, NTM kiểu mẫu và Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ”. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện “Đề án Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018–2020”, định hướng đến 2030 của UBND tỉnh Thanh Hoágắn với xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Những cơ chế, chính sách hỗ trợ hiệu quả
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội,huyện Nga Sơn đã cập nhật, bổ sung những nhiệm vụ mới phù hợp với thực tiễn, xây dựng và ban hành chương trình hành động bảo đảm toàn diện, khả thi trong tổ chức thực hiện. Qua đó, từng bước đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Đẩy mạnh sản xuất thâm canh tăng năng suất cói, quy hoạch vùng cói chuyên canh
Triển khai thực hiện các cơ chế hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp,cụ thể là cây cói, trước tình trạng sâu bệnh phát sinh trên diện tích cói, huyện Nga Sơn chủ động đấu mối với Trường đại học Nông nghiệp I, Viện Bảo vệ thực vật nghiên cứu, tìm biện pháp diệt trừ bọ cánh cứng, sâu róm, sâu đục thân hại cói. Bên cạnh đó, huyện quan tâm hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây cói cho nông dân, khuyến cáo người trồng hạn chế sử dụng phân đơn, tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón chậm tan, phân DAP, phân NPK theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cói.Tổ chức lộn trở đất sau 4 – 5 năm, cấy mống mới và cải tạo hạ thấp mặt bằng diện tích cói hoang, tái hoang. Để thực hiện huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển vùng cói như hỗ trợ 40 triệu đồng/ha để cải tạo, hạ thấp mặt bằng đất trồng cói.
Để chủ động tháo gỡ khó khăn về nguồn nước sản xuất, huyện đã đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình trọng điểm phát triển vùng cói như hệ thống giao thông, thủy lợi, trạm bơm, cầu cống nhằm đảm bảo đi lại, vận chuyển và chủ động nguồn nước tưới. Hỗ trợ mỗi xã 30% kinh phí đầu tư kênh mương nội đồng,nâng cao năng lực tưới tiêu cho cây cói. Phát động nhân dân các địa phương ra quân hạ thấp mặt ruộng, tổ chức nạo vét kênh mương để tưới tiêu chủ động, kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, vận hành các trạm bơm qua kênh Hưng Long, ngang Bắc, ngang Nam và tưới tự chảy qua các cống dưới đê khi hệ thống đập ngăn mặn trên sông Lèn và sông Càn hoàn thành.
a6.png
Dự án đầu tư xây dựng công trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê cửa sông huyện Nga Sơn
Thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, huyện đã đẩy mạnh áp dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất cói như ứng dụng kết quả nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phục tráng giống, quy trình thâm canh cói, cơ giới hóa trong sản xuất đảm bảo cho năng suất cao, chất lượng thương phẩm tốt. Tăng cường công tác đào tào nghề cho lực lượng lao động nông nghiệp nhất là lực lượng trực tiếp tham gia vào sản xuất ngành hàng cói nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu theo hướng sản xuất hàng hóa.
a7.png
Dự án hệ thống thuỷ lợi sông Lèn giữa hai huyện Nga Sơn và Hậu Lộc nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu
Đặc biệt, thực hiện “Đề án Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018–2020”, định hướng đến 2030 của UBND tỉnh Thanh Hoá, huyện Nga Sơn đã luôn xác định “cói” là một trong những lợi thế và tiềm năng hướng đến góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Để khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của làng nghề cói truyền thống và xây dựng cói trở thành các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu khắt khe của OCOP, huyện đã tiến hành cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn trồng cói với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn, qua đó góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Đồng thời, có các cơ chế hỗ trợ để phát triển các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp từ cói có lợi thế của từng xã, thị trấn cũng như vận động các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh chế biến các sản phẩm cói tích cực tham gia OCOP, tập trung tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, hỗ trợ các chủ thể OCOP mở rộng thị trường và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh... như: hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hành chính liên quan đến sản phẩm OCOP. Văn phòng Điều phối NTM huyện cùng các ngành, các xã, thị trấn tổ chức cho các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh tham gia các hội chợ triển lãm, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh; mở 1 cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại thị trấn Nga Sơn...
Giữ gìn và phát triển các làng nghề cói truyền thống
Triển khai có hiệu quả chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và dịch vụ, cụ thể, trên cơ sở nghị quyết về “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”, huyện Nga Sơn đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ đối với doanh nghiệp, hộ gia đình.
Một trong những điều đầu tiên được Nga Sơn thực hiện khi xác định tập trung phát triển mạnh lĩnh vực TTCN tại địa phương chính là thực hiện bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm cói Nga Sơn. Điều này không chỉ giúp định vị thương hiệu cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ‘made in Nga Son’ khi được giới thiệu đến thị trường mà còn giúp gia tăng giá trị cho các mặt hàng thủ công khi đến tay người tiêu dùng. Với sự nỗ lực bền bỉ của các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện, ngày 13 tháng 10 năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 2292/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00028 cho sản phẩm cói Nga Sơn. Sự kiện này không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế to lớn, làm gia tăng giá trị, khẳng định thương hiệu cho cây cói Nga Sơn, mà còn trở thành công cụ hiệu quả bảo vệ sản phẩm cói và các doanh nghiệp địa phương trong hoạt động xúc tiến thương mại và quá trình hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng của nước ta hiện nay.
a8.png
Với những tính chất, chất lượng đặc thù cói Nga Sơn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Xác định phát triển làng nghề truyền thống là phát huy nội lực của Nhân dân, tạo việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa, với lợi thế trong sản xuất hàng thủ công xuất khẩu chủ yếu từ nguyên liệu cói huyện Nga Sơn đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nghề truyền thống này. Hiện nay, toàn huyện có 23 làng nghề đã được tỉnh công nhận, trong đó có 20 làng nghề chiếu cói. Để tiếp sức cho làng nghề, nghề truyền thống phát triển, trong những năm qua, huyện Nga Sơn đã xây dựng các khu, cụm công nghiệp làng nghề để giúp các hộ có mặt bằng mở rộng sản xuất. Đến nay, huyện đã xây dựng 3 cụm công nghiệp, làng nghề liên xã gồm: cụm làng nghề liên xã Thị trấn, cụm công nghiệp Tư Sy và cụm công nghiệp Tam Linh với tổng diện tích trên 60 ha.
Ông Phạm Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn cho biết: “Để giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống, đặc biệt là nghề cói, huyện Nga Sơn đã tập trung chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc, phân công nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển ngành nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống.Tiếp sức cho làng nghề phát triển trong xu thế hội nhập. Trong những năm qua huyện Nga Sơn đã đẩy mạnh công tác xây dựng các khu, cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề để giúp các hộ có mặt bằng mở rộng sản xuất”.
Đặc biệt, để tìm đầu ra cho các sản phẩm truyền thống về cói, từng bước nắm thế chủ động trong thị trường tiêu thụ, lãnh đạo huyện cùng với các doanh nghiệp trong huyện đã thành lập đoàn nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những bạn hàng uy tín, chú trọng đến thị trường nội địa. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu hàng cói ra các nước khác, khuyến khích thành lập mới các công ty cổ phần sản xuất kinh doanh hàng cói.
Bên cạnh đó, để ngành nghề TTCN phát triển theo hướng bền vững, huyện Nga Sơn tiếp tục tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy dệt chiếu, máy xe lõi... du nhập thiết bị, đổi mới công nghệ chế biến các sản phẩm từ cói theo hướng hiện đại hóa, chú trọng cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, nhằm tăng năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Cụ thể, với doanh nghiệp mua máy dệt chiếu mới và đưa vào sản xuất ổn định, huyện hỗ trợ 20% nhưng không quá 20 triệu đồng/máy; hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo mua máy se lõi và đưa vào sản xuất ổn định 6 tháng trở lên là 20% nhưng không quá 600.000 đồng/máy...
Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nghề, nhất là dạy nghề sản xuất TTCN cho lao động nông thôn, gắn dạy nghề với nhu cầu của doanh nghiệp, làng nghề để đào tạo nguồn nhân lực. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ở ngoài huyện, ngoài tỉnh vào địa bàn để lập trung tâm, xưởng thu mua. Đồng thời, tranh thủ công nghệ, bảo đảm cho đầu ra của sản phẩm ổn định hơn, giảm khâu trung gian để tăng lợi nhuận cho người lao động. Bên cạnh đó, huyện cũng tích cực vận động các hộ sản xuất, kinh doanh có đủ điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và hướng tới thành lập doanh nghiệp. Khuyến khích, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội Chiếu cói Nga Sơn để hợp tác, trợ giúp thành viên trong sản xuất, kinh doanh một cách thiết thực, hiệu quả, nhất là thắt chặt mối liên kết bốn nhà, mở rộng liên kết vùng để hội nhập, khẳng định thương hiệu trong nền kinh tế thế giới. Phấn đấu đến năm 2025, mỗi xã có ít nhất một làng nghề, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho trên 15.000 lao động.
(Còn nữa)
Bài và ảnh:Dương Huyền

Kỳ 2: Quyết sách đúng, nghề cói “hồi sinh” “vươn mình ra thế giới”

Đăng lúc: 08/10/2024 14:14:03 (GMT+7)

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng tỉnh Thanh Hoá 2024: Hiện thực hoá khát vọng “vươn mình ra thế giới” của cây cói Nga Sơn (Kỳ 2)
Kỳ 2: Quyết sách đúng, nghề cói “hồi sinh” “vươn mình ra thế giới”
Những thập niên cuối của thế kỷ XX, khi mất đi thị trường truyền thống, thị hiếu tiêu dùng của người dân thay đổi… tất cả khiến cho sản phẩm từ cói mất đi chỗ đứng trong đời sống của người dân Nga Sơn. Và khi ấy, nếu người trồng cói buông xuôi, cấp uỷ chính quyền bỏ mặc, chắc chắn cái tên “cói Nga Sơn” nức tiếng một thời sẽ chỉ là quá khứ. Vậy nhưng chính tình yêu quê hương, tâm huyết và trăn trở với nghề truyền thống của cha ông để lại đã trở thành động lực thôi thúc để người dân nơi đây quyết tâm bứt phá vươn lên. Quyết không để cói chết, nghề mất. Và có lẽ khi ta thật sự cố gắng, thật sự hết mình cống hiến thì “cói sẽ không phụ người”.
Nhìn thẳng, đánh giá đúng thực trạng
Với những người dân “sinh ra từ cói, lớn lên nhờ cói” trên mảnh đất Nga Sơn thì việc chứng kiến sự “chìm nổi” của cói không phải là điều lạ lẫm. Trước việc phải “thụ động” chạy theo biến động để duy trì, bảo vệ nghề cói truyền thống trăm năm trước nguy cơ mai một, các cấp Đảng uỷ, Chính quyền huyện đã chủ động “nhìn thẳng đánh giá đúng thực trạng” để xác định những hạn chế tồn tại của nghề cói lâu nay. Từ đó đề ra hướng phát triển cho cây cói và nghề chế biến các sản phẩm từ cói một cách đúng đắn.
Ngoài những nguyên nhân khách quan, huyện Nga Sơn xác định thời gian qua địa phương chưa bảo đảm được những yếu tố cần thiết để phát triển nghề cói. Trước hết là về công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn, phục tráng giống cói, phòng trừ sâu bệnh, đầu tư hệ thống thủy lợi cho vùng cói chưa được quan tâm đúng mức.
Theo ông Phạm Văn Sinh - Phó trường phòng nông nghiệp huyện cho biết: “Hiện nay giống cói đang trồng trên địa bàn huyện là giống cói bông trắng bản địa lâu đời được nhân giống, chọn lọc một cách tự phát từ những ruộng cói tốt và sạch bệnh. Giống cói sẽ bị thoái hóa sau một số năm canh tác nên sau 4 – 5 năm các hộ dân phải tổ chức cải tạo đảo lại đất, trồng lại”.
a1.png
Những cây cói Nga Sơn nổi tiếng bởi độ dài, sợi dai, chắc khoẻ
Lâu nay trong quá trình chăm sóc, thâm canh cây cói nông dân chủ yếu sử dụng các loại phân vô cơ trong chăm sóc, chuyên canh cây cói như sử dụng phân đạm đơn để bón thúc cho cây, do đó giống cói dần bị thoái hóa, phát sinh sâu róm, sâu đục thân, bọ vòi voi hại cói. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân vi sinh hay sử dụng phân viên nén, phân NPK, phân DAP mới ở dạng mô hình thí nghiệm chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Việc tưới tiêu nước cho cây cói từ trước đến nay đều áp dụng dưới dạng tưới tràn - tiêu kiệt dẫn đến lượng phân bón bị rửa trôi, đất chai cứng, nền đất bị nén chặt, yếu khí gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển cây cói. Nếu như trước đây 7 đến 8 năm người dân mới trở đất một lần, giờ đã rút ngắn 3 năm đã phải trở đất trồng cói dẫn đến thời gian thu hoạch ngắn hơn, năng suất cói giảm, chất lượng cói chưa đảm bảo, tỷ lệ cói loại 1 từ 1,6m trở lên chỉ đạt khoảng 30% sản lượng cói.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất yếu kém, chưa đồng bộ, xuống cấp. Việc đầu tư hệ thống thủy lợi vùng biển đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, trong khi ngân sách huyện, xã gặp nhiều khó khăn nên chưa đầu tư nâng cấp kịp thời dẫn đến ảnh hưởng đến sản xuất, đi lại và điều tiết nước trong sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của cây cói.Trước đây nguồn nước tưới cho đồng cói chủ yếu là tưới tự chảy lấy nước từ sông Càn và sông Lèn qua các cống dưới đê. Từ năm 2010 đến nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao xâm thực sâu vào nội đồng, khiến độ mặn vượt ngưỡng cho phép, phù sa tôn cao mặt ruộng, huyện không đảm bảo tưới cho cói. Hiện nay nguồn nước tưới cho đồng cói chủ yếu lấy bằng nguồn nước ngọt lấy từ sông Đáy tỉnh Ninh Bình và nguồn nước từ Trạm bơm Cống Phủ huyện Hà Trung, bơm qua hệ thống trạm bơm Xa Loan qua kênh Hưng long chảy về các xã, theo phương thức tưới tràn tiêu kiệt. Hệ thống kênh của các xã đồng cói chủ yếu là kênh tưới, tiêu kết hợp, bằng kênh đất chưa được kiên cố, nguồn nước trên hệ thống kênh không có đủ lượng phù sa nên ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và chất lượng cây cói.
Hiện tại, toàn vùng có khoảng 106,55 km đường giao thông nội đồng, trong đó có 31,35 km được bê tông hóa đạt 29,4%, còn lại 75,2 km là đường đất, đá cấp phối. Kênh mương nội đồng có 196 km, trong đó có 3,5 km được bê tông hóa còn lại 182,5 km là kênh đất (chiếm 93,1%), có tổng 189 cầu cống các loại.
a2.png
Người dân chẻ cói bằng tay trước khi đem phơi khô
Công tác chỉ đạo thực hiện quy hoạch vùng thâm canh cói ở một số xã chưa được chú trọng, diện tích chuyển đổi không tập trung, vẫn còn để diện tích cói xen lúa, cói kết hợp với nuôi trồng thủy sản, khó khăn cho việc điều tiết nước, phòng trừ sâu bệnh. Kỹ thuật sản xuất, thâm canh cây cói của người dân trước giờ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đúc rút ra trong quá trình sản xuất, chưa có sự vào cuộc nghiên cứu khoa học của các cơ quan chuyên môn thực sự để rút ra những khoa học kỹ thuật trong thâm canh cây cói.
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh cây cói còn nhiều hạn chế. Hiện nay, người dân mới đưa vào sử dụng máy múc để lộn trở cải tạo đất, còn các khâu sản xuất khác như trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế hoàn toàn là thủ công chưa có máy móc phù hợp để áp dụng do vậy tốn nhiều công lao động, tăng chi phí trong sản xuất. Đặc biệt là khâu bảo quản chế biến cói sau thu hoạch, cói phơi khô sẽ tập kết và trữ trong các hộ gia đình, không có kho bảo quản riêng biệt dễ gây nấm mốc, thâm đen ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
a3.png
Các khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản cói được làm thủ công hoàn toàn
Hình thức tổ chức sản xuất của người dân vẫn theo tính đơn lẻ, không có sự liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp. Doanh nghiệp ở Nga Sơn chưa quan tâm đầu tư chế biến sâu. Với bề dày chuyên canh cói, phát triển nghề thủ công truyền thống, nông dân, chủ doanh nghiệp chưa chú trọng đổi mới công nghệ chế biến các sản phẩm từ cói, địa bàn huyện vẫn là đại công trường sản xuất, sơ chế sản phẩm cói bán cho tư thương. Nguyên liệu cói sản xuất ra chủ yếu sử dụng vào việc xe lõi, dóc quại, dóc thảm, dệt chiếu, dùng nguyên liệu làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, một phần bán sản phẩm dưới dạng cói thô.
a4.png
Cói sau khi thu hoạch, phơi khô và sơ chế và bán cho các thương lái
Một vấn đề vô cùng quan trọng nữa đó chính là thị trường tiêu thụ, thực tế việc tiêu thụ các sản phẩm từ cói ở huyện Nga Sơn lâu nay phát triển theo phương thức “lối mòn” không có sự đầu tư nghiên cứu thiếu tự chủ về kinh tế. Với 80% sản lượng cói tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc, hoạt động sản xuất cói, chế biến các sản phẩm từ cóicủa địa phương quá phụ thuộc vào bạn hàng lớn này, do đócác doanh nghiệp đang đứng trước những rủi ro lớn khi thị trường này có biến động. Đây cũng chính là nút “thắt cổ chai” trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm cói, điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ cần thị trường từ Trung Quốc “gặp trục trặc” thì doanh nghiệp Nga Sơn đã “bí” đầu ra cho sản phẩm. Trong khi đó các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cói ở Nga Sơn mang tư duy “buôn chuyến”, chủ yếu bán hàng qua các đầu nậu trung gian, không trực tiếp tiếp cận các cơ sở sản xuất có nhu cầu mua nguyên liệu cói và quan tâm phát triển đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm dẫn đến không có sự liên kết chặt chẽ. Hiệp hội chiếu cói Nga Sơn dù đã có những cố gắng tham gia xúc tiến thương mại nhưng vai trò tập hợp, gắn kết doanh nghiệp chưa cao.
a5.png
Sản phẩm quại lõi từ cói Nga Sơn được vận chuyển ra thị trường nước ngoài
Việc thị trường tiêu thụ không ổn định, khiến giá cói nhiều thời điểm xuống thấp, trong khi đó chi phí đầu vào cho sản xuất cao, dẫn đến nông dân vùng cói không tha thiết với đồng ruộng, không yên tâm đầu tư thâm canh, hoặc đầu tư cầm chừng… nhiều hộ còn bỏ bẵng, không chăm sóc cói hoặc chuyển diện tích sang nuôi trồng thủy sản hoặc đi làm ăn xa, do đó một số diện tích cói có xu hướng tái hoang trở lại. Ðó cũng là hiện trạng chung ở nhiều xã vùng cói trên địa bàn huyện.
Tình trạng diện tích cói suy giảm, khó khăn trong sản xuất, tìm kiếm đầu ra, thị trường ổn định cho sản phẩm…chính là trở ngại, thách thức với người nông dân doanh nghiệp sản xuất cói trên địa bàn huyện. Vậy nhưng, đó không phải là bài toán không tìm được lời giải. Vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ ai sẽ gánh vác trách nhiệm nặng nề đó để sẵn sàng tìm kiếm con đường “sáng” đưa nghề cói Nga Sơn “hồi sinh” và phát triển.
Những quyết sách “dẫn đường chỉ lối”
Sau gần hai thập kỷ gian nan nghề cói, huyện Nga Sơn xác định cây cói vẫn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế tại địa phương. Ngành nghề chiếu cói và thủ công mỹ nghệ từ sản phẩm cói là ngành nghề truyền thống từ nhiều đời, nguồn nguyên liệu sản xuất tại địa phương rất thuận tiện cho đầu tư phát triển. Vì vậy, cần tiếp tục khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sản xuất chiếu, quại, lõi và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói. Phát triển các mô hình kinh tế tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao từ cây cói để từng bước chinh phục được những thị trường khó tính nhất khắp trong và ngoài nước, từ đó tạo kinh tế ổn định, phát triển cho địa phương.
Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về về vấn đề “nông nghiệp, nông thôn, nông dân”, trên cơ sở đánh giá đúng tình hình thực tế địa phương, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã đề ra quyết sách phát triển cói, ngành nghề sản xuất chế biến cói và thực tế cho thấy đây là hướng đi đúng. Năm 2008, lần đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các doanh nghiệp, địa phương tổ chức hội thảo khoa học “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” qua đó khẳng định vị trí, vai trò, tìm giải pháp phát triển vững chắc vùng nguyên liệu cói cùng nghề thủ công truyền thống.
Cũng trong năm 2008, Sở KH&CN Thanh Hóa phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu phục tráng giống cói bông trắng tại huyện Nga Sơn, Thanh Hoá”. Theo nghiên cứu, hiện nay trên địa bàn huyện Nga Sơn có hai giống cói phổ biến là cói bông nâu và cói bông trắng. Cả hai giống cói này đều gắn bó người dân từ rất lâu, trong đó cây cói bông trắng có nhiều ưu điểm như năng suất cao, phẩm chất tốt hơn cói bông nâu, quá trình sinh trưởng, phát triển lại thích hợp với các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất Nga Sơn. Để bảo tồn và phát triển nghề trồng cói và chế biến cói, Sở KH&CN Thanh Hóa và Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã chọn 6 xã có kinh nghiệm trồng và thâm canh cói giỏi để thực hiện đề tài. Khi thực hiện dự án phục tráng giống cói bông trắng này, nông dân các xã sẽ được hỗ trợ 8 triệu đồng/ha, được tham gia các lớp tập huấn tiếp nhận kỹ thuật thâm canh mới.
Trên cơ sở đó, năm 2008, UBND huyện Nga Sơn tiếp tục ban hành đề án “Phát triển kinh tế vùng cói ven biển huyện Nga Sơn, giai đoạn 2008-2015” nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo những vùng hoang hóa và hạ thấp mặt bằng. Mục tiêu của đề án xác định là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn 6 xã vùng cói, giảm diện tích cói kém hiệu quả từ 1.600ha (năm 2010) xuống còn 1.040 ha (năm 2015); chuyển đổi hơn 196 ha cói sang trồng lúa và 84 ha cói sang phát triển trang trại, nuôi trồng thuỷ sản.
Thực hiện đề án, Nga Sơn đã tiến hành thực hiện quy hoạch, xác định lại các diện tích trồng cói, trồng lúa, tiến hành hỗ trợ người dân 1,5 triệu đồng/1 ha để chuyển đổi 450 ha cói kém năng suất sang trồng lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực ở các xã chuyên canh cây cói. Cùng với đó, trong Chương trình xúc tiến thương mại đặc biệt cho năm 2009 (theo Quyết định 80 của Chính phủ về xúc tiến thương mại) có dự án về cói do tỉnh Thanh Hoá đứng ra, đã có nhiều hỗ trợ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp địa phương.
Những nỗ lực bước đầu của các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện trong việc đề ra chiến lược, kế hoạch phát triển cây cói đã giúp đời sống người dân vùng cói thoát cảnh bấp bên và phát triển ổn định hơn. Trước khi ban hành “Đề án phát triển kinh tế vùng cói ven biển”, năm 2007 diện tích cói thu hoạch 2 vụ chỉ có 2.606 ha chiếm 82,5% diện tích. Từ khi triển khai đề án, năm 2010 dù nắng hạn kéo dài song diện tích cói 2 vụ tăng lên 2.912, năng suất 79,5 tấn/ha, sản lượng 28.152 tấn. Việc cải tạo, chuyển đổi, hạ thấp mặt bằng từng bước nâng cao năng suất, sản lượng cói, tăng thu nhập cho người dân.
Từ thành quả bước đầu trong phục hồi và phát triển cây cói, nghề sản xuất chế biến các sản phẩm từ cói, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Nga Sơn đã rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích để tiếp tục vạch ra chủ trương, quyết sách lớn “soi đường, chỉ hướng” cho sự phát triển những năm sau. Để thống nhất mục tiêu, quan điểm, giải pháp thực hiện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2010-2015); Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2015-2020) liên tục đưa ra những định hướng mà huyện cần tích cực phấn đấu thực hiện trong những năm tới, đó là “tiếp tục phát huy thế mạnh của cây cói và nghề cói để làm giàu”. Đặc biệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2020-2025) còn xác định2 trong 3 chương trình trọng tâm có liên quan trực tiếp đến phát triển cây cói và nghề sản xuất chế biến các sản phẩm từ cói, đó là: “Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, NTM kiểu mẫu và Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ”. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện “Đề án Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018–2020”, định hướng đến 2030 của UBND tỉnh Thanh Hoágắn với xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Những cơ chế, chính sách hỗ trợ hiệu quả
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội,huyện Nga Sơn đã cập nhật, bổ sung những nhiệm vụ mới phù hợp với thực tiễn, xây dựng và ban hành chương trình hành động bảo đảm toàn diện, khả thi trong tổ chức thực hiện. Qua đó, từng bước đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Đẩy mạnh sản xuất thâm canh tăng năng suất cói, quy hoạch vùng cói chuyên canh
Triển khai thực hiện các cơ chế hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp,cụ thể là cây cói, trước tình trạng sâu bệnh phát sinh trên diện tích cói, huyện Nga Sơn chủ động đấu mối với Trường đại học Nông nghiệp I, Viện Bảo vệ thực vật nghiên cứu, tìm biện pháp diệt trừ bọ cánh cứng, sâu róm, sâu đục thân hại cói. Bên cạnh đó, huyện quan tâm hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây cói cho nông dân, khuyến cáo người trồng hạn chế sử dụng phân đơn, tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón chậm tan, phân DAP, phân NPK theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cói.Tổ chức lộn trở đất sau 4 – 5 năm, cấy mống mới và cải tạo hạ thấp mặt bằng diện tích cói hoang, tái hoang. Để thực hiện huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển vùng cói như hỗ trợ 40 triệu đồng/ha để cải tạo, hạ thấp mặt bằng đất trồng cói.
Để chủ động tháo gỡ khó khăn về nguồn nước sản xuất, huyện đã đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình trọng điểm phát triển vùng cói như hệ thống giao thông, thủy lợi, trạm bơm, cầu cống nhằm đảm bảo đi lại, vận chuyển và chủ động nguồn nước tưới. Hỗ trợ mỗi xã 30% kinh phí đầu tư kênh mương nội đồng,nâng cao năng lực tưới tiêu cho cây cói. Phát động nhân dân các địa phương ra quân hạ thấp mặt ruộng, tổ chức nạo vét kênh mương để tưới tiêu chủ động, kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, vận hành các trạm bơm qua kênh Hưng Long, ngang Bắc, ngang Nam và tưới tự chảy qua các cống dưới đê khi hệ thống đập ngăn mặn trên sông Lèn và sông Càn hoàn thành.
a6.png
Dự án đầu tư xây dựng công trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê cửa sông huyện Nga Sơn
Thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, huyện đã đẩy mạnh áp dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất cói như ứng dụng kết quả nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phục tráng giống, quy trình thâm canh cói, cơ giới hóa trong sản xuất đảm bảo cho năng suất cao, chất lượng thương phẩm tốt. Tăng cường công tác đào tào nghề cho lực lượng lao động nông nghiệp nhất là lực lượng trực tiếp tham gia vào sản xuất ngành hàng cói nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu theo hướng sản xuất hàng hóa.
a7.png
Dự án hệ thống thuỷ lợi sông Lèn giữa hai huyện Nga Sơn và Hậu Lộc nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu
Đặc biệt, thực hiện “Đề án Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018–2020”, định hướng đến 2030 của UBND tỉnh Thanh Hoá, huyện Nga Sơn đã luôn xác định “cói” là một trong những lợi thế và tiềm năng hướng đến góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Để khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của làng nghề cói truyền thống và xây dựng cói trở thành các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu khắt khe của OCOP, huyện đã tiến hành cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn trồng cói với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn, qua đó góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Đồng thời, có các cơ chế hỗ trợ để phát triển các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp từ cói có lợi thế của từng xã, thị trấn cũng như vận động các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh chế biến các sản phẩm cói tích cực tham gia OCOP, tập trung tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, hỗ trợ các chủ thể OCOP mở rộng thị trường và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh... như: hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hành chính liên quan đến sản phẩm OCOP. Văn phòng Điều phối NTM huyện cùng các ngành, các xã, thị trấn tổ chức cho các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh tham gia các hội chợ triển lãm, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh; mở 1 cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại thị trấn Nga Sơn...
Giữ gìn và phát triển các làng nghề cói truyền thống
Triển khai có hiệu quả chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và dịch vụ, cụ thể, trên cơ sở nghị quyết về “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”, huyện Nga Sơn đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ đối với doanh nghiệp, hộ gia đình.
Một trong những điều đầu tiên được Nga Sơn thực hiện khi xác định tập trung phát triển mạnh lĩnh vực TTCN tại địa phương chính là thực hiện bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm cói Nga Sơn. Điều này không chỉ giúp định vị thương hiệu cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ‘made in Nga Son’ khi được giới thiệu đến thị trường mà còn giúp gia tăng giá trị cho các mặt hàng thủ công khi đến tay người tiêu dùng. Với sự nỗ lực bền bỉ của các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện, ngày 13 tháng 10 năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 2292/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00028 cho sản phẩm cói Nga Sơn. Sự kiện này không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế to lớn, làm gia tăng giá trị, khẳng định thương hiệu cho cây cói Nga Sơn, mà còn trở thành công cụ hiệu quả bảo vệ sản phẩm cói và các doanh nghiệp địa phương trong hoạt động xúc tiến thương mại và quá trình hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng của nước ta hiện nay.
a8.png
Với những tính chất, chất lượng đặc thù cói Nga Sơn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Xác định phát triển làng nghề truyền thống là phát huy nội lực của Nhân dân, tạo việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa, với lợi thế trong sản xuất hàng thủ công xuất khẩu chủ yếu từ nguyên liệu cói huyện Nga Sơn đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nghề truyền thống này. Hiện nay, toàn huyện có 23 làng nghề đã được tỉnh công nhận, trong đó có 20 làng nghề chiếu cói. Để tiếp sức cho làng nghề, nghề truyền thống phát triển, trong những năm qua, huyện Nga Sơn đã xây dựng các khu, cụm công nghiệp làng nghề để giúp các hộ có mặt bằng mở rộng sản xuất. Đến nay, huyện đã xây dựng 3 cụm công nghiệp, làng nghề liên xã gồm: cụm làng nghề liên xã Thị trấn, cụm công nghiệp Tư Sy và cụm công nghiệp Tam Linh với tổng diện tích trên 60 ha.
Ông Phạm Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn cho biết: “Để giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống, đặc biệt là nghề cói, huyện Nga Sơn đã tập trung chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc, phân công nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển ngành nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống.Tiếp sức cho làng nghề phát triển trong xu thế hội nhập. Trong những năm qua huyện Nga Sơn đã đẩy mạnh công tác xây dựng các khu, cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề để giúp các hộ có mặt bằng mở rộng sản xuất”.
Đặc biệt, để tìm đầu ra cho các sản phẩm truyền thống về cói, từng bước nắm thế chủ động trong thị trường tiêu thụ, lãnh đạo huyện cùng với các doanh nghiệp trong huyện đã thành lập đoàn nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những bạn hàng uy tín, chú trọng đến thị trường nội địa. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu hàng cói ra các nước khác, khuyến khích thành lập mới các công ty cổ phần sản xuất kinh doanh hàng cói.
Bên cạnh đó, để ngành nghề TTCN phát triển theo hướng bền vững, huyện Nga Sơn tiếp tục tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy dệt chiếu, máy xe lõi... du nhập thiết bị, đổi mới công nghệ chế biến các sản phẩm từ cói theo hướng hiện đại hóa, chú trọng cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, nhằm tăng năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Cụ thể, với doanh nghiệp mua máy dệt chiếu mới và đưa vào sản xuất ổn định, huyện hỗ trợ 20% nhưng không quá 20 triệu đồng/máy; hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo mua máy se lõi và đưa vào sản xuất ổn định 6 tháng trở lên là 20% nhưng không quá 600.000 đồng/máy...
Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nghề, nhất là dạy nghề sản xuất TTCN cho lao động nông thôn, gắn dạy nghề với nhu cầu của doanh nghiệp, làng nghề để đào tạo nguồn nhân lực. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ở ngoài huyện, ngoài tỉnh vào địa bàn để lập trung tâm, xưởng thu mua. Đồng thời, tranh thủ công nghệ, bảo đảm cho đầu ra của sản phẩm ổn định hơn, giảm khâu trung gian để tăng lợi nhuận cho người lao động. Bên cạnh đó, huyện cũng tích cực vận động các hộ sản xuất, kinh doanh có đủ điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và hướng tới thành lập doanh nghiệp. Khuyến khích, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội Chiếu cói Nga Sơn để hợp tác, trợ giúp thành viên trong sản xuất, kinh doanh một cách thiết thực, hiệu quả, nhất là thắt chặt mối liên kết bốn nhà, mở rộng liên kết vùng để hội nhập, khẳng định thương hiệu trong nền kinh tế thế giới. Phấn đấu đến năm 2025, mỗi xã có ít nhất một làng nghề, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho trên 15.000 lao động.
(Còn nữa)
Bài và ảnh:Dương Huyền
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm