Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng tỉnh Thanh Hoá 2024: Hiện thực hoá khát vọng “vươn mình ra thế giới” của cây cói Nga Sơn (Kỳ 1)

Ngày 07/10/2024 10:12:42


Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng tỉnh Thanh Hoá 2024: Hiện thực hoá khát vọng “vươn mình ra thế giới” của cây cói Nga Sơn (Kỳ 1)

Chẳng biết tự bao giờ “Cói” không chỉ là tên gọi mà đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của mảnh đất và con người vùng quê ven biển Nga Sơn gian khó những thấm đẫm tình người. Hình ảnh những cánh đồng cói xanh ngút ngàn trải dài tận chân trời đã sống trong ký ức của những người con “sinh ra từ cói, lớn lên nhờ cói” như một dấu ấn không bao giờ quên, một phần máu thịt không thể tách rời.Để rồi gần hai thập kỷ trôi qua với nhiều thăng trầm, biến cố, có những lúc lao đao khốn khó vì cói, thì người dân Nga Sơn vẫn kiên cường bám trụ chưa từng từ bỏ. Giờ đây, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong tỉnh, huyện bằng những quyết sách và điều hành đúng đắn, linh hoạt cùng sự quyết tâm gìn giữ, phát triển nghề của người dân, cói Nga Sơn không những được “hồi sinh” mà còn “vươn mình” ra thế giới, mang theo khát vọng làm giàu chân chính của biết bao thế hệ người dân trên miền quê cổ tích, huyền thoại này.
a1.png




Cánh đồng cói xanh ngút ngàn gắn bó với người dân Nga Sơn từ thuở vượt thổ dựng nhà nơi cửa biển.
Kỳ I: Cói – niềm kiêu hãnh của vùng đất Nga Sơn
Là một huyện ven biển nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hoá, cách TP Thanh Hoá 40 km, vùng quê Nga Sơn từ xa xưa đã nổi tiếng đi vào lịch sử vớitruyền thuyết Mai An Tiêm và quả dưa hấu đỏ, khởi nghĩa Ba Đình anh dũng kiên cường và những câu ca dao ngọt ngào mà ai ai cũng một lần được nghe“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/ Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”.
Cói dệt tên đất, tên làng…
Có thể nói, tạo hoá đã ưu đãi ban tặng cho vùng đất Nga Sơn nhiều cảnh quanthiên nhiêntươi đẹp, có một không hai về điều kiện tự nhiên, với8 xã bao gồm Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Liên, Nga Thanh, Nga Thủy nằm dọc theo chiều dài20 kmven biển, tạo phù sa cho vùng triểu màu mỡ với nhiều tiềm năng. Ngoàitrồng sú vẹt, mảnh đất này chỉ trồng được một loại cây duy nhất là cây cói, nguyên liệu dệt nên chiếu Nga Sơn – niềm kiêu hãnh của vùng đất này.
Từ trăm năm trước, cây cói đã gắn bó mật thiết với người dân nơi đây. Những cây cói chắc khoẻ với thân xanh mỡ, tròn thon từ gốc, nửa trên đến ngọn vuốt thành ba cạnh, búp hoa chụm chúm xanh. Rễ cây chằng chịt bám vào đất, kết thành khối, gió sóng không thể đánh bật. Mặc triều dâng, cây ngập chìm trong nước, đến khi nước rút để lại phù sa lấm tấm trên màu cây xanh… suốt dọc từ cửa sông Càn đến cửa lạch Sung cây cói vẫn kiên cường bám đất vươn lên cũng như người dân Nga Sơn đã hiên ngang đương đầu với biển lớn, rời quê, vượt thổ dựng nhà nơi cửa biển này. Ở nơi đây, cây cói mềm mại, óng ả, có vai trò là sợi nối giữa biển với bờ, giữa những con người cần cù, khoẻ mạnh với thiên nhiên trù phú, bao la.
Có lẽ chính những điều kiện sinh sống khắc nghiệt đó đã tạo nên vẻ đẹp ít nơi nào có được của cây cói Nga Sơn. Sức quyến rũ của nó đến từ những sợi cói nhỏ, dai, óng mượt tạo nên mỗi lá chiết mềm mại, bền chắc. Đặc biệt vùng đất nơi đây có thể trồng được loại cói dài chuyên dùng để dệt nên những tấm chiếu vừa đẹp lại vừa bền. Tính vượt trội ấy cho phép Nga Sơn có thể tạo nên nhiều chủng loại chiếu với mẫu mã, kích thước khác nhau, điều khó có địa phương nào theo kịp. Những lá chiếu Nga Sơn đã trở thành vật biểu trưng cho niềm hành phúc lứa đôi trong ngày cưới, được lưu truyền qua bao đời, bao thế hệ trên khắp mọi miền của đất nước.
Cói trở thành vật cống tiến triều đình
Theo những cụ cao niên kể lại, chiếu cói Nga Sơn cùng chiếu cói của Kim Sơn (Ninh Bình) là một trong những vật cống tiến triều đình, được các bậc vua chúa, quý tộc ưa dùng. Những lá chiếu vùng Nga Sơn nức tiếng gần xa nhờ làm biện pháp thủ công kỹ lưỡng và công phu. “Hữu xạ tự thiên hương” có giai đoạn, người dân làng nghề cói Nga Sơn không cần phải tìm mối tiêu thụ vì thương lái khắp nơi tự tìm đến đặt hàng. Sản phẩm làm ra đôi khi không kịp đáp ứng nhu cầu của các thương lái, nhờ dệt chiếu mà nhiều người xây được nhà, lo cho con cái ăn học đầy đủ. Trong tâm thức của người dân nơi đây, cói là biểu tượng cho sự ấm no, đủ đầy.
a2.png
Những lá chiếu cói Nga Sơn nổi danh khắp cả nước vì vẻ đẹp mềm mại, bền chắc ít nơi nào có được
Trải qua hàng trăm năm tồn tại cây cói đã trở thành thế mạnh của kinh tế Nga Sơn, từ những năm 1965, những chiếc chiếu đậu, chiếu hoa, cùng các mặt hàng từ cói của Nga Sơn đã xuôi ngược khắp các nẻo đường đất nước từ những làng quê lên thành phố, từ những ngõ nhỏ lắt léo đến những đường phố lớn, từ Bắc vào Nam,... xa hơn nữa là thị trường các nước trên thế giới, chủ yếu là thị trường Ðông Âu. Lúc cao điểm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Ðông Âu đạt trên 30 tỷ đồng, đưa Nga Sơn đã trở thành huyện có kim ngạch xuất khẩu cói lớn nhất cả nước.
a3.png
Từ cây cói xanh tốt người dân Nga Sơn đã dệt nên những tấm
chiếu đậu, chiếu hoa
Khi đó đến Nga Sơn không hiếm để chúng ta bắt gặp những hộ gia đình dệt chiếu làm cói ở Nga Sơn. Chỉ cần ra các xã ven biển như Nga Thanh, Nga Tiến, Nga Liên, Nga Tân, Nga Thủy… Rồi vào bất kỳ gia đình nào cũng có thể tận mắt chứng kiến hình ảnh những nghệ nhân đang thoăn thoắn tay luồn sợi cói, tay dập go dệt chiếu. Ở thời kỳ hưng thịnh của chiếu cói Nga Sơn, nhà nhà đều trồng cói, người người đều dệt chiếu. Chiếu cói làm ra đến đâu lập tức được đem đi tiêu thụ, thậm chí nhiều lúc không đủ nguồn cung cho thị trường.
Biến cố thăng trầm nghề cói
Nổi tiếng là vậy, phát triển là thế nhưng ít ai biết được cây cói và nghề cói Nga Sơn đã từng trải qua những biến cố thăng trầm. Trước sự khắc nghiệt của thị trường, nghề cói Nga Sơn đã phải gồng mình vượt qua giai đoạn “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh”, dân vùng trồng cói lao đao trong cơn bĩ cực và từng đứng trước nguy cơ mai một.
Trong thời kỳ “hoàng kim” của mình, những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc, nhất là sau ngày cả nước thống nhất 1975, cây cói và nghề thủ công truyền thống ở Nga Sơn có bước phát triển nhảy vọt cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Cây cói gắn bó với người nông dân như “máu thịt” và trở thành cây xoá đói, giảm nghèo vươn lên khá giả của nhiều hộ gia đình. Trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều mô hình tiên tiến xuất sắc trong thâm canh cói, chế biến các sản phẩm từ cói. Từ đó những mặt hàng chiếu cói, mành cói Nga Sơn… đã có mặt khắp cả nước, rồi xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu…đưa kim ngạch xuất khẩu của huyện Nga Sơn luôn cao nhất tỉnh.
a4.png
Bàn tay tài hoa của người dân “thổi hồn” cho chiếu cói Nga Sơn
Đứng trước nguy cơ mai một
Thế nhưng, trước những đổi thay của thời cuộc, đến đầu thập niên 1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ sản phẩm chiếu cói truyền thống này đã mất dần thị trường mất tiêu thụ quan trọng dẫn đến nghề trồng cói và chế biến các sản phẩm từ cói ở Nga Sơn lâm cảnh khó khăn. Nhớ về khoảng thời gian khốn khó ấy, Nghệ nhân Ưu tú Trần Thị Việt, Giám đốc Công ty TNHH Việt Trang cho biết: “Trước khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, giá cói nguyên liệu tại Nga Sơn là 600 đồng/kg nhưng sau đó (từ năm 1990) chỉ còn 6 xu. Một đôi chiếu cói khoảng 3,4 m2 giá chỉ còn 800 đồng, trong khi giá gạo là 2.500 đồng/kg”.
Giá cói giảm thấp, kinh doanh thua lỗ, người dân không thiết tha thu hoạch để chết rũ trên ruộng hoặc chất thành kho mốc meo. Nông dân và cả các hộ kinh doanh cá thể rất chật vật mới bán được cói. Cói ế ẩm khiến nước mắt nhiều người trồngcói phải tuôn rơi. Chiếu bán ra không có người mua hoặc giá rẻ mạt. Thời điểm đó nhiều hộ kinh doanh rơi vào cảnh nợ nần chồng chất vì không bán được hàng. Hàng loạt xí nghiệp, hợp tác xã chiếu cói bị phá sản. Công nhân, người lao động bị thất nghiệp phải chuyển nghề để kiếm sống, thậm chí nhiều gia đình phải bỏ xứ đi nơi khác làm ăn. Hàng nghìn héc-ta đồng cói bị hoang hóa, nghề chiếu cói truyền thống gần như ngưng trệ. Thời gian này cùng với việc chuyển hướng khai thác triệt để thị trường nội địa, này huyện Nga Sơn phát động phong trào “lúa lấn cói, cói lấn biển”, nhiều diện tích trồng cói trước đây được chuyển đổi sang trồng lúa và các cây lương thực khác.
Kiên cường bám trụ quyết không để “mất” nghề
Mặc dù lao đao với nghề cói, thế nhưng với quyết tâm vực dậy nghề không để bị mai một, nhiều người dân Nga Sơn vẫn kiên cường bám trụ, gắn bó với cói và loay hoay tìm hướng đi sáng. Cùng với việc duy trì, phát triển thị trường nội địa, những hộ kinh doanh cá thể đã mở hướng xuất khẩu cói nguyên liệu, lõi cói, chiếu cói sang các thị trường trong khu vực mà cụ thể là thị trường Trung Quốc. Với việc mở cửa, hội nhập ngày một sâu rộng, nhất là chính sách hoàn thuế cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng nông sản tạo đà doanh nghiệp, doanh nhân ở Nga Sơn phát triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, xúc tiến thương mại. Nhiều thương nhân, doanh nghiệp Trung Quốc còn mạnh dạn đầu tư cho bạn hàng ở huyện Nga Sơn ứng trước vốn, máy xe quại chế biến các sản phẩm từ cói để thu gom sản phẩm. Diện tích cói được mở rộng, dệt chiếu, xe quại phát triển mạnh mẽ trong hàng vạn hộ nông dân. Năm 2006, sản lượng cói ở huyện Nga Sơn đạt gần 27.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 130 tỷ đồng. Theo phản ánh của nông dân, giá một kg cói thời kỳ này tương ứng ba kg lương thực, một sào cói cho thu nhập gấp ba sào lúa.
Những năm 2007-2008, khi khủng khoảng tài chính toàn cầu, sức tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc giảm sút, cói Nga Sơn lại rơi vào khó khăn. Cói, cùng các sản phẩm chế biến từ cóiđều rớt giá. Qua theo dõi của bộ phận thống kê, năm 2006 có thời điểm cói dài giá 8.000 đồng/kg, cói ngắn 5.000 đồng/kg nhưng sang năm 2007 giá hai loại cói tương ứng rớt xuống 3.000-4.000 đồng. Trong năm 2008, giá cói có thời điểm tăng lên 7.000-8.000 đồng/kg cói dài, 2000-2.500 đồng kg cói ngắn nhưng nông dân 8 xã vùng trọng điểm cói của huyện Nga Sơn nhìn chung vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. Giá trị xuất khẩu sản phẩm cói ở Nga Sơn năm 2007 đạt 90 tỷ đồng giảm xuống còn 66 tỷ đồng trong năm 2008.
Nhìn sâu vào bề dày lịch sử chúng ta có thể thấy được rằng câu chuyện về cây cói Nga Sơn với những biến động thăng trầm không chỉ là duy nhất, mà là câu chuyện chung cho những làng nghề trăm tuổi, đã từng phát triển huy hoàng rực rỡ nhưng cũng có lúc lụi tàn do không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Câu hỏi đặt ra ở đây là, khi đối diện với nguy cơ mai một, thua lỗ, bấp bênh… những con người nơi đây sẽ chọn cách đối diện như thế nào. Từ bỏ hay tiếp tục bám trụ. Và đây cũng là thời khắc mà câu chuyện về lớp người hậu thế thay vì đầu hàng khó khăn, từ bỏ tinh hoa nghề mà lớp lớp cha ông đi trước đã nhọc nhằn góp nhặt, vẫn gian truân âm thầm giữ lấy nghề dù không dễ dàng được viết tiếp.
(Còn nữa)
Bài và ảnh:Dương Huyền

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng tỉnh Thanh Hoá 2024: Hiện thực hoá khát vọng “vươn mình ra thế giới” của cây cói Nga Sơn (Kỳ 1)

Đăng lúc: 07/10/2024 10:12:42 (GMT+7)


Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng tỉnh Thanh Hoá 2024: Hiện thực hoá khát vọng “vươn mình ra thế giới” của cây cói Nga Sơn (Kỳ 1)

Chẳng biết tự bao giờ “Cói” không chỉ là tên gọi mà đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của mảnh đất và con người vùng quê ven biển Nga Sơn gian khó những thấm đẫm tình người. Hình ảnh những cánh đồng cói xanh ngút ngàn trải dài tận chân trời đã sống trong ký ức của những người con “sinh ra từ cói, lớn lên nhờ cói” như một dấu ấn không bao giờ quên, một phần máu thịt không thể tách rời.Để rồi gần hai thập kỷ trôi qua với nhiều thăng trầm, biến cố, có những lúc lao đao khốn khó vì cói, thì người dân Nga Sơn vẫn kiên cường bám trụ chưa từng từ bỏ. Giờ đây, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong tỉnh, huyện bằng những quyết sách và điều hành đúng đắn, linh hoạt cùng sự quyết tâm gìn giữ, phát triển nghề của người dân, cói Nga Sơn không những được “hồi sinh” mà còn “vươn mình” ra thế giới, mang theo khát vọng làm giàu chân chính của biết bao thế hệ người dân trên miền quê cổ tích, huyền thoại này.
a1.png




Cánh đồng cói xanh ngút ngàn gắn bó với người dân Nga Sơn từ thuở vượt thổ dựng nhà nơi cửa biển.
Kỳ I: Cói – niềm kiêu hãnh của vùng đất Nga Sơn
Là một huyện ven biển nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hoá, cách TP Thanh Hoá 40 km, vùng quê Nga Sơn từ xa xưa đã nổi tiếng đi vào lịch sử vớitruyền thuyết Mai An Tiêm và quả dưa hấu đỏ, khởi nghĩa Ba Đình anh dũng kiên cường và những câu ca dao ngọt ngào mà ai ai cũng một lần được nghe“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/ Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”.
Cói dệt tên đất, tên làng…
Có thể nói, tạo hoá đã ưu đãi ban tặng cho vùng đất Nga Sơn nhiều cảnh quanthiên nhiêntươi đẹp, có một không hai về điều kiện tự nhiên, với8 xã bao gồm Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Liên, Nga Thanh, Nga Thủy nằm dọc theo chiều dài20 kmven biển, tạo phù sa cho vùng triểu màu mỡ với nhiều tiềm năng. Ngoàitrồng sú vẹt, mảnh đất này chỉ trồng được một loại cây duy nhất là cây cói, nguyên liệu dệt nên chiếu Nga Sơn – niềm kiêu hãnh của vùng đất này.
Từ trăm năm trước, cây cói đã gắn bó mật thiết với người dân nơi đây. Những cây cói chắc khoẻ với thân xanh mỡ, tròn thon từ gốc, nửa trên đến ngọn vuốt thành ba cạnh, búp hoa chụm chúm xanh. Rễ cây chằng chịt bám vào đất, kết thành khối, gió sóng không thể đánh bật. Mặc triều dâng, cây ngập chìm trong nước, đến khi nước rút để lại phù sa lấm tấm trên màu cây xanh… suốt dọc từ cửa sông Càn đến cửa lạch Sung cây cói vẫn kiên cường bám đất vươn lên cũng như người dân Nga Sơn đã hiên ngang đương đầu với biển lớn, rời quê, vượt thổ dựng nhà nơi cửa biển này. Ở nơi đây, cây cói mềm mại, óng ả, có vai trò là sợi nối giữa biển với bờ, giữa những con người cần cù, khoẻ mạnh với thiên nhiên trù phú, bao la.
Có lẽ chính những điều kiện sinh sống khắc nghiệt đó đã tạo nên vẻ đẹp ít nơi nào có được của cây cói Nga Sơn. Sức quyến rũ của nó đến từ những sợi cói nhỏ, dai, óng mượt tạo nên mỗi lá chiết mềm mại, bền chắc. Đặc biệt vùng đất nơi đây có thể trồng được loại cói dài chuyên dùng để dệt nên những tấm chiếu vừa đẹp lại vừa bền. Tính vượt trội ấy cho phép Nga Sơn có thể tạo nên nhiều chủng loại chiếu với mẫu mã, kích thước khác nhau, điều khó có địa phương nào theo kịp. Những lá chiếu Nga Sơn đã trở thành vật biểu trưng cho niềm hành phúc lứa đôi trong ngày cưới, được lưu truyền qua bao đời, bao thế hệ trên khắp mọi miền của đất nước.
Cói trở thành vật cống tiến triều đình
Theo những cụ cao niên kể lại, chiếu cói Nga Sơn cùng chiếu cói của Kim Sơn (Ninh Bình) là một trong những vật cống tiến triều đình, được các bậc vua chúa, quý tộc ưa dùng. Những lá chiếu vùng Nga Sơn nức tiếng gần xa nhờ làm biện pháp thủ công kỹ lưỡng và công phu. “Hữu xạ tự thiên hương” có giai đoạn, người dân làng nghề cói Nga Sơn không cần phải tìm mối tiêu thụ vì thương lái khắp nơi tự tìm đến đặt hàng. Sản phẩm làm ra đôi khi không kịp đáp ứng nhu cầu của các thương lái, nhờ dệt chiếu mà nhiều người xây được nhà, lo cho con cái ăn học đầy đủ. Trong tâm thức của người dân nơi đây, cói là biểu tượng cho sự ấm no, đủ đầy.
a2.png
Những lá chiếu cói Nga Sơn nổi danh khắp cả nước vì vẻ đẹp mềm mại, bền chắc ít nơi nào có được
Trải qua hàng trăm năm tồn tại cây cói đã trở thành thế mạnh của kinh tế Nga Sơn, từ những năm 1965, những chiếc chiếu đậu, chiếu hoa, cùng các mặt hàng từ cói của Nga Sơn đã xuôi ngược khắp các nẻo đường đất nước từ những làng quê lên thành phố, từ những ngõ nhỏ lắt léo đến những đường phố lớn, từ Bắc vào Nam,... xa hơn nữa là thị trường các nước trên thế giới, chủ yếu là thị trường Ðông Âu. Lúc cao điểm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Ðông Âu đạt trên 30 tỷ đồng, đưa Nga Sơn đã trở thành huyện có kim ngạch xuất khẩu cói lớn nhất cả nước.
a3.png
Từ cây cói xanh tốt người dân Nga Sơn đã dệt nên những tấm
chiếu đậu, chiếu hoa
Khi đó đến Nga Sơn không hiếm để chúng ta bắt gặp những hộ gia đình dệt chiếu làm cói ở Nga Sơn. Chỉ cần ra các xã ven biển như Nga Thanh, Nga Tiến, Nga Liên, Nga Tân, Nga Thủy… Rồi vào bất kỳ gia đình nào cũng có thể tận mắt chứng kiến hình ảnh những nghệ nhân đang thoăn thoắn tay luồn sợi cói, tay dập go dệt chiếu. Ở thời kỳ hưng thịnh của chiếu cói Nga Sơn, nhà nhà đều trồng cói, người người đều dệt chiếu. Chiếu cói làm ra đến đâu lập tức được đem đi tiêu thụ, thậm chí nhiều lúc không đủ nguồn cung cho thị trường.
Biến cố thăng trầm nghề cói
Nổi tiếng là vậy, phát triển là thế nhưng ít ai biết được cây cói và nghề cói Nga Sơn đã từng trải qua những biến cố thăng trầm. Trước sự khắc nghiệt của thị trường, nghề cói Nga Sơn đã phải gồng mình vượt qua giai đoạn “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh”, dân vùng trồng cói lao đao trong cơn bĩ cực và từng đứng trước nguy cơ mai một.
Trong thời kỳ “hoàng kim” của mình, những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc, nhất là sau ngày cả nước thống nhất 1975, cây cói và nghề thủ công truyền thống ở Nga Sơn có bước phát triển nhảy vọt cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Cây cói gắn bó với người nông dân như “máu thịt” và trở thành cây xoá đói, giảm nghèo vươn lên khá giả của nhiều hộ gia đình. Trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều mô hình tiên tiến xuất sắc trong thâm canh cói, chế biến các sản phẩm từ cói. Từ đó những mặt hàng chiếu cói, mành cói Nga Sơn… đã có mặt khắp cả nước, rồi xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu…đưa kim ngạch xuất khẩu của huyện Nga Sơn luôn cao nhất tỉnh.
a4.png
Bàn tay tài hoa của người dân “thổi hồn” cho chiếu cói Nga Sơn
Đứng trước nguy cơ mai một
Thế nhưng, trước những đổi thay của thời cuộc, đến đầu thập niên 1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ sản phẩm chiếu cói truyền thống này đã mất dần thị trường mất tiêu thụ quan trọng dẫn đến nghề trồng cói và chế biến các sản phẩm từ cói ở Nga Sơn lâm cảnh khó khăn. Nhớ về khoảng thời gian khốn khó ấy, Nghệ nhân Ưu tú Trần Thị Việt, Giám đốc Công ty TNHH Việt Trang cho biết: “Trước khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, giá cói nguyên liệu tại Nga Sơn là 600 đồng/kg nhưng sau đó (từ năm 1990) chỉ còn 6 xu. Một đôi chiếu cói khoảng 3,4 m2 giá chỉ còn 800 đồng, trong khi giá gạo là 2.500 đồng/kg”.
Giá cói giảm thấp, kinh doanh thua lỗ, người dân không thiết tha thu hoạch để chết rũ trên ruộng hoặc chất thành kho mốc meo. Nông dân và cả các hộ kinh doanh cá thể rất chật vật mới bán được cói. Cói ế ẩm khiến nước mắt nhiều người trồngcói phải tuôn rơi. Chiếu bán ra không có người mua hoặc giá rẻ mạt. Thời điểm đó nhiều hộ kinh doanh rơi vào cảnh nợ nần chồng chất vì không bán được hàng. Hàng loạt xí nghiệp, hợp tác xã chiếu cói bị phá sản. Công nhân, người lao động bị thất nghiệp phải chuyển nghề để kiếm sống, thậm chí nhiều gia đình phải bỏ xứ đi nơi khác làm ăn. Hàng nghìn héc-ta đồng cói bị hoang hóa, nghề chiếu cói truyền thống gần như ngưng trệ. Thời gian này cùng với việc chuyển hướng khai thác triệt để thị trường nội địa, này huyện Nga Sơn phát động phong trào “lúa lấn cói, cói lấn biển”, nhiều diện tích trồng cói trước đây được chuyển đổi sang trồng lúa và các cây lương thực khác.
Kiên cường bám trụ quyết không để “mất” nghề
Mặc dù lao đao với nghề cói, thế nhưng với quyết tâm vực dậy nghề không để bị mai một, nhiều người dân Nga Sơn vẫn kiên cường bám trụ, gắn bó với cói và loay hoay tìm hướng đi sáng. Cùng với việc duy trì, phát triển thị trường nội địa, những hộ kinh doanh cá thể đã mở hướng xuất khẩu cói nguyên liệu, lõi cói, chiếu cói sang các thị trường trong khu vực mà cụ thể là thị trường Trung Quốc. Với việc mở cửa, hội nhập ngày một sâu rộng, nhất là chính sách hoàn thuế cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng nông sản tạo đà doanh nghiệp, doanh nhân ở Nga Sơn phát triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, xúc tiến thương mại. Nhiều thương nhân, doanh nghiệp Trung Quốc còn mạnh dạn đầu tư cho bạn hàng ở huyện Nga Sơn ứng trước vốn, máy xe quại chế biến các sản phẩm từ cói để thu gom sản phẩm. Diện tích cói được mở rộng, dệt chiếu, xe quại phát triển mạnh mẽ trong hàng vạn hộ nông dân. Năm 2006, sản lượng cói ở huyện Nga Sơn đạt gần 27.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 130 tỷ đồng. Theo phản ánh của nông dân, giá một kg cói thời kỳ này tương ứng ba kg lương thực, một sào cói cho thu nhập gấp ba sào lúa.
Những năm 2007-2008, khi khủng khoảng tài chính toàn cầu, sức tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc giảm sút, cói Nga Sơn lại rơi vào khó khăn. Cói, cùng các sản phẩm chế biến từ cóiđều rớt giá. Qua theo dõi của bộ phận thống kê, năm 2006 có thời điểm cói dài giá 8.000 đồng/kg, cói ngắn 5.000 đồng/kg nhưng sang năm 2007 giá hai loại cói tương ứng rớt xuống 3.000-4.000 đồng. Trong năm 2008, giá cói có thời điểm tăng lên 7.000-8.000 đồng/kg cói dài, 2000-2.500 đồng kg cói ngắn nhưng nông dân 8 xã vùng trọng điểm cói của huyện Nga Sơn nhìn chung vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. Giá trị xuất khẩu sản phẩm cói ở Nga Sơn năm 2007 đạt 90 tỷ đồng giảm xuống còn 66 tỷ đồng trong năm 2008.
Nhìn sâu vào bề dày lịch sử chúng ta có thể thấy được rằng câu chuyện về cây cói Nga Sơn với những biến động thăng trầm không chỉ là duy nhất, mà là câu chuyện chung cho những làng nghề trăm tuổi, đã từng phát triển huy hoàng rực rỡ nhưng cũng có lúc lụi tàn do không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Câu hỏi đặt ra ở đây là, khi đối diện với nguy cơ mai một, thua lỗ, bấp bênh… những con người nơi đây sẽ chọn cách đối diện như thế nào. Từ bỏ hay tiếp tục bám trụ. Và đây cũng là thời khắc mà câu chuyện về lớp người hậu thế thay vì đầu hàng khó khăn, từ bỏ tinh hoa nghề mà lớp lớp cha ông đi trước đã nhọc nhằn góp nhặt, vẫn gian truân âm thầm giữ lấy nghề dù không dễ dàng được viết tiếp.
(Còn nữa)
Bài và ảnh:Dương Huyền
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

DVC cấp huyện

Công khai KQ TTHC 2024

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm