Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Đẩy mạnh số hóa trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Nga Sơn

Ngày 30/06/2023 14:24:04

Ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tất yếu để thay đổi diện mạo cho ngành sản xuất chủ lực của tỉnh, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động và từng bước đưa nông sản xứ Thanh vươn tầm cao mới

CHUYÊN MỤC CHUYỂN ĐỔI SỐ

Đẩy mạnh số hóa trong sản xuất nông nghiệp

Ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tất yếu để thay đổi diện mạo cho ngành sản xuất chủ lực của tỉnh, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động và từng bước đưa nông sản xứ Thanh vươn tầm cao mới.

Sau thời gian khuyến khích các địa phương, người sản xuất đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nhiều thương hiệu nông sản Thanh Hóa, trong đó có các loại nông sản của Nga Sơn đã có mặt tại các thị trường trong nước, tiếp cận với phân khúc khách hàng khó tính, góp phần tạo đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của huyện. Hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đã và đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, thông minh và bền vững.

Không chỉ số hóa trong quá trình sản xuất, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng số, như: sàn thương mại điện tử, mạng xã hội... đã mang lại bước nhảy vọt đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX Dịch vụ nông nghiệp Cùng với đó, HTX đã chủ động số hóa trong quy trình quản trị, điều hành như chuyển đổi sử dụng phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử...

Hiện nay, việc số hóa trong sản xuất nông nghiệp đã được ngành nông nghiệp, các địa phương cụ thể hóa bằng việc xây dựng và hoàn thành cơ sở dữ liệu quản lý thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi; cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng và chuẩn bị triển khai nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản. Trong thủy sản là việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình phương tiện khai thác, đánh bắt, cung cấp thông tin, nguồn gốc của các sản phẩm thủy sản.Thông qua việc chuyển đổi số, hoạt động sản xuất nông nghiệp đã giảm thiểu rủi ro từ biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; người nông dân có thể kết nối trực tiếp với người tiêu dùng... Nhiều doanh nghiệp, HTX, người sản xuất có thể tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nhiều thị trường không hạn chế về khoảng cách. Thậm chí, thực hiện xuất khẩu nông sản sang thị trường quốc tế, mang lại giá trị kinh tế cao.

Để thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành nông nghiệp cần tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu lớn và cơ sở tri thức của ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Cùng với đó, cần chuẩn hóa và tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; tự động hóa, cơ giới hóa sản xuất, quy trình quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm hướng đến một nền nông nghiệp được cơ giới hóa đồng bộ. Đồng thời, nâng cao trình độ nhân lực lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và đào tạo kỹ năng số cho nông dân áp dụng trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo, đẩy mạnh triển khai thương mại điện tử trong nông nghiệp.

Đẩy mạnh số hóa trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Nga Sơn

Đăng lúc: 30/06/2023 14:24:04 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tất yếu để thay đổi diện mạo cho ngành sản xuất chủ lực của tỉnh, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động và từng bước đưa nông sản xứ Thanh vươn tầm cao mới

CHUYÊN MỤC CHUYỂN ĐỔI SỐ

Đẩy mạnh số hóa trong sản xuất nông nghiệp

Ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tất yếu để thay đổi diện mạo cho ngành sản xuất chủ lực của tỉnh, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động và từng bước đưa nông sản xứ Thanh vươn tầm cao mới.

Sau thời gian khuyến khích các địa phương, người sản xuất đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nhiều thương hiệu nông sản Thanh Hóa, trong đó có các loại nông sản của Nga Sơn đã có mặt tại các thị trường trong nước, tiếp cận với phân khúc khách hàng khó tính, góp phần tạo đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của huyện. Hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đã và đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, thông minh và bền vững.

Không chỉ số hóa trong quá trình sản xuất, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng số, như: sàn thương mại điện tử, mạng xã hội... đã mang lại bước nhảy vọt đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX Dịch vụ nông nghiệp Cùng với đó, HTX đã chủ động số hóa trong quy trình quản trị, điều hành như chuyển đổi sử dụng phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử...

Hiện nay, việc số hóa trong sản xuất nông nghiệp đã được ngành nông nghiệp, các địa phương cụ thể hóa bằng việc xây dựng và hoàn thành cơ sở dữ liệu quản lý thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi; cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng và chuẩn bị triển khai nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản. Trong thủy sản là việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình phương tiện khai thác, đánh bắt, cung cấp thông tin, nguồn gốc của các sản phẩm thủy sản.Thông qua việc chuyển đổi số, hoạt động sản xuất nông nghiệp đã giảm thiểu rủi ro từ biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; người nông dân có thể kết nối trực tiếp với người tiêu dùng... Nhiều doanh nghiệp, HTX, người sản xuất có thể tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nhiều thị trường không hạn chế về khoảng cách. Thậm chí, thực hiện xuất khẩu nông sản sang thị trường quốc tế, mang lại giá trị kinh tế cao.

Để thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành nông nghiệp cần tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu lớn và cơ sở tri thức của ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Cùng với đó, cần chuẩn hóa và tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; tự động hóa, cơ giới hóa sản xuất, quy trình quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm hướng đến một nền nông nghiệp được cơ giới hóa đồng bộ. Đồng thời, nâng cao trình độ nhân lực lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và đào tạo kỹ năng số cho nông dân áp dụng trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo, đẩy mạnh triển khai thương mại điện tử trong nông nghiệp.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm