Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Di tích lịch sử văn hóa Phủ Trèo Xã Nga An, huyện Nga Sơn

Ngày 12/03/2019 09:48:07

Phủ Trèo hay còn gọi là đền thờ Liễu Hạnh nằm ngay dưới chân núi Đường Trèo. Nơi đây có núi đá xanh, cao, bao quanh với nhiều hình thù kỳ vĩ . Toàn bộ khu di tích Phủ Trèo nằm trong địa phận xóm Bắc Sơn – xã Nga An – huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa. Núi Đường Trèo – xã Nga An, nằm trong cửa biển Thần Phù xưa chẳng những là một danh thắng nổi tiếng bậc nhất của xứ Thanh mà còn là nơi ghi đậm những dấu ấn lịch sử và gắn liền với nhiều tên tuổi, các bậc danh nho của đất nước. Đó cũng là niềm vinh dự, tự hào về xứ sở quê hương.

Đường Trèo đi qua hai ngọn núi: phía Tây là núi Chú, phía Đông là núi Yên Ngựa, đường dốc với hàng nghìn bậc đá nhẵn lên tới đỉnh đèo. Từ đỉnh đèo là con đường phẳng đi giữa núi, một bên là Thung Xôi, một bên giáp núi Yên Mã. Ở đỉnh đèo có nhiều tảng đá bằng phẳng được bào nhẵn từ bao đời để du khách dừng chân. Đi trên con đường này ta như thấy hình ảnh thiên nhiên như thuở nguyên sơ, những dãy đá còn nguyên vẹn cổ kính ngàn đời, như chưa có bàn tay con người đụng đến.

Đứng trên đỉnh núi Đường Trèo nhìn ra Hòn Nẹ, Hòn Mê trên biển ta thấy rõ từng cây và cảnh vật. Dưới chân núi là dải đất rộng dài chạy ra phía bắc, phía nam và phía tây cho đến khi mờ dần phía cuối chân trời.

Phủ Trèo và núi Đường Trèo là hai địa danh không thể tách rời. Núi Đường Trèo không chỉ là thắng cảnh của đất nước mà còn là nơi chứng kiến nhiều kỳ tích của lịch sử dân tộc. Phủ Trèo là nơi ghi dấu những hoạt động tâm linh của nhân dân địa phương và khách thập phương. Nơi đây có sự gắn kết trong quá khứ của dân tộc và làm tôn nên giá trị trong hiện tại và tương lai.

Ngoài vẻ đẹp của một danh thắng, Phủ Trèo còn là nơi tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân địa phương và du khách thập phương. Phủ được xây dựng với quy mô lớn, trong một khung cảnh núi non, sông ngòi hùng vĩ. Nơi đây gồm có Đền thờ Liễu Hạnh, Lầu cô Chín, Lầu cô Ba, Đền Thờ Áp Lãng Chân Nhân. Đền Thờ Liễu Hạnh là nơi thờ Chính có kiến trúc gồm tiền đường, hậu cung, bái đường và ngoài cùng là nghinh môn. Đền được dựng theo hướng nam, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra biển. Trong đền còn có tượng Liễu Hạnh, tượng Tam tòa thánh mẫu, Ngũ vị tiên ông, Tứ phủ Quan Hoàng, Tứ phủ thánh cô, Tứ phủ thánh cậu. Đây là những pho tượng được làm mới. Trong đền còn có nhiều câu đối, câu đại tự ca ngợi cảnh vật của xứ sở nơi này.

Hiện nay tại Phủ Trèo còn lưu giữ lại rất nhiều hiện vật thờ có giá trị như đèn gỗ, mâm bồng, giá chiêng, khay mịch, khám thờ, khám chỉ và một số hộp đựng đạo sắc. Hiện vật gốc còn lại được lưu giữ ở nơi đây là pho tượng La Viện đặt trong khám thờ. Sự lưu giữ các loại đồ thờ cúng tại đây thể hiện thái độ trân trọng đối với lịch sử

Để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của địa phương, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, hằng năm, vào ngày 26, 27, 28 tháng 02 âm lịch, UBND xã Nga An, huyện Nga Sơn lại tổ chức Lễ hội Phủ với nghi thức trang trọng, tôn nghiêm đảm bảo theo quy định của nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội. thu hút hàng nghìn bà con trong xã và du khách thập phương về tham dự.

Lễ hội Phủ Trèo gồm 2 phần chính là phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ gồm các nghi thức lễ rước kiệu, lễ khai mạc, lễ tạ. Phần rước kiệu: Các bản hội và người dân sẽ rước chân nhang từ Phủ Thông tới Phủ Trèo với ý nghĩa tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh – một bậc “Thiên hạ mẫu nghi”, vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam. Đoàn rước kiệu đi rất nghiêm trang, đi đầu là cờ ngũ sắc, kiệu sứ giả, kiệu cha, kiệu mẹ, rước chân nhang và phật tử đi cuối. Khi lễ rước kiệu về đến sân đền chính tại Phủ Trèo, các kiệu rước được đặt xuống để báo cáo và làm lễ khai mạc.

1phutreo.jpg
Lễ rước kiệu từ Phủ Thông đến Phủ Trèo

Lễ khai mạc gồm các nghi thức: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, Thông qua quyết định thành lập Ban tổ chức lễ hội, Khai mạc lễ hội, Đánh trống và thỉnh chuông khai hội, lễ dâng hương, lễ nhập tịch.

Đây được coi là hoạt động mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng, quy tụ những tinh hoa văn hóa ngàn đời của dân tộc. Sự tấp nập, náo nức và trang trọng của đoàn rước đã góp phần khắc họa sâu trong tâm trí của mỗi người về những nét đẹp văn hóa trong lễ hội. Đây cũng là một cách giáo dục truyền thống lịch sử – văn hóa của quê hương, đất nước, dân tộc cho mọi người một cách thiết thực nhất.

Phần hội đặc sắc, mới mẻ với rất nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn như: Hội diễn thơ, hát chèo, hát chầu văn, thi đấu cờ tướng…Những hoạt động này đều được diễn ra tại sân chính của khu di tích.

Lễ hội Phủ Trèo với các hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh phong phú, độc đáo phản ánh phong tục, tập quán, tín ngưỡng tâm linh của nhân dân đại phương. Đến với Phủ Trèo là đến với một không gian văn hóa vật thể và phi vật thể hấp dẫn lòng người. Đây chính là giá trị nhân văn sâu sắc giúp con người hướng tới những giá trị: Chân – Thiện – Mỹ.

Với những giá trị văn hóa vô cùng ý nghĩa đó năm 1989 Phủ Trèo đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Trong những năm qua, UBND xã Nga An đã hết sức chú trọng công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tich bằng những việc làm cụ thể như: Trùng tu, tôn tạo di tích; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá hình ảnh lễ hội để du khách về dự lễ hội hiểu biết sâu sắc hơn giá trị văn hóa quần thể di tích; tập trung đẩy lùi các hiện tượng mê tín, các tệ nạn xã hội; khắc phục nạn hành khất; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi mê tín dị đoan. Qua đó, đã phát huy được hiệu quả, phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân và du khách thập phương khi đến với Phủ Trèo xã Nga An.

Bài: Lương Lan- phòng VH-TT huyện

Di tích lịch sử văn hóa Phủ Trèo Xã Nga An, huyện Nga Sơn

Đăng lúc: 12/03/2019 09:48:07 (GMT+7)

Phủ Trèo hay còn gọi là đền thờ Liễu Hạnh nằm ngay dưới chân núi Đường Trèo. Nơi đây có núi đá xanh, cao, bao quanh với nhiều hình thù kỳ vĩ . Toàn bộ khu di tích Phủ Trèo nằm trong địa phận xóm Bắc Sơn – xã Nga An – huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hóa. Núi Đường Trèo – xã Nga An, nằm trong cửa biển Thần Phù xưa chẳng những là một danh thắng nổi tiếng bậc nhất của xứ Thanh mà còn là nơi ghi đậm những dấu ấn lịch sử và gắn liền với nhiều tên tuổi, các bậc danh nho của đất nước. Đó cũng là niềm vinh dự, tự hào về xứ sở quê hương.

Đường Trèo đi qua hai ngọn núi: phía Tây là núi Chú, phía Đông là núi Yên Ngựa, đường dốc với hàng nghìn bậc đá nhẵn lên tới đỉnh đèo. Từ đỉnh đèo là con đường phẳng đi giữa núi, một bên là Thung Xôi, một bên giáp núi Yên Mã. Ở đỉnh đèo có nhiều tảng đá bằng phẳng được bào nhẵn từ bao đời để du khách dừng chân. Đi trên con đường này ta như thấy hình ảnh thiên nhiên như thuở nguyên sơ, những dãy đá còn nguyên vẹn cổ kính ngàn đời, như chưa có bàn tay con người đụng đến.

Đứng trên đỉnh núi Đường Trèo nhìn ra Hòn Nẹ, Hòn Mê trên biển ta thấy rõ từng cây và cảnh vật. Dưới chân núi là dải đất rộng dài chạy ra phía bắc, phía nam và phía tây cho đến khi mờ dần phía cuối chân trời.

Phủ Trèo và núi Đường Trèo là hai địa danh không thể tách rời. Núi Đường Trèo không chỉ là thắng cảnh của đất nước mà còn là nơi chứng kiến nhiều kỳ tích của lịch sử dân tộc. Phủ Trèo là nơi ghi dấu những hoạt động tâm linh của nhân dân địa phương và khách thập phương. Nơi đây có sự gắn kết trong quá khứ của dân tộc và làm tôn nên giá trị trong hiện tại và tương lai.

Ngoài vẻ đẹp của một danh thắng, Phủ Trèo còn là nơi tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân địa phương và du khách thập phương. Phủ được xây dựng với quy mô lớn, trong một khung cảnh núi non, sông ngòi hùng vĩ. Nơi đây gồm có Đền thờ Liễu Hạnh, Lầu cô Chín, Lầu cô Ba, Đền Thờ Áp Lãng Chân Nhân. Đền Thờ Liễu Hạnh là nơi thờ Chính có kiến trúc gồm tiền đường, hậu cung, bái đường và ngoài cùng là nghinh môn. Đền được dựng theo hướng nam, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra biển. Trong đền còn có tượng Liễu Hạnh, tượng Tam tòa thánh mẫu, Ngũ vị tiên ông, Tứ phủ Quan Hoàng, Tứ phủ thánh cô, Tứ phủ thánh cậu. Đây là những pho tượng được làm mới. Trong đền còn có nhiều câu đối, câu đại tự ca ngợi cảnh vật của xứ sở nơi này.

Hiện nay tại Phủ Trèo còn lưu giữ lại rất nhiều hiện vật thờ có giá trị như đèn gỗ, mâm bồng, giá chiêng, khay mịch, khám thờ, khám chỉ và một số hộp đựng đạo sắc. Hiện vật gốc còn lại được lưu giữ ở nơi đây là pho tượng La Viện đặt trong khám thờ. Sự lưu giữ các loại đồ thờ cúng tại đây thể hiện thái độ trân trọng đối với lịch sử

Để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của địa phương, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, hằng năm, vào ngày 26, 27, 28 tháng 02 âm lịch, UBND xã Nga An, huyện Nga Sơn lại tổ chức Lễ hội Phủ với nghi thức trang trọng, tôn nghiêm đảm bảo theo quy định của nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội. thu hút hàng nghìn bà con trong xã và du khách thập phương về tham dự.

Lễ hội Phủ Trèo gồm 2 phần chính là phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ gồm các nghi thức lễ rước kiệu, lễ khai mạc, lễ tạ. Phần rước kiệu: Các bản hội và người dân sẽ rước chân nhang từ Phủ Thông tới Phủ Trèo với ý nghĩa tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh – một bậc “Thiên hạ mẫu nghi”, vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam. Đoàn rước kiệu đi rất nghiêm trang, đi đầu là cờ ngũ sắc, kiệu sứ giả, kiệu cha, kiệu mẹ, rước chân nhang và phật tử đi cuối. Khi lễ rước kiệu về đến sân đền chính tại Phủ Trèo, các kiệu rước được đặt xuống để báo cáo và làm lễ khai mạc.

1phutreo.jpg
Lễ rước kiệu từ Phủ Thông đến Phủ Trèo

Lễ khai mạc gồm các nghi thức: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, Thông qua quyết định thành lập Ban tổ chức lễ hội, Khai mạc lễ hội, Đánh trống và thỉnh chuông khai hội, lễ dâng hương, lễ nhập tịch.

Đây được coi là hoạt động mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng, quy tụ những tinh hoa văn hóa ngàn đời của dân tộc. Sự tấp nập, náo nức và trang trọng của đoàn rước đã góp phần khắc họa sâu trong tâm trí của mỗi người về những nét đẹp văn hóa trong lễ hội. Đây cũng là một cách giáo dục truyền thống lịch sử – văn hóa của quê hương, đất nước, dân tộc cho mọi người một cách thiết thực nhất.

Phần hội đặc sắc, mới mẻ với rất nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn như: Hội diễn thơ, hát chèo, hát chầu văn, thi đấu cờ tướng…Những hoạt động này đều được diễn ra tại sân chính của khu di tích.

Lễ hội Phủ Trèo với các hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh phong phú, độc đáo phản ánh phong tục, tập quán, tín ngưỡng tâm linh của nhân dân đại phương. Đến với Phủ Trèo là đến với một không gian văn hóa vật thể và phi vật thể hấp dẫn lòng người. Đây chính là giá trị nhân văn sâu sắc giúp con người hướng tới những giá trị: Chân – Thiện – Mỹ.

Với những giá trị văn hóa vô cùng ý nghĩa đó năm 1989 Phủ Trèo đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Trong những năm qua, UBND xã Nga An đã hết sức chú trọng công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tich bằng những việc làm cụ thể như: Trùng tu, tôn tạo di tích; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá hình ảnh lễ hội để du khách về dự lễ hội hiểu biết sâu sắc hơn giá trị văn hóa quần thể di tích; tập trung đẩy lùi các hiện tượng mê tín, các tệ nạn xã hội; khắc phục nạn hành khất; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi mê tín dị đoan. Qua đó, đã phát huy được hiệu quả, phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân và du khách thập phương khi đến với Phủ Trèo xã Nga An.

Bài: Lương Lan- phòng VH-TT huyện

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

DVC cấp huyện

Công khai KQ TTHC 2024

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm