Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Giới thiệu chung về huyện Nga Sơn

Ngày 14/01/2014 09:40:51

Diện tích tự nhiên: 144,95 km2 - Dân số: 142.526 người (tính đến 1-4-1999) - Ðơn vị hành chính: 01 thị trấn và 26 xã - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 9,5%/năm - Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp: 51,4%, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 19,2%, dịch vụ- thương mại 29,4% - Bình quân lương thực: 367 kg/người/năm. Nga Sơn, với chiều dài 20 km bờ biển, (gồm 8 xã nằm dọc theo bờ biển là vùng triều màu mỡ đã tạo nên thế mạnh để phát triển nông nghiệp và kinh tế biển. ở đây, cây lúa và cây cói được coi là hai chân trụ đảm bảo ổn định về an ninh lương thực và tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, việc nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ, hải sản cũng phát triển mạnh, tạo đà cho Nga Sơn có những bước tiến dài trong những năm qua.

Huyện Nga Sơn nằm ở cực đông bắc tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 42km, phía bắc và đông giáp tỉnh Ninh Bình và thị xã Bỉm Sơn, phía tây giáp huyện Hà Trung, phía nam giáp huyện Hậu Lộc. Với đường bờ biển dài 20km, mỗi năm Nga Sơn lấn ra biển từ 80 đến 100m do phù sa sông Hồng và sông Ðáy bồi lắng.


774px-Hanh_Chinh_Thanh_Hoa.svg.jpg

Thành công từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Về nông nghiệp: thực hiện Nghị quyết 02 của Huyện uỷ, Nga Sơn đã có những chuyển biến lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đồng thời trở thành một trong những huyện đi đầu trong công tác đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như: giống lúa lai, ngô lai, đậu tương, lạc,... Ðến nay, toàn huyện đã gieo trồng được 80% diện tích giống lúa lai cho năng suất cao, góp phần đưa năng suất bình quân trên vụ đạt 5,2 tấn/ha (cả 2 vụ sản xuất Nga Sơn đều đạt năng suất 11,4 tấn/ha/năm). Vì thế, dù diện tích lúa có giảm so với năm trước, nhưng tổng sản lượng lương thực năm 2002 vẫn đạt khoảng 54.000 tấn, tăng 4,1% so với năm 2001.

Với những vùng cho diện tích năng suất lúa thấp, huyện đã tích cực chuyển đổi sang trồng những cây có giá trị kinh tế cao. Trong đó, diện tích cây đậu tương tăng 170 ha, lạc tăng 100 ha, cói tăng 660 ha so với cùng kỳ năm trước. Năm 2002, năng suất cói đạt 81 tạ/ha, sản lượng đạt 27. 729 tấn, tăng 115% so với năm 2001; năng suất lạc đạt 18,3 tạ/ha, sản lượng đạt 2.620,2 tấn, tăng 94,8% so với năm 2001,... Huyện Uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các xã và bà con nông dân thực hiện quy trình thâm canh lúa, cói, các loại cây trồng và từng bước mở rộng diện tích lúa lai (ở cả hai vụ), lạc lai, ngô lai trên địa bàn toàn huyện.

Ðối với lâm nghiệp, mặc dù không phải là huyện vùng cao, nhưng công tác trồng rừng vẫn được coi trọng. Nhờ đó, năm 2002, toàn huyện trồng mới được 65.000 cây phân tán; cải tạo 70 ha vườn tạp; 4 ha rừng tập trung; chuyển 30 ha rừng bạch đàn sang trồng cây ăn quả (chủ yếu tại các khu vực Hoàng Cương, Nga Thiện, Nga Ðiền, vùng khe Niễn - Nga An).

Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi của huyện Nga Sơn những năm qua cũng thu được nhiều kết quả khả quan. Ðến nay, huyện đã chỉ đạo tốt đề án cải tạo đàn lợn, đề án chăn nuôi lợn ngoại xuất khẩu. Năm 2002, tổng đàn lợn là 50.941 con (tăng 6,3% so với năm 2001), trong đó đàn lợn nái ngoại có 250 con, tăng 42 con so với năm 2001, tổng lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 4.023 tấn.

Trong chương trình cải tạo đàn lợn, đàn bò, người nông dân đã thực hiện tốt các kỹ thuật mới. Năm 2002, trạm truyền tinh nhân tạo lợn đã tiêu thụ được 3.400 liều tinh, truyền phối tinh viên cải tạo đàn bò được 304, đưa tổng số đàn bò trên toàn huyện lên 6.884 con năm 2002, bằng 100,9% so với năm 2001. Tổng số đàn trâu hiện là 1.458 con, bằng 96,5% so với năm 2001. Mô hình nuôi gia cầm, chủ yếu là chăn nuôi gà cũng phát triển tốt. Trong đó, xã Nga Bạch có 5 trại với tổng số 20.000 con gà đang phát triển tốt là một trong những xã điển hình thành công trong chăn nuôi gà của toàn huyện.

Về thuỷ sản, thực hiện Nghị quyết 02 của Huyện uỷ, Nga Sơn xác định phải đưa ngành thuỷ sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Nhờ đó, năm 2002, ngành thuỷ sản Nga Sơn đã có bước tăng trưởng nhanh, nuôi trồng thuỷ sản (nước mặn, lợ) tăng 20,7%, nuôi tôm sú tăng 46%, nuôi cua tăng 12,5%, nuôi nước ngọt tăng 2,1% so với năm 2001. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 2.393 tấn, bằng 95,7% năm 2001. Trong đó, sản lượng khai thác tự nhiên là 1.589 tấn (bằng 90,8% năm 2001), sản lượng nuôi trồng đạt 804 tấn (tăng 7,2 % so với năm 2001). Qua những kết quả thu, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo từng hộ dân phải nâng cao chất lượng giống tôm, đưa và nhân rộng mô hình chăn nuôi các loại con nuôi có giá trị kinh tế cao như cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh trên địa bàn toàn huyện.

Với ngành tiểu thủ công nghiệp, đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo Nghị quyết 02 và Nghị quyết 04 của Huyện uỷ đã cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt trong sản xuất, tạo sự sôi động cho thị trường tiêu thụ hàng cói và các sản phẩm được làm từ cói đang ngày càng phong phú và đa dạng. Các sản phẩm chủ yếu như chiếu chẻ 2.400 nghìn lá, bằng 100,8%; quại cói 19.000 tấn bằng 126,6% so với năm 2001.

Hiệu quả sản xuất - kinh doanh đạt chỉ số khá cao, đời sống của người dân trong huyện dần được ổn định. Số cơ sở, tổ sản xuất mặt hàng cói tăng khá nhanh ở một số xã vùng chiêm, vùng màu. Hiện nay, toàn huyện có 9.600 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 13.388 lao động. Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo mở rộng cả 3 vùng sản xuất cói. Nhiều xã đã tập trung chỉ đạo xây dựng tổ sản xuất thu mua các sản phẩm về cói, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, góp phần đưa nghề cói trở thành nghề truyền thống của người dân trong huyện, các sản phẩm cói được tiêu thụ trên mọi miền đất nước.

Ðẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng

Cùng với phát triển các ngành kinh tế, đời sống văn hoá, tinh thần của người dân trong huyện từng bước được cải thiện. Trong những năm qua, ngành bưu điện đã cung cấp báo chí kịp thời trong ngày, thông tin liên lạc thông suốt phục vụ tốt cho đời sống kinh tế - xã hội của huyện. Hiện nay, số máy điện thoại được hoà mạng của toàn huyện đạt mức bình quân 2,1 máy/100 dân. Ngoài ra, công tác bưu chính cũng được triển khai tốt như: bưu phẩm, bưu kiện, thư tín,... được chuyển trả kịp thời, nhanh chóng và chính xác.

Phong trào làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn có những bước phát triển khá. Số đường làm mới, nâng cấp, kiên cố hoá tăng nhanh, chất lượng khá. Có được kết quả đó là do Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng hướng dẫn cơ sở quy trình kỹ thuật, quy trình lập dự toán, tổ chức tham quan,... nhằm khuyến khích các đơn vị thi đua làm đường giao thông nông thôn. Ðến năm 2002, Nga Sơn đã làm mới được 4,3km đường nhựa, 38km đường bê tông, 38km đường đá dăm, 64km đường cấp phối, làm mới và tu sửa 135 cống thoát nước, huy động nhân dân đóng góp hơn 9 tỷ đồng và hơn 30.000 ngày công làm đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, huyện cũng phối hợp với Khu quản lý đường bộ 4, triển khai thực hiện dự án cải tạo nâng cấp, mở rộng đường 10 đoạn qua Nga Sơn và phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải Thanh Hoá nâng cấp, duy tu, xây mới nhiều tuyến đường, cây cầu với trị giá hàng trăm triệu đồng, từ đó tạo nên những huyết mạch giao thông thông suốt trong và ngoài huyện.

Xác định giáo dục - đào tạo là mục tiêu quan trọng hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong đào tạo nguồn nhân lực. Năm 2002, huyện Nga Sơn đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở ... Riêng Trường Chu Văn An được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và Trường Ba Ðình được tặng cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ,... Bên cạnh đó, Nga Sơn còn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Nhờ đó, đến nay, toàn huyện có 183 giáo viên giỏi cấp huyện, 19 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 01 nhà giáo ưu tú... Cơ sở vật chất trường học được tăng cường, trong đó toàn huyện đã có thêm 17 trường học được kiên cố với 144 phòng học, nâng tổng số phòng học kiên cố của toàn huyện lên 51% tổng số phòng học.

Công tác y tế dự phòng thu được những kết quả khả quan. Chương trình tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tổ chức tập huấn công tác phòng chống sốt xuất huyết, dịch tả cho toàn bộ cán bộ trên phạm vi 27 xã, thị trấn, tiêm chủng mở rộng đạt 98%, uống Vitamin A đạt 100% số cháu trong độ tuổi. Khám, chữa bệnh cho 17.534 lượt người. Do đó, Nga Sơn không có những dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn.

Các hoạt động văn hoá - thể thao, phong trào xây dựng làng văn hoá, các cơ quan, gia đình văn hoá, gia đình thể thao được đẩy mạnh. An ninh - quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Hàng năm, công tác giáo dục chính trị cho lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên đạt 100%, hoàn thành 100% các chỉ tiêu khám tuyển, giao quân.

Ðịnh hướng phát triển giai đoạn 2005 - 2010

Nắm vững quan điểm: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với từng bước củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, làm cho sản xuất "bung ra đột biến", nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những nhiệm vụ chủ yếu được đặt ra: tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.

Về nông nghiệp phấn đấu đến năm 2005 đạt 60.000 tấn và năm 2010 đạt 64.000 tấn lương thực. Chuyển diện tích cấy lúa 1 vụ ở ven sông Hoạt, sông Lèn và đất lúa vùng Hoàng Cương, Chính Ðại sang trồng cói. Chuyển một phần diện tích ven đê Ngự Hàm 3 của xã Nga Tân, Nga Thuỷ, Nga Tiến sang nuôi tôm sú. Tập trung hoàn thiện các dự án vùng ven biển để giải quyết nước ngọt cho cói, đi đôi với quá trình thâm canh cói, phấn đấu đến năm 2005 toàn bộ diện tích cói phải được cắt 2 vụ, đưa sản lượng cói tăng 1,5 lần so với năm 2000, đến năm 2010 có 1/3 diện tích cho thu hoạch 3 vụ trong năm.

Lâm nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế hàng hoá, phát triển thêm một số vùng cây ăn quả tập trung ở vùng đồi núi phía bắc, gắn mô hình trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây ngắn ngày và bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh với phát triển du lịch.

Về chăn nuôi phát triển toàn diện và từng bước chuyển lao động từ trồng trọt sang chăn nuôi, chuyển dần chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi công nghiệp trang trại (năm 2005 có 70% số xã tham gia) với quy mô thích hợp, đủ cung cấp sản phẩm cho thị trường. Phấn đấu đến năm 2005, giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 30 - 40%, từng bước áp dụng công nghệ trong chăn nuôi và hình thức các trang trại theo chuyên môn hoá. Ðối với chăn nuôi bò, phấn đấu năm 2005 đạt 7.000 con, năm 2010 đạt 12.000 con.

Với ngành thuỷ sản, nuôi tôm sú được xem là thế mạnh của huyện, tiềm năng còn rất lớn. Vì thế, mục tiêu đến năm 2005 của huyện là nuôi quảng canh cải tiến trên diện tích 230ha; nuôi tôm bằng phương pháp công nghiệp trên diện tích 40ha. Kết hợp nuôi trồng với khai thác chế biến hải sản, đầu tư phương tiện đánh bắt bán khơi, bán lộng và xa bờ; xây dựng các cụm dịch vụ nghề cá ở Nga Bạch, Nga Thuỷ và khu vực cống Mộng Ðường II.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các cấp, các ngành phải tập trung cao cho nhiệm vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là sản xuất chế biến từ cói. Coi đây là tiềm năng, lợi thế lớn của huyện, là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phấn đấu đến năm 2005, toàn huyện có 70% số hộ và 40% lao động làm thủ công nghiệp, đưa giá trị sản xuất đạt 131 tỷ đồng và đến năm 2010 tăng lên 233 tỷ đồng.

Dịch vụ - thương mại, quy hoạch mạng lưới dịch vụ - thương mại trên địa bàn huyện, gắn sản xuất với dịch vụ thương mại ở các xã, các vùng, kích thích giao lưu hàng hoá thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển ở các chợ nông thôn; phấn đấu mỗi xã có 1 - 2 chợ, quy hoạch mở rộng thị trấn, xây dựng các tụ điểm kinh tế ở các xã, các điểm Hói Ðào, Ðiền Hộ, Tư Si, Báo Văn, ngã 5 Hạnh, ngã 3 Dún, cống Mộng Dường, cống T3, Hồ Vương, Ngã Tư Si, Nga Trường, Ba Ðình,...

Quy hoạch du lịch Nga Sơn đến năm 2010, tôn tạo, nâng cấp các khu du lịch: động Từ Thức, chùa Tiên, Mai An Tiêm, khu di tích lịch sử văn hoá Ba Ðình; kết hợp với việc tìm hiểu truyền thống văn hoá và con người Nga Sơn.

Các ngành kinh tế quan trọng khác, quy hoạch hệ thống điện, đưa ra dự báo nhu cầu tiêu thụ điện cho các giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 để có kế hoạch cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường điện và hệ thống trạm biến áp, xây dựng mới tuyến đường điện Nga Thanh đi cống T3 Nga Tân để khai thác tiềm năng vùng triều, đẩy mạnh phong trào sử dụng Biogas thay thế năng lượng điện.

Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, phấn đấu đến năm 2005 nâng cấp, kiên cố hoá kênh chính trạm bơm Vực Bà Nga Thắng. Phân cấp quản lý sử dụng kênh đã được bê tông hoá, xây dựng một số đập điều tiết nước,... Phát huy nội lực và kết hợp với những nguồn lực bên ngoài để thực hiện chương trình giao thông nông thôn theo hướng nhựa hoá, bê tông hoá, gạch hoá.

Tập trung đầu tư cho giáo dục đào tạo, đến năm 2005, 100% các xã phổ cập trung học cơ sở, năm 2010, 30% số xã phổ cập trung học phổ thông; củng cố nâng cấp trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề cho người lao động trước hết là thanh niên. Phấn đấu đến năm 2005 có 19% lao động được đào tạo nghề. Mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo của tỉnh và Trung ương để mở các lớp dạy nghề, đào tạo trung học và đại học với những hình thức đào tạo thích hợp,... Ðầu tư nâng cấp hệ thống trạm y tế xã, 100% trạm xá có y bác sĩ, 100% số thôn có cán bộ y tế,...

Ðể tạo được những bước đột phá, hoàn thành những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, trong thời gian tới, Nga Sơn cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từng bước hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt hiệu quả cao, góp phần cùng toàn tỉnh đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng Nga Sơn thành một huyện miền biển giàu về kinh tế, mạnh về an ninh - quốc phòng.

Nga Sơn là huyện mới thành lập do lấn biển mà thành. Theo truyền thuyết Mai An Tiêm, thời các vua Hùng, đất Nga Sơn chỉ là hòn đảo ngoài biển khơi, gồm các dãy núi như: núi Thiết Giám, núi Vạn Sơn, núi Vân Nham, núi Thần Ðầu, núi Song Ngư, núi Chích Trợ và các con sông như sông Hoạt, sông Báo Văn, sông Lèn. Diện tích đất tự nhiên 15.617,95ha. Trong những năm gần đây, Nga Sơn đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7,2%/năm, tăng 1,7% so với giai đoạn 1990 - 1995. Riêng năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP đạt 9,5%/năm. GDP tính theo đầu người đạt mức 2,94 triệu đồng/người/năm, tăng 16,2% so với năm 2000, lương thực (quy thóc) đạt 367 - 370 kg/người/năm.

Lịch sử hình thành và tên gọi của huyện Nga Sơn

Thời thuộc Hán, huyện Nga Sơn thuộc vùng đông bắc của huyện Dư Phát. Ðến thời Lưỡng Quốc, Lưỡng Tấn Nam Bắc - Triều thuộc huyện Kiến Sơ. Bước sang thời Tuỳ, Nga Sơn là vùng đất thuộc huyện Long An, đời Ðường thuộc huyện Sùng Bình.

Trong các triều Ðinh, Lê, Lý, địa giới hành chính được giữ nguyên như thời Ðường. Ðến thời Trần - Hồ bắt đầu lập huyện Chi Nga thuộc châu ái. Thời Lê đổi tên huyện Chi Nga thành huyện Nga Giang thuộc phủ Hà Trung. Bước sang thời Nguyễn, đổi tên thành huyện Nga Sơn.

Sau Cách mạng Tháng Tám (năm 1945), vẫn giữ nguyên là huyện Nga Sơn. Năm 1977, ghép hai huyện Hà Trung và Nga Sơn, lấy tên là huyện Trung Sơn. Năm 1982, Trung Sơn lại tách ra thành hai huyện và lấy lại tên cũ là Hà Trung và Nga Sơn.

Tên gọi và địa giới hành chính huyện Nga Sơn được giữ nguyên cho đến ngày nay với huyện lỵ là thị trấn Nga Sơn.

Ðịa chỉ liên hệ:

Uỷ ban nhân dân huyện Nga Sơn
Chủ tịch: Trần Ngọc Quyết
Ðiện thoại: 037. 872132


Giới thiệu chung về huyện Nga Sơn

Đăng lúc: 14/01/2014 09:40:51 (GMT+7)

Diện tích tự nhiên: 144,95 km2 - Dân số: 142.526 người (tính đến 1-4-1999) - Ðơn vị hành chính: 01 thị trấn và 26 xã - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 9,5%/năm - Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp: 51,4%, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 19,2%, dịch vụ- thương mại 29,4% - Bình quân lương thực: 367 kg/người/năm. Nga Sơn, với chiều dài 20 km bờ biển, (gồm 8 xã nằm dọc theo bờ biển là vùng triều màu mỡ đã tạo nên thế mạnh để phát triển nông nghiệp và kinh tế biển. ở đây, cây lúa và cây cói được coi là hai chân trụ đảm bảo ổn định về an ninh lương thực và tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, việc nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ, hải sản cũng phát triển mạnh, tạo đà cho Nga Sơn có những bước tiến dài trong những năm qua.

Huyện Nga Sơn nằm ở cực đông bắc tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 42km, phía bắc và đông giáp tỉnh Ninh Bình và thị xã Bỉm Sơn, phía tây giáp huyện Hà Trung, phía nam giáp huyện Hậu Lộc. Với đường bờ biển dài 20km, mỗi năm Nga Sơn lấn ra biển từ 80 đến 100m do phù sa sông Hồng và sông Ðáy bồi lắng.


774px-Hanh_Chinh_Thanh_Hoa.svg.jpg

Thành công từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Về nông nghiệp: thực hiện Nghị quyết 02 của Huyện uỷ, Nga Sơn đã có những chuyển biến lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đồng thời trở thành một trong những huyện đi đầu trong công tác đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như: giống lúa lai, ngô lai, đậu tương, lạc,... Ðến nay, toàn huyện đã gieo trồng được 80% diện tích giống lúa lai cho năng suất cao, góp phần đưa năng suất bình quân trên vụ đạt 5,2 tấn/ha (cả 2 vụ sản xuất Nga Sơn đều đạt năng suất 11,4 tấn/ha/năm). Vì thế, dù diện tích lúa có giảm so với năm trước, nhưng tổng sản lượng lương thực năm 2002 vẫn đạt khoảng 54.000 tấn, tăng 4,1% so với năm 2001.

Với những vùng cho diện tích năng suất lúa thấp, huyện đã tích cực chuyển đổi sang trồng những cây có giá trị kinh tế cao. Trong đó, diện tích cây đậu tương tăng 170 ha, lạc tăng 100 ha, cói tăng 660 ha so với cùng kỳ năm trước. Năm 2002, năng suất cói đạt 81 tạ/ha, sản lượng đạt 27. 729 tấn, tăng 115% so với năm 2001; năng suất lạc đạt 18,3 tạ/ha, sản lượng đạt 2.620,2 tấn, tăng 94,8% so với năm 2001,... Huyện Uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các xã và bà con nông dân thực hiện quy trình thâm canh lúa, cói, các loại cây trồng và từng bước mở rộng diện tích lúa lai (ở cả hai vụ), lạc lai, ngô lai trên địa bàn toàn huyện.

Ðối với lâm nghiệp, mặc dù không phải là huyện vùng cao, nhưng công tác trồng rừng vẫn được coi trọng. Nhờ đó, năm 2002, toàn huyện trồng mới được 65.000 cây phân tán; cải tạo 70 ha vườn tạp; 4 ha rừng tập trung; chuyển 30 ha rừng bạch đàn sang trồng cây ăn quả (chủ yếu tại các khu vực Hoàng Cương, Nga Thiện, Nga Ðiền, vùng khe Niễn - Nga An).

Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi của huyện Nga Sơn những năm qua cũng thu được nhiều kết quả khả quan. Ðến nay, huyện đã chỉ đạo tốt đề án cải tạo đàn lợn, đề án chăn nuôi lợn ngoại xuất khẩu. Năm 2002, tổng đàn lợn là 50.941 con (tăng 6,3% so với năm 2001), trong đó đàn lợn nái ngoại có 250 con, tăng 42 con so với năm 2001, tổng lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 4.023 tấn.

Trong chương trình cải tạo đàn lợn, đàn bò, người nông dân đã thực hiện tốt các kỹ thuật mới. Năm 2002, trạm truyền tinh nhân tạo lợn đã tiêu thụ được 3.400 liều tinh, truyền phối tinh viên cải tạo đàn bò được 304, đưa tổng số đàn bò trên toàn huyện lên 6.884 con năm 2002, bằng 100,9% so với năm 2001. Tổng số đàn trâu hiện là 1.458 con, bằng 96,5% so với năm 2001. Mô hình nuôi gia cầm, chủ yếu là chăn nuôi gà cũng phát triển tốt. Trong đó, xã Nga Bạch có 5 trại với tổng số 20.000 con gà đang phát triển tốt là một trong những xã điển hình thành công trong chăn nuôi gà của toàn huyện.

Về thuỷ sản, thực hiện Nghị quyết 02 của Huyện uỷ, Nga Sơn xác định phải đưa ngành thuỷ sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Nhờ đó, năm 2002, ngành thuỷ sản Nga Sơn đã có bước tăng trưởng nhanh, nuôi trồng thuỷ sản (nước mặn, lợ) tăng 20,7%, nuôi tôm sú tăng 46%, nuôi cua tăng 12,5%, nuôi nước ngọt tăng 2,1% so với năm 2001. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 2.393 tấn, bằng 95,7% năm 2001. Trong đó, sản lượng khai thác tự nhiên là 1.589 tấn (bằng 90,8% năm 2001), sản lượng nuôi trồng đạt 804 tấn (tăng 7,2 % so với năm 2001). Qua những kết quả thu, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo từng hộ dân phải nâng cao chất lượng giống tôm, đưa và nhân rộng mô hình chăn nuôi các loại con nuôi có giá trị kinh tế cao như cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh trên địa bàn toàn huyện.

Với ngành tiểu thủ công nghiệp, đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo Nghị quyết 02 và Nghị quyết 04 của Huyện uỷ đã cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt trong sản xuất, tạo sự sôi động cho thị trường tiêu thụ hàng cói và các sản phẩm được làm từ cói đang ngày càng phong phú và đa dạng. Các sản phẩm chủ yếu như chiếu chẻ 2.400 nghìn lá, bằng 100,8%; quại cói 19.000 tấn bằng 126,6% so với năm 2001.

Hiệu quả sản xuất - kinh doanh đạt chỉ số khá cao, đời sống của người dân trong huyện dần được ổn định. Số cơ sở, tổ sản xuất mặt hàng cói tăng khá nhanh ở một số xã vùng chiêm, vùng màu. Hiện nay, toàn huyện có 9.600 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 13.388 lao động. Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo mở rộng cả 3 vùng sản xuất cói. Nhiều xã đã tập trung chỉ đạo xây dựng tổ sản xuất thu mua các sản phẩm về cói, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, góp phần đưa nghề cói trở thành nghề truyền thống của người dân trong huyện, các sản phẩm cói được tiêu thụ trên mọi miền đất nước.

Ðẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng

Cùng với phát triển các ngành kinh tế, đời sống văn hoá, tinh thần của người dân trong huyện từng bước được cải thiện. Trong những năm qua, ngành bưu điện đã cung cấp báo chí kịp thời trong ngày, thông tin liên lạc thông suốt phục vụ tốt cho đời sống kinh tế - xã hội của huyện. Hiện nay, số máy điện thoại được hoà mạng của toàn huyện đạt mức bình quân 2,1 máy/100 dân. Ngoài ra, công tác bưu chính cũng được triển khai tốt như: bưu phẩm, bưu kiện, thư tín,... được chuyển trả kịp thời, nhanh chóng và chính xác.

Phong trào làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn có những bước phát triển khá. Số đường làm mới, nâng cấp, kiên cố hoá tăng nhanh, chất lượng khá. Có được kết quả đó là do Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng hướng dẫn cơ sở quy trình kỹ thuật, quy trình lập dự toán, tổ chức tham quan,... nhằm khuyến khích các đơn vị thi đua làm đường giao thông nông thôn. Ðến năm 2002, Nga Sơn đã làm mới được 4,3km đường nhựa, 38km đường bê tông, 38km đường đá dăm, 64km đường cấp phối, làm mới và tu sửa 135 cống thoát nước, huy động nhân dân đóng góp hơn 9 tỷ đồng và hơn 30.000 ngày công làm đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, huyện cũng phối hợp với Khu quản lý đường bộ 4, triển khai thực hiện dự án cải tạo nâng cấp, mở rộng đường 10 đoạn qua Nga Sơn và phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải Thanh Hoá nâng cấp, duy tu, xây mới nhiều tuyến đường, cây cầu với trị giá hàng trăm triệu đồng, từ đó tạo nên những huyết mạch giao thông thông suốt trong và ngoài huyện.

Xác định giáo dục - đào tạo là mục tiêu quan trọng hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong đào tạo nguồn nhân lực. Năm 2002, huyện Nga Sơn đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở ... Riêng Trường Chu Văn An được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và Trường Ba Ðình được tặng cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ,... Bên cạnh đó, Nga Sơn còn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Nhờ đó, đến nay, toàn huyện có 183 giáo viên giỏi cấp huyện, 19 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 01 nhà giáo ưu tú... Cơ sở vật chất trường học được tăng cường, trong đó toàn huyện đã có thêm 17 trường học được kiên cố với 144 phòng học, nâng tổng số phòng học kiên cố của toàn huyện lên 51% tổng số phòng học.

Công tác y tế dự phòng thu được những kết quả khả quan. Chương trình tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tổ chức tập huấn công tác phòng chống sốt xuất huyết, dịch tả cho toàn bộ cán bộ trên phạm vi 27 xã, thị trấn, tiêm chủng mở rộng đạt 98%, uống Vitamin A đạt 100% số cháu trong độ tuổi. Khám, chữa bệnh cho 17.534 lượt người. Do đó, Nga Sơn không có những dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn.

Các hoạt động văn hoá - thể thao, phong trào xây dựng làng văn hoá, các cơ quan, gia đình văn hoá, gia đình thể thao được đẩy mạnh. An ninh - quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Hàng năm, công tác giáo dục chính trị cho lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên đạt 100%, hoàn thành 100% các chỉ tiêu khám tuyển, giao quân.

Ðịnh hướng phát triển giai đoạn 2005 - 2010

Nắm vững quan điểm: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với từng bước củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, làm cho sản xuất "bung ra đột biến", nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những nhiệm vụ chủ yếu được đặt ra: tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.

Về nông nghiệp phấn đấu đến năm 2005 đạt 60.000 tấn và năm 2010 đạt 64.000 tấn lương thực. Chuyển diện tích cấy lúa 1 vụ ở ven sông Hoạt, sông Lèn và đất lúa vùng Hoàng Cương, Chính Ðại sang trồng cói. Chuyển một phần diện tích ven đê Ngự Hàm 3 của xã Nga Tân, Nga Thuỷ, Nga Tiến sang nuôi tôm sú. Tập trung hoàn thiện các dự án vùng ven biển để giải quyết nước ngọt cho cói, đi đôi với quá trình thâm canh cói, phấn đấu đến năm 2005 toàn bộ diện tích cói phải được cắt 2 vụ, đưa sản lượng cói tăng 1,5 lần so với năm 2000, đến năm 2010 có 1/3 diện tích cho thu hoạch 3 vụ trong năm.

Lâm nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế hàng hoá, phát triển thêm một số vùng cây ăn quả tập trung ở vùng đồi núi phía bắc, gắn mô hình trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây ngắn ngày và bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh với phát triển du lịch.

Về chăn nuôi phát triển toàn diện và từng bước chuyển lao động từ trồng trọt sang chăn nuôi, chuyển dần chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi công nghiệp trang trại (năm 2005 có 70% số xã tham gia) với quy mô thích hợp, đủ cung cấp sản phẩm cho thị trường. Phấn đấu đến năm 2005, giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 30 - 40%, từng bước áp dụng công nghệ trong chăn nuôi và hình thức các trang trại theo chuyên môn hoá. Ðối với chăn nuôi bò, phấn đấu năm 2005 đạt 7.000 con, năm 2010 đạt 12.000 con.

Với ngành thuỷ sản, nuôi tôm sú được xem là thế mạnh của huyện, tiềm năng còn rất lớn. Vì thế, mục tiêu đến năm 2005 của huyện là nuôi quảng canh cải tiến trên diện tích 230ha; nuôi tôm bằng phương pháp công nghiệp trên diện tích 40ha. Kết hợp nuôi trồng với khai thác chế biến hải sản, đầu tư phương tiện đánh bắt bán khơi, bán lộng và xa bờ; xây dựng các cụm dịch vụ nghề cá ở Nga Bạch, Nga Thuỷ và khu vực cống Mộng Ðường II.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các cấp, các ngành phải tập trung cao cho nhiệm vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là sản xuất chế biến từ cói. Coi đây là tiềm năng, lợi thế lớn của huyện, là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phấn đấu đến năm 2005, toàn huyện có 70% số hộ và 40% lao động làm thủ công nghiệp, đưa giá trị sản xuất đạt 131 tỷ đồng và đến năm 2010 tăng lên 233 tỷ đồng.

Dịch vụ - thương mại, quy hoạch mạng lưới dịch vụ - thương mại trên địa bàn huyện, gắn sản xuất với dịch vụ thương mại ở các xã, các vùng, kích thích giao lưu hàng hoá thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển ở các chợ nông thôn; phấn đấu mỗi xã có 1 - 2 chợ, quy hoạch mở rộng thị trấn, xây dựng các tụ điểm kinh tế ở các xã, các điểm Hói Ðào, Ðiền Hộ, Tư Si, Báo Văn, ngã 5 Hạnh, ngã 3 Dún, cống Mộng Dường, cống T3, Hồ Vương, Ngã Tư Si, Nga Trường, Ba Ðình,...

Quy hoạch du lịch Nga Sơn đến năm 2010, tôn tạo, nâng cấp các khu du lịch: động Từ Thức, chùa Tiên, Mai An Tiêm, khu di tích lịch sử văn hoá Ba Ðình; kết hợp với việc tìm hiểu truyền thống văn hoá và con người Nga Sơn.

Các ngành kinh tế quan trọng khác, quy hoạch hệ thống điện, đưa ra dự báo nhu cầu tiêu thụ điện cho các giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 để có kế hoạch cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường điện và hệ thống trạm biến áp, xây dựng mới tuyến đường điện Nga Thanh đi cống T3 Nga Tân để khai thác tiềm năng vùng triều, đẩy mạnh phong trào sử dụng Biogas thay thế năng lượng điện.

Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, phấn đấu đến năm 2005 nâng cấp, kiên cố hoá kênh chính trạm bơm Vực Bà Nga Thắng. Phân cấp quản lý sử dụng kênh đã được bê tông hoá, xây dựng một số đập điều tiết nước,... Phát huy nội lực và kết hợp với những nguồn lực bên ngoài để thực hiện chương trình giao thông nông thôn theo hướng nhựa hoá, bê tông hoá, gạch hoá.

Tập trung đầu tư cho giáo dục đào tạo, đến năm 2005, 100% các xã phổ cập trung học cơ sở, năm 2010, 30% số xã phổ cập trung học phổ thông; củng cố nâng cấp trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề cho người lao động trước hết là thanh niên. Phấn đấu đến năm 2005 có 19% lao động được đào tạo nghề. Mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo của tỉnh và Trung ương để mở các lớp dạy nghề, đào tạo trung học và đại học với những hình thức đào tạo thích hợp,... Ðầu tư nâng cấp hệ thống trạm y tế xã, 100% trạm xá có y bác sĩ, 100% số thôn có cán bộ y tế,...

Ðể tạo được những bước đột phá, hoàn thành những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, trong thời gian tới, Nga Sơn cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từng bước hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt hiệu quả cao, góp phần cùng toàn tỉnh đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng Nga Sơn thành một huyện miền biển giàu về kinh tế, mạnh về an ninh - quốc phòng.

Nga Sơn là huyện mới thành lập do lấn biển mà thành. Theo truyền thuyết Mai An Tiêm, thời các vua Hùng, đất Nga Sơn chỉ là hòn đảo ngoài biển khơi, gồm các dãy núi như: núi Thiết Giám, núi Vạn Sơn, núi Vân Nham, núi Thần Ðầu, núi Song Ngư, núi Chích Trợ và các con sông như sông Hoạt, sông Báo Văn, sông Lèn. Diện tích đất tự nhiên 15.617,95ha. Trong những năm gần đây, Nga Sơn đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7,2%/năm, tăng 1,7% so với giai đoạn 1990 - 1995. Riêng năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP đạt 9,5%/năm. GDP tính theo đầu người đạt mức 2,94 triệu đồng/người/năm, tăng 16,2% so với năm 2000, lương thực (quy thóc) đạt 367 - 370 kg/người/năm.

Lịch sử hình thành và tên gọi của huyện Nga Sơn

Thời thuộc Hán, huyện Nga Sơn thuộc vùng đông bắc của huyện Dư Phát. Ðến thời Lưỡng Quốc, Lưỡng Tấn Nam Bắc - Triều thuộc huyện Kiến Sơ. Bước sang thời Tuỳ, Nga Sơn là vùng đất thuộc huyện Long An, đời Ðường thuộc huyện Sùng Bình.

Trong các triều Ðinh, Lê, Lý, địa giới hành chính được giữ nguyên như thời Ðường. Ðến thời Trần - Hồ bắt đầu lập huyện Chi Nga thuộc châu ái. Thời Lê đổi tên huyện Chi Nga thành huyện Nga Giang thuộc phủ Hà Trung. Bước sang thời Nguyễn, đổi tên thành huyện Nga Sơn.

Sau Cách mạng Tháng Tám (năm 1945), vẫn giữ nguyên là huyện Nga Sơn. Năm 1977, ghép hai huyện Hà Trung và Nga Sơn, lấy tên là huyện Trung Sơn. Năm 1982, Trung Sơn lại tách ra thành hai huyện và lấy lại tên cũ là Hà Trung và Nga Sơn.

Tên gọi và địa giới hành chính huyện Nga Sơn được giữ nguyên cho đến ngày nay với huyện lỵ là thị trấn Nga Sơn.

Ðịa chỉ liên hệ:

Uỷ ban nhân dân huyện Nga Sơn
Chủ tịch: Trần Ngọc Quyết
Ðiện thoại: 037. 872132


DVC cấp huyện

Công khai KQ TTHC 2024

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm