Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Xuôi dòng Hoạt Giang 1

Ngày 26/03/2015 10:08:29

Xuất phát tại bến sông làng Chính Đại (thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá), thuyền chúng tôi trôi theo sông để đến với bia Thần – một trong những kỳ tích mà người xưa để lại. Hai bên bờ sông ngút ngàn màu xanh của cói, của núi rừng, của cỏ cây và thấp thoáng đâu đó những mái nhà tranh đạm bạc.

Không cách xa với phố xá là bao nhưng từ lúc đặt chân xuống thuyền, chúng tôi như được trôi vào một thế giới khác – thế giới cổ tích, bình yên, chân phương của làng quê Việt xa xưa.

Cảnh đẹp hai bên bờ Hoạt giang như hút vào tầm mắt, mộc mạc, bình dị nhưng thân thương và đắm say hồn người đến lạ thường. Những cánh hoa tím dại bên bờ sông cũng thoát lên chất hồn thơ mộng. Lũy tre hai bên bờ sông cứ trải dài tít tắp, thi thoảng lại thấy bay vút lên những cánh chim hoang hoải.

Rồi cói Nga Sơn xanh ngắt một màu, rồi những người nông dân vẫy tay chào chúng tôi với những nụ cười rám nắng. Những nụ cười thân thiện ấy, ánh lên một hồn quê Việt – chân tình, đằm thắm.
Xuoi_dong_Hoat_giang_1.jpg

Thuyền đưa chúng tôi đến với chùa Trúc Lâm – điểm dừng chân đầu tiên. Chùa nằm giữa những dãy núi hùng vĩ, hoang sơ cỏ cây. Để đến được chùa phải men theo đường mòn, leo qua những dãy đá sắc nhọn. Những trái bưởi chín vàng ươm ánh lên sắc màu tươi mới, những chú sóc thấy người vội vàng chuyền cành, những cánh hoa đại trắng tinh, ngát hương rụng đầy lối tích như say lòng du khách.

Đằng sau chùa còn có một động nhỏ. Theo lời giới thiệu của người quản chùa, “chùa có tự lâu đời, tuy nhiên có lẽ do đường sá quá xa xôi, không thuận lối nên không tấp nập người qua lại, chỉ có một tháng đôi lần những tín chủ thành tâm nhất mới lặn lội đến với chùa này”.

Rời khỏi chốn tâm linh ấy, chúng tôi trở về thuyền, trời đã đón ban trưa, cùng nhau nhấm nháp chút rượu quê, thưởng thức món thịt dê ủ trấu đặc biệt của quê hương Nga Sơn, kể những câu chuyện tếu táo, ngắm nhìn đất trời sông núi,... thấy dòng Hoạt giang sao mà đắm đuối, mà say mê! Cứ hát, cứ vui, cứ tếu táo những câu chuyện đời thường, thuyền đưa chúng tôi đến với Bia thần lúc nào không hay.

Hàm Rồng nơi cửa thiêng Thần Phù.

Hàm Rồng nơi cửa thiêng Thần Phù.

“Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm - Câu ca của một thời xa xưa ấy có lẽ chỉ còn là một chứng tích xưa cũ bởi cửa Thần Phù của ngày hôm nay đã bình yên và thơ mộng hơn nhiều. Theo như lời của người lái đò: “Trước đây, mực nước sông dâng cao, thuyền có thể vào gần, chạm tới bia thần, nhưng ngày nay, nước sông dần rút cạn nên chỉ có thể đứng từ xa nhìn lại”.

Trước mặt chúng tôi là một chữ Thần bằng tiếng Hán rất to được khắc trên vách đá. Chiều ngang khoảng 1m, chiều dọc khoảng 2m. Sử sách còn nhiều dị bản khác nhau, nên chưa thể phân định chữ Thần chính xác được khắc vào thời gian nào. Có người cho rằng: Khi còn là cửa biển, thủy triều đã dâng cao lên đến chỗ ấy.

Người thợ đá đứng ở trên thuyền để làm việc, khi nước rút thì tạm nghỉ, cứ như vậy không kể bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng, có thể hàng năm trời. Xem ra giả thuyết này rất có lý. Nay thì chỗ Bia Thần kia đã cách biển đến 15km theo đường chim bay.

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, “chữ Thần khắc trên đá tương truyền là bút tích của vua Lê Thánh Tông” (?). Còn theo các tác giả Hồng Phi và Hương Nao nghiên cứu gần đây thì Bia Thần được khắc vào tháng Hai năm Tân Mão (1771), trong dịp chúa Trịnh Sâm trở về Kinh đô Thăng Long bằng đường thuỷ, sau hơn nửa năm kinh lý trên xứ Thanh Hoa.

Xuôi dòng Hoạt giang

Cảnh sơn thủy hữu tình.

Sáu chữ Hán nhỏ khắc chìm bên cạnh bia là “Nhật Nam nguyên chủ đặc sai” cho ta biết đây là bút hiệu của chúa Trịnh Sâm, thường đi kèm với các bài thơ khắc đá của ông.

Cửa biển Thần Phù xưa kia là cửa ngõ quan trọng từ bắc vô nam theo đường sông. Các vua chúa Đại Việt đi chinh phạt Chiêm Thành đều phải qua đây thắp hương cầu khấn Sơn thần Thủy quái phù hộ cho ba quân mã đáo thành công. Xa xưa hơn nữa, từ thời nhà Hán, nhà Tống, nhà Nguyên đưa quân sang xâm lược nước ta đều đi vào cửa biển Thần Phù.

Thời Đinh Tiên Hoàng có Ngô Nhật Khánh rước quân Chiêm theo đường thủy về định cướp ngôi vua, đến cửa Thần Phù bị bão đánh chìm, quan quân đều bị chết cả.

Hơn 300 năm kể từ khi có Bia thần bãi bể đã hóa nương dâu, dòng sông cạn hẹp đi nhiều lắm.

Nhìn ngắm bản “điêu khắc” của tiền nhân để lại, ta sẽ không khỏi ngưỡng mộ tài hoa, trí tuệ của người xưa. Giữa mênh môngsông nước, giữa vách đá dựng đứng, làm sao những con người cách chúng ta cả nghìn năm lại có thể tạc được một chữ Thần to đến như vậy. “Nhiều người qua đây, không tin chữ Thần được khắc từ xa xưa, họ cứ nghĩ là do người hiện đại tạc nên.

Nhưng quả thực, chỉ cần nhìn kỹ lớp bào mòn do nắng mưa hiện kỹ trên chữ, cũng đủ thấy sự trường tồn với thời gian của Bia Thần này” - người lái đò tâm sự với chúng tôi.

Theo dòng sông, chúng tôi tiếp tục đến với tượng ông Lã Vọng câu cá. Tạo hóa khéo tạc trên núi caohình ảnhmột ông lão đang ngồi câu cá giữa mênh mông đất trời sông nước. Hình ảnh Lã Vọng ngồi câu cá chờ thời thì tất là nhiều nơi có, nhưng đây là lần đầu đoàn chúng tôi được leo đến tận nơi, được mục sở thị tận mắt “ông Lã Vọng” bằng đá, do chính thiên nhiên tạo tác.

Giữa hành trình đến với tượng Lã Vọng, chúng tôi còn ghé chân vào nhà dân luộc ốc núi, ăn bưởi quê hái tại vườn nhà và trò chuyện với những người dân sống ven sông. Đấy! Cái thú vị củadu lịchHoạt giang một phần nằm ở chỗ hồn hậu và mộc mạc như thế đó! Ốc núi dân vừa đi bắt về, bùi bùi, ngầy ngậy, luộc chung với lá chanh, lá bưởi càng dậy mùi thơm.

Hoạt Giang vẫn còn ban lộc cho ngư dân.Hoạt Giang vẫn còn ban lộc cho ngư dân.

Trái bưởi tự tay hái lấy ngay tại vườn, tuy chưa ngọt đủ độ nhưng thanh tao lắm! Rồi còn món Máng – một thứ rêu đá được dân nơi đây ưa chuộng và là thứ đặc sản đem đi làm quà biếu mỗi khi đi xa. Nhà dân ở chỗ đó còn chưa có điện, nên chẳng có quạt máy để dùng, gió Hoạt giang lại hiền hòa, vỗ về, như muốn xoa dịu cho du khách. “Chỗ chúng em chưa có điện, đường sá còn đi lại khó khăn lắm, con cái chúng em đi học phải dậy sớm bởi từ đây đến trường gần hai chục cây số. Biết là khó khăn đấy nhưng không bỏ đất này được.

Chúng em yêu cuộc sống bình dị bên bờ sông. Có khách như các bác đến đây chơi chúng em vui lắm. Có dịp như thế này, nhà em mới đông vui, mới rộn rã tiếng cười” – chị Hoa, một người dân sống bên Hoạt giang vừa luộc ốc núi vừa niềm nở tâm sự với chúng tôi.

Thuyền quay về khi trời đã trở chiều, ai nấy đều mãn nguyện sau khi đã “thu hoạch” được những bức ảnh đẹp và vừa ý. Trước khi rời thuyền, chúng tôi còn ngược dòng quay trở lại ngã ba sông, nơi chính danh là cửa Thần Phù vẫn hay được nhắc đến qua câu ca xưa. Giữa mênh mông sóng nước, giữa đất trời, thấy mình thật nhỏ bé.

Tựa như được hòa mình vào thiên nhiên, đất trời. Đoàn chúng tôi còn ghé thăm chùa Hàn Sơn, một ngôi chùa cổ linh thiêng bên dòng Hoạt giang, gần cầu Chính Đại. Khuôn viên chùa mát mẻ, nhiều cây cối, mọi thứ đều thanh tịnh, nhẹ nhàng. Sau hành trình náo nhiệt, nhiều người đã thấm mệt, chùa Hàn Sơn quả là điểm đến lý tưởng để du khách tĩnh tâm và lấy lại tinh thần.

Chuyến du ngoạn Hoạt giang ngày hôm ấy sẽ mãi là những kỷ niệm khó quên của tất cả những thành viên trong đoàn chúng tôi. Ngoài ảnh đẹp được chúng tôi lưu lại sau chuyến đi, Hoạt giang còn mang đến cho chúng tôi những cảm thức mới về vẻ đẹp Nga Sơn – miền cổ tích.

Ngô Mai Nga

Đường linh bài viết được đăng trên báo :

http://baodansinh.vn/xuoi-dong-hoat-giang-d3739.html

Ngô Mai Nga

Xuôi dòng Hoạt Giang 1

Đăng lúc: 26/03/2015 10:08:29 (GMT+7)

Xuất phát tại bến sông làng Chính Đại (thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá), thuyền chúng tôi trôi theo sông để đến với bia Thần – một trong những kỳ tích mà người xưa để lại. Hai bên bờ sông ngút ngàn màu xanh của cói, của núi rừng, của cỏ cây và thấp thoáng đâu đó những mái nhà tranh đạm bạc.

Không cách xa với phố xá là bao nhưng từ lúc đặt chân xuống thuyền, chúng tôi như được trôi vào một thế giới khác – thế giới cổ tích, bình yên, chân phương của làng quê Việt xa xưa.

Cảnh đẹp hai bên bờ Hoạt giang như hút vào tầm mắt, mộc mạc, bình dị nhưng thân thương và đắm say hồn người đến lạ thường. Những cánh hoa tím dại bên bờ sông cũng thoát lên chất hồn thơ mộng. Lũy tre hai bên bờ sông cứ trải dài tít tắp, thi thoảng lại thấy bay vút lên những cánh chim hoang hoải.

Rồi cói Nga Sơn xanh ngắt một màu, rồi những người nông dân vẫy tay chào chúng tôi với những nụ cười rám nắng. Những nụ cười thân thiện ấy, ánh lên một hồn quê Việt – chân tình, đằm thắm.
Xuoi_dong_Hoat_giang_1.jpg

Thuyền đưa chúng tôi đến với chùa Trúc Lâm – điểm dừng chân đầu tiên. Chùa nằm giữa những dãy núi hùng vĩ, hoang sơ cỏ cây. Để đến được chùa phải men theo đường mòn, leo qua những dãy đá sắc nhọn. Những trái bưởi chín vàng ươm ánh lên sắc màu tươi mới, những chú sóc thấy người vội vàng chuyền cành, những cánh hoa đại trắng tinh, ngát hương rụng đầy lối tích như say lòng du khách.

Đằng sau chùa còn có một động nhỏ. Theo lời giới thiệu của người quản chùa, “chùa có tự lâu đời, tuy nhiên có lẽ do đường sá quá xa xôi, không thuận lối nên không tấp nập người qua lại, chỉ có một tháng đôi lần những tín chủ thành tâm nhất mới lặn lội đến với chùa này”.

Rời khỏi chốn tâm linh ấy, chúng tôi trở về thuyền, trời đã đón ban trưa, cùng nhau nhấm nháp chút rượu quê, thưởng thức món thịt dê ủ trấu đặc biệt của quê hương Nga Sơn, kể những câu chuyện tếu táo, ngắm nhìn đất trời sông núi,... thấy dòng Hoạt giang sao mà đắm đuối, mà say mê! Cứ hát, cứ vui, cứ tếu táo những câu chuyện đời thường, thuyền đưa chúng tôi đến với Bia thần lúc nào không hay.

Hàm Rồng nơi cửa thiêng Thần Phù.

Hàm Rồng nơi cửa thiêng Thần Phù.

“Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm - Câu ca của một thời xa xưa ấy có lẽ chỉ còn là một chứng tích xưa cũ bởi cửa Thần Phù của ngày hôm nay đã bình yên và thơ mộng hơn nhiều. Theo như lời của người lái đò: “Trước đây, mực nước sông dâng cao, thuyền có thể vào gần, chạm tới bia thần, nhưng ngày nay, nước sông dần rút cạn nên chỉ có thể đứng từ xa nhìn lại”.

Trước mặt chúng tôi là một chữ Thần bằng tiếng Hán rất to được khắc trên vách đá. Chiều ngang khoảng 1m, chiều dọc khoảng 2m. Sử sách còn nhiều dị bản khác nhau, nên chưa thể phân định chữ Thần chính xác được khắc vào thời gian nào. Có người cho rằng: Khi còn là cửa biển, thủy triều đã dâng cao lên đến chỗ ấy.

Người thợ đá đứng ở trên thuyền để làm việc, khi nước rút thì tạm nghỉ, cứ như vậy không kể bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng, có thể hàng năm trời. Xem ra giả thuyết này rất có lý. Nay thì chỗ Bia Thần kia đã cách biển đến 15km theo đường chim bay.

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, “chữ Thần khắc trên đá tương truyền là bút tích của vua Lê Thánh Tông” (?). Còn theo các tác giả Hồng Phi và Hương Nao nghiên cứu gần đây thì Bia Thần được khắc vào tháng Hai năm Tân Mão (1771), trong dịp chúa Trịnh Sâm trở về Kinh đô Thăng Long bằng đường thuỷ, sau hơn nửa năm kinh lý trên xứ Thanh Hoa.

Xuôi dòng Hoạt giang

Cảnh sơn thủy hữu tình.

Sáu chữ Hán nhỏ khắc chìm bên cạnh bia là “Nhật Nam nguyên chủ đặc sai” cho ta biết đây là bút hiệu của chúa Trịnh Sâm, thường đi kèm với các bài thơ khắc đá của ông.

Cửa biển Thần Phù xưa kia là cửa ngõ quan trọng từ bắc vô nam theo đường sông. Các vua chúa Đại Việt đi chinh phạt Chiêm Thành đều phải qua đây thắp hương cầu khấn Sơn thần Thủy quái phù hộ cho ba quân mã đáo thành công. Xa xưa hơn nữa, từ thời nhà Hán, nhà Tống, nhà Nguyên đưa quân sang xâm lược nước ta đều đi vào cửa biển Thần Phù.

Thời Đinh Tiên Hoàng có Ngô Nhật Khánh rước quân Chiêm theo đường thủy về định cướp ngôi vua, đến cửa Thần Phù bị bão đánh chìm, quan quân đều bị chết cả.

Hơn 300 năm kể từ khi có Bia thần bãi bể đã hóa nương dâu, dòng sông cạn hẹp đi nhiều lắm.

Nhìn ngắm bản “điêu khắc” của tiền nhân để lại, ta sẽ không khỏi ngưỡng mộ tài hoa, trí tuệ của người xưa. Giữa mênh môngsông nước, giữa vách đá dựng đứng, làm sao những con người cách chúng ta cả nghìn năm lại có thể tạc được một chữ Thần to đến như vậy. “Nhiều người qua đây, không tin chữ Thần được khắc từ xa xưa, họ cứ nghĩ là do người hiện đại tạc nên.

Nhưng quả thực, chỉ cần nhìn kỹ lớp bào mòn do nắng mưa hiện kỹ trên chữ, cũng đủ thấy sự trường tồn với thời gian của Bia Thần này” - người lái đò tâm sự với chúng tôi.

Theo dòng sông, chúng tôi tiếp tục đến với tượng ông Lã Vọng câu cá. Tạo hóa khéo tạc trên núi caohình ảnhmột ông lão đang ngồi câu cá giữa mênh mông đất trời sông nước. Hình ảnh Lã Vọng ngồi câu cá chờ thời thì tất là nhiều nơi có, nhưng đây là lần đầu đoàn chúng tôi được leo đến tận nơi, được mục sở thị tận mắt “ông Lã Vọng” bằng đá, do chính thiên nhiên tạo tác.

Giữa hành trình đến với tượng Lã Vọng, chúng tôi còn ghé chân vào nhà dân luộc ốc núi, ăn bưởi quê hái tại vườn nhà và trò chuyện với những người dân sống ven sông. Đấy! Cái thú vị củadu lịchHoạt giang một phần nằm ở chỗ hồn hậu và mộc mạc như thế đó! Ốc núi dân vừa đi bắt về, bùi bùi, ngầy ngậy, luộc chung với lá chanh, lá bưởi càng dậy mùi thơm.

Hoạt Giang vẫn còn ban lộc cho ngư dân.Hoạt Giang vẫn còn ban lộc cho ngư dân.

Trái bưởi tự tay hái lấy ngay tại vườn, tuy chưa ngọt đủ độ nhưng thanh tao lắm! Rồi còn món Máng – một thứ rêu đá được dân nơi đây ưa chuộng và là thứ đặc sản đem đi làm quà biếu mỗi khi đi xa. Nhà dân ở chỗ đó còn chưa có điện, nên chẳng có quạt máy để dùng, gió Hoạt giang lại hiền hòa, vỗ về, như muốn xoa dịu cho du khách. “Chỗ chúng em chưa có điện, đường sá còn đi lại khó khăn lắm, con cái chúng em đi học phải dậy sớm bởi từ đây đến trường gần hai chục cây số. Biết là khó khăn đấy nhưng không bỏ đất này được.

Chúng em yêu cuộc sống bình dị bên bờ sông. Có khách như các bác đến đây chơi chúng em vui lắm. Có dịp như thế này, nhà em mới đông vui, mới rộn rã tiếng cười” – chị Hoa, một người dân sống bên Hoạt giang vừa luộc ốc núi vừa niềm nở tâm sự với chúng tôi.

Thuyền quay về khi trời đã trở chiều, ai nấy đều mãn nguyện sau khi đã “thu hoạch” được những bức ảnh đẹp và vừa ý. Trước khi rời thuyền, chúng tôi còn ngược dòng quay trở lại ngã ba sông, nơi chính danh là cửa Thần Phù vẫn hay được nhắc đến qua câu ca xưa. Giữa mênh mông sóng nước, giữa đất trời, thấy mình thật nhỏ bé.

Tựa như được hòa mình vào thiên nhiên, đất trời. Đoàn chúng tôi còn ghé thăm chùa Hàn Sơn, một ngôi chùa cổ linh thiêng bên dòng Hoạt giang, gần cầu Chính Đại. Khuôn viên chùa mát mẻ, nhiều cây cối, mọi thứ đều thanh tịnh, nhẹ nhàng. Sau hành trình náo nhiệt, nhiều người đã thấm mệt, chùa Hàn Sơn quả là điểm đến lý tưởng để du khách tĩnh tâm và lấy lại tinh thần.

Chuyến du ngoạn Hoạt giang ngày hôm ấy sẽ mãi là những kỷ niệm khó quên của tất cả những thành viên trong đoàn chúng tôi. Ngoài ảnh đẹp được chúng tôi lưu lại sau chuyến đi, Hoạt giang còn mang đến cho chúng tôi những cảm thức mới về vẻ đẹp Nga Sơn – miền cổ tích.

Ngô Mai Nga

Đường linh bài viết được đăng trên báo :

http://baodansinh.vn/xuoi-dong-hoat-giang-d3739.html

Ngô Mai Nga

DVC cấp huyện

Công khai KQ TTHC 2024

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm