Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

MÔ HÌNH TRỒNG NẤM XÃ BA ĐÌNH, HUYỆN NGA SƠN

Ngày 04/11/2024 09:29:27

MÔ HÌNH TRỒNG NẤM XÃ BA ĐÌNH, HUYỆN NGA SƠN
Nhắc đến cái tên Ba Đình, mỗi người dân Việt Nam ai cũng nhớ Quảng trường Ba Đình, Hà Nội được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho, được lấy tên từ di tích Cách mạng Chiến khu Ba Đình thời kỳ tiền chống Pháp với cuộc khởi nghĩa của Đinh Công Tráng tại xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đến nay chiến khu Ba Đình đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử Quốc gia.
a1.jpg
Cũng trên quê hương Ba Đình giàu truyền thống cách mạng còn có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, mỗi năm có hai vụ lúa chiêm mùa. Với hơn 400ha diện tích gieo cấy lúa, sau mỗi vụ gặt lúa rơm thơm lại đánh thành cây to để đun nấu, cho trâu bò ăn dần hoặc đốt thành tro ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Cùng với đó lao động trồng lúa có thời gian nông nhàn kéo dài do chuyên canh nhưng thu nhập vần còn rất thấp.
a2.jpg
Là một người con của quê hương Ba Đình, chị Nguyễn Thị Phước thấu hiểu hơn ai hết những vất vả của người trồng lúa nơi đây, và luôn trăn trở tìm việc làm cho lao động lúc nông nhàn, tận dụng những phế phẩm của cây lúa, tăng thu nhập cho gia đình mình và bà con quê hương. Với ý tưởng đó, ngay khi còn là sinh viên, khi được biết đến nghề sản xuất nấm rơm, nấm sò - loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ làm trên Là một người con của quê hương Ba Đình, chị Nguyễn Thị Phước thấu hiểu hơn ai hết những vất vả của người trồng lúa nơi đây, và luôn trăn trở tìm việc làm cho lao động lúc nông nhàn, tận dụng những phế phẩm của cây lúa, tăng thu nhập cho gia đình mình và bà con quê hương. Với ý tưởng đó, ngay khi còn là sinh viên, khi được biết đến nghề sản xuất nấm rơm, nấm sò - loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ làm trên nguyên liệu nền tảng là rơm khô; Chị Phước đã quyết tâm tìm hiểu quy trình kỹ thuật để sản xuất thành công nấm rơm, nấm sò tại mảnh đất Ba Đình cách mạng.
a3.jpg
Nghĩ là làm, chị Phước đã đi ra vùng Nghĩa Hưng, Nam Trực, Giao Thủy của tỉnh Nam Định, tìm hiểu cách sản xuất một số loại nấm, được người sản xuất tận tình trao đổi, chuyển giao quy trình. Vì vậy chị đã yên tâm đầu tư nhà xưởng, máy móc, vay vốn, góp vốn để làm nấm.Qua quá trình sản xuất hơn 10 năm qua, cũng gặp không ít những thăng trầm do thiếu kinh nghiệm nên có lô nấm tỷ lệ mọc kém, do chưa tìm được thị trường ổn định.Nhưng với quyết tâm của mình chị đã xây dựng quy trình kỹ thuật, đảm bảo sản lượng, chất lượng sản phẩm. Từ đó, ngày càng được nhiều khách hàng biết đến, dần mở rộng thị trường cả ở trong huyện, ngoài huyện và các thành phố lớn như, Thanh Hóa, Hà Nội, Đà Nẵng…. Được sự động viên của người thân, bạn bè và sự nỗ lực của bản thân, Nguyễn Thị Phước quyết định thành lập cơ sở sản xuất Nấm An Phước tại xã Ba Đình, với diện tích trên 1.500 m2 nhà lán, tạo việc làmổn định cho 04 lao động của gia đình và một số lao động thời vụ tại địa phương. Do nhu cầu thị trường ngày càng lớn, cơ sở đã liên kết với các hộ gia đình khác để mở rộng sản xuất. Với việc sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ Rơm rạ, mùn cưa cây thân gỗ mềm như kẹo, cao su, bồ đề,… sau khi được kiểm tra đạt tiêu chuẩn sẽ được mang đi trộn đều cùng vôi 5%, với độ ẩm được kiểm soát từ 60 đến 65% và sẽ ủ đống từ từ 3- 7 ngày thì đem đi đóng bịch. Sau đó các bịch này sẽ được hấp ở nhiệt độ 80-100°C trong vòng 8- 10 hrồi để nguội để cấy giống. Sau khi bịch nấm ăn kín đáy đc 3-4 ngày thì rạch bịch nấm để nấm bắt đầu ra ở vết rạch, giữ độ ẩm 80-90% và tưới phun sưng vào quả thể nấm cho nấm phát triển. Nấm khi đã đủ tiêu chuẩn sẽ được thu hoạch, xử lýbảo quảntheo quy trình, đảm bảo chất lượng hình thức khi giao đến tay khách hàng. Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng, cơ sở đã liên tục đầu tư thêm máy móc như máy cắt rơm, máy đóng bầu, tủ hấp bầu nấm, tủ bảo quản để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, cơ sở cũng đã quan tâm đến việc bán hàng như: đầu tư thiết kế tem, nhãn, bao bì sản phẩm bắt mắt, thu hút; công bố chất lượng trên hệ thống An toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa; đăng bài quảng cáo trên Facebook, Zalo, …để mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay rất nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đã biết đến và tin dùng sản phẩm Nấm sò An Phước. Đã có nhiều đơn vị kinh doanh thực phẩm là khách hàng thường xuyên lâu dài của An Phước.
Với nhu cầu ngày càng lớn về sản phẩm nấm sò của thị trường. Bằng chất lượng sản phẩm vượt trội và tối ưu giá thành khi sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động sẵn có tại địa phương; Cùng với quy trình được kiểm soát chặt chẽ, các sản phẩm luôn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, thân thiện môi trường,Nấm sò An Phước đã dần có chỗ đứng trên thị trường, và hứa hẹn càng nhiều người biết đến và sử dụng, khi luôn nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về hình thức ,chất lượng và giá cả phù hợp với người tiêu dùng
NXS

MÔ HÌNH TRỒNG NẤM XÃ BA ĐÌNH, HUYỆN NGA SƠN

Đăng lúc: 04/11/2024 09:29:27 (GMT+7)

MÔ HÌNH TRỒNG NẤM XÃ BA ĐÌNH, HUYỆN NGA SƠN
Nhắc đến cái tên Ba Đình, mỗi người dân Việt Nam ai cũng nhớ Quảng trường Ba Đình, Hà Nội được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho, được lấy tên từ di tích Cách mạng Chiến khu Ba Đình thời kỳ tiền chống Pháp với cuộc khởi nghĩa của Đinh Công Tráng tại xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đến nay chiến khu Ba Đình đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử Quốc gia.
a1.jpg
Cũng trên quê hương Ba Đình giàu truyền thống cách mạng còn có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, mỗi năm có hai vụ lúa chiêm mùa. Với hơn 400ha diện tích gieo cấy lúa, sau mỗi vụ gặt lúa rơm thơm lại đánh thành cây to để đun nấu, cho trâu bò ăn dần hoặc đốt thành tro ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Cùng với đó lao động trồng lúa có thời gian nông nhàn kéo dài do chuyên canh nhưng thu nhập vần còn rất thấp.
a2.jpg
Là một người con của quê hương Ba Đình, chị Nguyễn Thị Phước thấu hiểu hơn ai hết những vất vả của người trồng lúa nơi đây, và luôn trăn trở tìm việc làm cho lao động lúc nông nhàn, tận dụng những phế phẩm của cây lúa, tăng thu nhập cho gia đình mình và bà con quê hương. Với ý tưởng đó, ngay khi còn là sinh viên, khi được biết đến nghề sản xuất nấm rơm, nấm sò - loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ làm trên Là một người con của quê hương Ba Đình, chị Nguyễn Thị Phước thấu hiểu hơn ai hết những vất vả của người trồng lúa nơi đây, và luôn trăn trở tìm việc làm cho lao động lúc nông nhàn, tận dụng những phế phẩm của cây lúa, tăng thu nhập cho gia đình mình và bà con quê hương. Với ý tưởng đó, ngay khi còn là sinh viên, khi được biết đến nghề sản xuất nấm rơm, nấm sò - loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ làm trên nguyên liệu nền tảng là rơm khô; Chị Phước đã quyết tâm tìm hiểu quy trình kỹ thuật để sản xuất thành công nấm rơm, nấm sò tại mảnh đất Ba Đình cách mạng.
a3.jpg
Nghĩ là làm, chị Phước đã đi ra vùng Nghĩa Hưng, Nam Trực, Giao Thủy của tỉnh Nam Định, tìm hiểu cách sản xuất một số loại nấm, được người sản xuất tận tình trao đổi, chuyển giao quy trình. Vì vậy chị đã yên tâm đầu tư nhà xưởng, máy móc, vay vốn, góp vốn để làm nấm.Qua quá trình sản xuất hơn 10 năm qua, cũng gặp không ít những thăng trầm do thiếu kinh nghiệm nên có lô nấm tỷ lệ mọc kém, do chưa tìm được thị trường ổn định.Nhưng với quyết tâm của mình chị đã xây dựng quy trình kỹ thuật, đảm bảo sản lượng, chất lượng sản phẩm. Từ đó, ngày càng được nhiều khách hàng biết đến, dần mở rộng thị trường cả ở trong huyện, ngoài huyện và các thành phố lớn như, Thanh Hóa, Hà Nội, Đà Nẵng…. Được sự động viên của người thân, bạn bè và sự nỗ lực của bản thân, Nguyễn Thị Phước quyết định thành lập cơ sở sản xuất Nấm An Phước tại xã Ba Đình, với diện tích trên 1.500 m2 nhà lán, tạo việc làmổn định cho 04 lao động của gia đình và một số lao động thời vụ tại địa phương. Do nhu cầu thị trường ngày càng lớn, cơ sở đã liên kết với các hộ gia đình khác để mở rộng sản xuất. Với việc sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ Rơm rạ, mùn cưa cây thân gỗ mềm như kẹo, cao su, bồ đề,… sau khi được kiểm tra đạt tiêu chuẩn sẽ được mang đi trộn đều cùng vôi 5%, với độ ẩm được kiểm soát từ 60 đến 65% và sẽ ủ đống từ từ 3- 7 ngày thì đem đi đóng bịch. Sau đó các bịch này sẽ được hấp ở nhiệt độ 80-100°C trong vòng 8- 10 hrồi để nguội để cấy giống. Sau khi bịch nấm ăn kín đáy đc 3-4 ngày thì rạch bịch nấm để nấm bắt đầu ra ở vết rạch, giữ độ ẩm 80-90% và tưới phun sưng vào quả thể nấm cho nấm phát triển. Nấm khi đã đủ tiêu chuẩn sẽ được thu hoạch, xử lýbảo quảntheo quy trình, đảm bảo chất lượng hình thức khi giao đến tay khách hàng. Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng, cơ sở đã liên tục đầu tư thêm máy móc như máy cắt rơm, máy đóng bầu, tủ hấp bầu nấm, tủ bảo quản để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, cơ sở cũng đã quan tâm đến việc bán hàng như: đầu tư thiết kế tem, nhãn, bao bì sản phẩm bắt mắt, thu hút; công bố chất lượng trên hệ thống An toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa; đăng bài quảng cáo trên Facebook, Zalo, …để mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay rất nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đã biết đến và tin dùng sản phẩm Nấm sò An Phước. Đã có nhiều đơn vị kinh doanh thực phẩm là khách hàng thường xuyên lâu dài của An Phước.
Với nhu cầu ngày càng lớn về sản phẩm nấm sò của thị trường. Bằng chất lượng sản phẩm vượt trội và tối ưu giá thành khi sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động sẵn có tại địa phương; Cùng với quy trình được kiểm soát chặt chẽ, các sản phẩm luôn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, thân thiện môi trường,Nấm sò An Phước đã dần có chỗ đứng trên thị trường, và hứa hẹn càng nhiều người biết đến và sử dụng, khi luôn nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về hình thức ,chất lượng và giá cả phù hợp với người tiêu dùng
NXS
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

DVC cấp huyện

Công khai KQ TTHC 2024

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm