Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng tỉnh Thanh Hoá 2024: Hiện thực hoá khát vọng “vươn mình ra thế giới” của cây cói Nga Sơn (Kỳ 3)

Ngày 09/10/2024 08:25:56

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng tỉnh Thanh Hoá 2024: Hiện thực hoá khát vọng “vươn mình ra thế giới” của cây cói Nga Sơn (Kỳ 3)
Kỳ III: “Quả ngọt” từ những quyết sách và điều hành quyết liệt, linh hoạt
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”,có thể nói, những khó khăn, trở ngại trên chặng đường phát triển cây cói và nghề sản xuất chế biến các sản phẩm từ cói là rào cản lớn, nhưng cũng chính là thử thách rất giá trị để đánh giá năng lực hoạt động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện…. Huyện Nga Sơn đã biết phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng thuận của đảng bộ, chính quyền và toàn thể cán bộ, nhân dân trong huyện, truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, từng bước khắc phục khó khăn, “đánh thức” tiềm năng, lợi thếcủa huyện, từ đó đưa ra những quyết sách kịp thời, đúng đắn để mang lại “quả ngọt” đáng mừng.
Trả lại màu xanh ngút ngàn cho những cánh đồng cói…
Về Nga Sơn những ngày đầu tháng 10, dọc các cánh đồng cói ở các xã Nga Liên, Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến, Nga Thanh... đâu đâu cũng thấy không khí lao động tất bật, khẩn trương xen lẫn tiếng cười nói rộn ràng.
Trên cánh đồng cói xã Nga Tân, Anh Nguyễn Duy Hoà không giấu nổi niềm vui chi sẻ: “Gia đìnhtôi trồng6 sào cói, những năm trước để hoang hóa cho cỏ dại mọc,đấtcằn cỗi, nền cao không thể canh tác. Đượccấp trêncho nạo vét lại ruộng, giữ nước ngọt vào đồng,tôi đã trồng lại 6 sào cói, cho thu hoạch năng suất cao hơn nhiều”.
Cùng chung hoàn cảnh anh Nguyễn Văn Tuấn cho biết: “Trước khó khăn của nghề cói gia đình tôi cũng để ruộng hoang, nhưng nay có cơ chế hỗ trợ của huyện và xã nay tôi đã gieo cấy trở lại. Gần 10 sào cói của gia đình được quy hoạch một chỗ, thuận lợi cho việc tưới tiêu, thu hoạch. Với việc thực hiện các biện pháp thâm canh, những năm gần đây năng suất cói caogấp 3, 4 lần năm trước; đạt 70-75 tạ/ha”.
a1.png
Người dân bận rộn thu hoạch cói trên những cánh đồng xanh mướt
Trên khắp cánh đồng trải dài màu xanh non của cói, Ông Phạm Ngọc Luyến, Chủ tịch UBND xã Nga Tân cho biết: “Vài năm trước phần lớn đồng cói Nga Tân bị hoang hóa, nhiều bãi cói bị bồi cao hơn cả mét khiến người dân không thể trồng cói, dần dần bỏ nghề. Các diện tích trồng cấy được, người dân chỉ làmtự phát, manh mún, không mang lại hiệu quả... Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo những vùng hoang hóa và hạ thấp mặt bằng của huyện, với những cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp người dân rất phấn khởi vì cói cho năng suất, sản lượng cao, thu nhập tương đối ổn định, nhiều hộ khấm khá nhờ trồng cói”. Được biết, năm 2023 Nga Tân có 192 ha cói, năng suất bình quân ước đạt 130 tạ/ha/năm, tổng sản lượng ước đạt 2.248 tấn. Trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp xã có 11 hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ cây cói, có 773 máy xe lõi, sản lượng 2.115 tấn, 203 lao động tham gia dóc quại, làm hàng thủ công mỹ nghệ.
a2.png
Nụ cười sau quãng thời gian gian khó
Cũng như Nga Tân, xã Nga Liên cũng xác định nghề trồng và chế biến sản phẩm từ cói là chủ lực kinh tế của địa phương. Ông Tống Thanh Minh, Chủ tịch UBND xã Nga Liên cho biết: “Những năm trước, xã có 170 ha trồng cói, thời kỳ khủng hoảng cây cói rớt giá nên nhiều người dân bỏ quê đến các thành phố lớn tìm việc. Vì thế, Nga Liên phải chuyển đổi sang trồng cây khác và nuôi tôm nên diện tích cói chỉ còn 140 ha. Tuy nhiên, thổ nhưỡng của Nga Liên chỉ hợp cây cói và đây là nghề tuy vất vả nhưng người cao tuổi hay thiếu niên đều có thể trồng, thu hoạch và dệt chiếu. Vì thế, toàn xã vẫn duy trì nghề trồng cói và dệt chiếu, xe lõi cói. Năm 2023, diện tích cói trên địa bàn xã là 125 ha, năng xuất ước đạt 180 tạ/ha, sản lượng đạt 2.250 tấn cói khô, giá trị ước đạt 31,92 tỷ đồng. Những ngành nghề truyền thống như xe lõi, dệt chiếu phát triển, hiện tại trên địa bàn xã có 15 và chiếu, 250 máy xe lỗi và trên 300 lao động trong tổ hợp tác sản xuất thủ công mỹ nghệ cho thu nhập ước đạt 26,20 tỷ đồng. Nghề trồng cói và sản xuất tiểu thủ công nghiệp từ cói đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương với mức thu nhập khá giúp Nga Liên về đích NTM vào năm 2017, và phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM nâng cao vào năm 2024”.
a3.png
Cánh đồng cói Nga Liên được quy hoạch tập trung một màu xanh ngút ngàn của cói
Có thể nói, những quyết sách “đúng” và “trúng” của huyện Nga Sơn trong việc bảo tồn và phát triển cây cói đã đem lại những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận, từng bước đưa nghề sản xuất cói thoát khỏi nguy cơ mai một và “hồi sinh” trở lại. Với nhiều cơ chế chính sách kích cầu phù hợp với thực tế từ công tác quy hoạch vùng, đầu tư cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, vốn vay… các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện đã đồng hành sát cánh cùng người dân biến những cánh đồng cói kém hiệu quả, hoang hoá mọc đầy cỏ dại thành trang trại tổng hợp, khu nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao và đặc biệt là vùng chuyên canh cói tập trung ngút ngàn màu xanh bừng bừng sức sống mới.
Theo thống kê, trước năm 2010, huyện Nga Sơn có trên 2.000 ha cói, đến năm 2015 chỉ còn 858 ha, đến tháng 6/2024, diện tích cói của Nga Sơn đạt 746 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Nga Tân, Nga Liên, Nga Thủy, Nga Thanh, Nga Phú, Nga Điền… Nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, nên cây cói cho năng suất ổn định ước đạt 76,5 tạ/ha. 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng cói của Nga Sơn đạt hơn 5.700 tấn, đạt trên 71 % kế hoạch năm. Có thể thấy, mặc dù giảm về mặt diện tích nhưng huyện Nga Sơn đã đẩy mạnh thâm canh, tăng giá trị cho cây cói. Những năm gần đây, trung bình sản lượng cói sản phẩm trên địa bàn toàn huyện đã đạt tới con số trên 20.000 tấn, giá trị sản xuất khẩu cói đạt gần 10 triệu USD/năm. Tỷ lệ hộ nghèo từ 9,34% năm 2015, đến nay giảm xuống còn 1,5% năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Nhiều hộ gia đình giàu lên từ nghề cói, xuất khẩu cói. Nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng, thay đổi diện mạo của cả một vùng quê.
a4.png
Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư để xây dựng vùng cói chuyên canh
Ông Phạm Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn cho biết: “Với quan điểm tổ chức sản xuất thâm canh, gắn phát triển vùng nguyên liệu cói với thị trường xuất khẩu, giai đoạn 2025-2030, huyện Nga sẽ tiếp tục chuyển một phần diện tích cói sang thực các hiện dự án Khu công nghiệp Nga Tân, cụm công nghiệp Long Sơn, đường bộ ven biển, đất ở, hạ tầng giao thông,... Giữ ổn định diện tích thâm canh cói giai đoạn 2025-2030 toàn huyện là 455 ha, phấn đấu năng suất 77 tạ/ha trở lên, cho thu hoạch 2 vụ/năm, tổng sản lượng cói khô đạt 7.000 tấn/năm trở lên. Tỷ lệ cói dài loại 1 từ 1,65m trở lên chiếm 60% sản lượng cói”.
Hành trình thực hiện ước mơ đưa cói “vươn tầm thế giới”
Không dừng lại ở những thành quả trên lĩnh vực nông nghiệp, các làng nghề chiếu cói truyền thống sản xuất tiểu thủ công nghiệp của huyện Nga Sơn nay cũng đã có những bước tiến lớn “vươn tầm thế giới”.
Về Nga Sơn hôm nay, chúng ta có thể cảm nhận sức sống vươn lên của một vùng quê miền biển với một diện mạo mới mang hướng đô thị hoá nông thôn, những con đường rộng mở được cứng hoá, bê tông hoá, nhựa hoá, những công trình, cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại…tất cả đang tô thắm cho bức tranh nông thôn mới bằng những gam màu tươi sáng. Thu ngân sách hàng năm đều vượt mục tiêu kế hoạch đề ra và là một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh Thanh Hoá về thu ngân sách. Đặc biệt, thông qua việc tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đầu tư mở rộng quy mô, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để đa dạng hóa về mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm… các làng nghề, nghề truyền thống chiếu cói của Nga Sơn đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Nga Sơn theo hướng tích cực, giải quyết việc cho hàng nghìn lao động, tăng thu nhập cho người dân, tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa kim ngạch xuất khẩu của huyện liên tục tăng, năm sau tăng cao hơn năm trước.
a5.pngBức tranh Nga Sơn trên con đường đổi mới với những gam màu tươi sáng
Trên địa bàn huyện hiện có 18 công ty, doanh nghiệp, 20 làng nghề và khoảng 1.300 đại lý, hộ gia đình, hợp tác, tổ hợp tác kinh doanh nghề cói… giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động tại địa phương. Nhiều xã trên địa bàn huyện có Chi hội phụ nữ chuyên hướng nghiệp cho phụ nữ đan lát các sản phẩm từ cây cói như: Tổ hợp tác sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xã Nga Hải, tổ hợp tác xã Nga Điền, tổ hợp tác xã Nga Thuỷ… Theo thống kế, hiện có 13 tổ hợp tác làm nghề tiểu thủ công nghiệp do phụ nữ làm chủ, tạo việc làm cho hàng nghìn hội viên, với thu nhập bình quân đạt từ 4,5 triệu đồng/người/tháng trở lên. Các tổ hợp tác này đã ký hợp đồng và sản xuất theo đơn đặt hàng từ các công ty như: Cty TNHH Ngân Khương, Cty CP SX chế biến cói Xuất khẩu Việt Anh, Cty TNHH Xuất Khẩu Việt Trang, Cty TNHH SX TM&XK Cói Xanh, Cty TNHH TM&DV Quyết Cường…
Đặc biệt, trên hành trình tìm sức sống cho cây cói Nga Sơn trên các thị trường trong và ngoài nước, huyện Nga Sơn đã một lần nữa khẳng định tầm nhìn quy hoạch và chính sách đúng đắn của mình với việc đầu tư xây dựng 3 cụm công nghiệp, làng nghề liên xã có tổng diện tích trên 60 ha. Bằng nhiều chính sách ưu đãi đưa ra Nga Sơn đã thu hút các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư xây dựng cơ sở tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương. Một số nước EU tiêu thụ sản phầm chế biến từ nguyên liệu cói đã tìm kiếm thị trường cung cấp sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cói, bèo tây tại thị trường Việt Nam thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch, tạo điều kiện cho sản xuất ngành cói của huyện Nga Sơn phát triển.
a6.pngCụm công nghiệp Tam Linh huyện Nga Sơn được thành lập với tổng mức đầu tư khoảng 250 tỷ đồng
Trải qua gần 2 thế kỷ tồn tại với bao thăng trầm, giờ đây người dân Nga Sơn không đơn thuần chỉ dệt chiếu cói, nhiều sản phẩm từ cói đã được đôi bàn tay tài hoa, khối óc giàu trí sáng tạo của những người thợ trở thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ với những nét họa tiết hoa văn tinh sảo, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Đến thăm quan các khu làng nghề truyền thống cói ở Nga Sơn nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy vô vàn túi xách, mũ, hộp, dép, xe thồ, lọ hoa, lẵng hoa… thậm chí cả bàn ghế, tất cả được làm từcói. Các sản phẩm mỹ nghệ từ cói này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, và là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của nghề cói nơi đây, rằng dẫu đi qua thăng trầm dâu bể thì nghề cói ở Nga Sơn không chỉ phát triển hơn mà còn từng bước chinh phục con đường nghề bền vững.
Duy trì nghề cói đã khó, đưa nghề cói phát triển vươn ra thị trường thế giới lại càng khó hơn gấp bội, đó là một cuộc hành trình đòi hỏi sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Nhưng càng khó khăn, càng vất vả lại càng khiến quyết tâm của những người con “sinh ra từ cói, lớn lên từ cói” nơi đây kiên định hơn với mục tiêu này. Bằng những từ những quyết sách và điều hành quyết liệt, linh hoạt từ các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Nga Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi, trở thành “bệ đỡ” vững chãi để các doanh nghiệp, HTXtham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nghề TTCN sản xuất chế biến cói yên tâm “tung cánh bay xa”. Ngày càng có nhiều đơn vị không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, một số cơ sở, doanh nghiệp đã bước đầu tạo dựng được uy tín, thương hiệu hàng hóa của mình đối với người tiêu dùng trong nước và từng bước chiếm lĩnh thị trường thế giới.
“Yêu cói, cói không phụ lòng. Cứ đam mê với nghề càng tạo được sức sống cho nghề” đó là những tâm sự của Nghệ nhân Trần Thị Việt – Giám đốc Công ty TNHH Việt Trang, một trong những cánh chim đầu đàn của các các doanh nghiệp kinh doanh nghề TTCN từ cói ở huyện Nga Sơn chia sẻ. Doanh nghiệp của bà đã có những giai đoạn đứng trước nguy cơ phá sản vì mất thị trường, hàng hóa không cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp cùng loại. Nhưng bằng tình yêu với cây cói và nghề cói quê hương, bà Việt đã tìm mọi cách để duy trì sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi mẫu mã, kiểu dáng và tìm các thị trường tiêu thụ mới để dần dần khôi phục lại nghề truyền thống.
a7.png
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Việt, Giám đốc đốc Công ty TNHH Việt Trang cùng con gái út
Bà Việt cho biết: “Năm 2001, với những cơ chế và chính sách khôi phục nghề sản xuất cói của huyện, tôi đã mạnh dạn đầu tư vốn vào Cụm làng nghề truyền thống liên xã do huyện Nga Sơn xây dựng và thành lập công ty chuyên sản xuất, xuất khẩu chiếu cói và đồ mỹ nghệ bằng cói. Năm 2003, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất khẩu Việt Trang chính thức đi vào hoạt động, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động và khoảng 400 lao động thời vụ, lao động tại nhà vào thời điểm bấy giờ. Để tìm kiếm thị trường ổn định, công ty của tôi đã tích cực tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế cũng như tham gia các kênh thương mại điện tử, chính những điều đó đã giúp công ty có điều kiện kết nối, giới thiệu sản phẩm và mở rộng ra thị trường quốc tế. Hiện nay, 90% các sản phẩm làm từ cói của công ty đã xuất ra thị trường của 20 quốc gia, bước đầu chinh phục được những thị trường “khó tính” như: Mỹ, Australia, Canada, Anh, Pháp... với khoảng 200-300 sản phẩm truyền thống như chiếu cói, túi xách, thảm cói, giỏ, hộp đựng đồ, chậu cói... Doanh thu đạt được khoảng 2 tỷ đồng/tháng, tạo việc làm cho khoảng 30 lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động ở làng nghề nhận việc về nhà làm với mức thu nhập bình quân khoảng 3-6 triệu đồng/tháng”.
a8.png
90% các sản phẩm làm từ cói của Công ty TNHH Việt công ty được xuất ra thị trường của 20 quốc gia trên thế giới như Australia, Canada, Anh, Pháp...
Cũng như bà Việt, ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh được biết đến là người tiên phong đưa sản phẩm của làng nghề cói Nga Sơn vươn tầm thế giới, tiếp cận thị trường khó tính bậc nhất là Mỹ. Được thành lập từ năm 2009, với vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Những năm qua, công ty của ông Tôn đã mạnh dạn tập trung đầu tư máy móc, cải tiến mẫu mã sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác. Nhờ đó, từ một đơn vị có quy mô nhỏ, đến nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói, bèo tây của công ty đã và đang xuất khẩu sang nhiều nước thuộc thị trường khó tính của Mỹ và Châu âu hhư tập đoàn TJMAX – NEW YORK, Tập đoàn MARSHALLS – NEW YORK, tập đoàn ROSSTORES – NEW YORK và tập đoàn ALD – AUSTRALIA. Sản lượng xuất khẩu đạt 400.000 sản phẩm/tháng. Doanh thu xuất khẩu năm 2022 của công ty đạt gần 5 triệu USD. Với số lượng sản xuất và xuất khẩu “khủng”, hiện tại Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh đã và đang tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động, với thu nhập trung bình 5 -6 triệu đồng/người/tháng.
a9.png
Nhà xưởng Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh lúc nào cũng tấp nập đơn hàng
Nói về những thành công trên hành trình đưa cói vượt đại dương của mình, ông Phạm Minh Tôn chia sẻ: “Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất cói Nga Sơn, tôi luôn ấp ủ trong lòng khát vọng phát triển nghềcói và làm giàu từ cây cói. Những ngày đầu gian nan khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng, vốn kinh doanh đều phải vay mượn… khiến tôi nhiều lúc muốn bỏ cuộc, nhưng nặng lòng với quê hương, bao thế hệ người dân lao động đã hàng trăm năm ướp mặn gìn giữ nghề truyền thống, nên tự dặn lòng phải kiên trì, phải quyết tâm, phải thực hiện thành công. Thật vui mừng khi tôi đã nhận được sự quan tâm ủng hộ và tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phương về phát triển nghề truyền thống để xây dựng cơ sở hạ tầng, thuê 9.000m2đất để xây dựng nhà xưởng sản xuất. Và giờ đây những nỗ lực cố gắng của tôi đã được đền đáp, ước mơ đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Nga Sơn đến các thị trường trên thế giới đã trở thành sự thật. Thời gian tới, bên cạnh việc xúc tiến quảng bá thương mại, xuất khẩu sản phẩm sang nước ngoài, Công ty CP Sản xuất -Chế biến cói xuất khẩu Việt Anh sẽ chú trọng mở rộng thị trường trong nước, hướng phát triển doanh nghiệp “xanh” sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường”.
a10.png
Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh luôn không ngừng cải tiến những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty
Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, ông Phạm Văn Thànhcho biết: “Sự phát triển làng nghề và làng nghề truyền thống trong những năm qua ở Nga Sơn đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, sản xuất tại các làng nghề đã tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa kim ngạch xuất khẩu của huyện liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Một số cơ sở sản xuất tại làng nghề bước đầu đã tạo dựng được uy tín, chất lượng và thương hiệu hàng hóa của mình đối với người tiêu dùng trong nước và từng bước chiếm lĩnh thị trường ở một số nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đức… đặc biệt là thị trường “khó tính” Mỹ”.
a11.png
Những người thợ của Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh tiến hành quá trình bảo quản sản phẩm trước khi xuất khẩu
Nâng tầm thương hiệu cói bằng những sản phẩm OCOP
Thực hiện Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” OCOP, thương hiệu “cói Nga Sơn” đã được nâng tầm mang theo khát vọng làm giàu chân chính của biết bao thế hệ người dân nơi đây. Từ những phẩm vật quý giá xếp ở vị trí hàng đầu trong số những vật phẩm tiêu biểu của các địa phương trên cả nước “Chiếu Nga Sơn, Gạch Bát Tràng…” giờ đây người dân Nga Sơn càng vui mừng và tự hào hơn khi những sản phẩm làm từ sản vật này đã thành công trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao và phấn đấu 5 sao, qua đó từng bước nâng cao giá trị kinh tế từ nghề truyền thống, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, duy trì và phát huy nghề truyền thống, bản sắc, bản địa của địa phương, đưa Nga Sơn sớm trở thành huyện NTM nâng cao.
a12.png
Sản phẩm thủ công từ cói Nga Sơn của Công ty TNHH Ngân Khương
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và đồng thuận hưởng ứng tích cực của doanh nghiệp, người dân, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, đến hết tháng 6 năm 2024, toàn huyện Nga Sơn có 37 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh được xếp hạng từ 3 sao trở lên, trong đó có 28 sản phẩm đạt 3 sao và 9 sản phẩm đạt 4 sao. Và trong số những sản phẩm OCOP này, có đến 13 là những sản phẩm được chế tác từ cây cói Nga Sơn, đó là sản phẩm “Gương trang trí Cói Xanh” của Công ty TNHH sản xuất thương mại và xuất khẩu Cói Xanh (3 sao); 2 sản phẩm “Đôn Việt Trang” và” Giỏ trái đất” đều làm từ cây cói Nga Sơn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất khẩu Việt Trang (4 sao); 5 sản phẩm “Chiếu xách tay Ngân Khương”, “Thảm cói trải sàn Ngân Khương”, “Chiếu dệt tay thủ công”, “Hộp đựng đồ Ngân Khương” và “Túi du lịch Ngân Khương” của Công ty TNHH Ngân Khương (3 sao);5 sản phẩm “Bộ rổ cói 3 chiếc”, “Bình hoa bằng cói”, “Khay đựng rau, quả Việt Anh”, “Đĩa đựng rau Salad Việt Anh”, “Đĩa cói trang trí Việt Anh” đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao của Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh. Và trong số các sản phẩm này có 3 sản phẩm 4 sao đang được huyện Nga Sơn đề nghị nâng hạng 5 sao.
a13.png
Công ty TNHH Ngân Khương tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm OCOP thủ công từ cói Nga Sơn
Có thể nói, những thành công của chương trình OCOP ở huyện Nga Sơn đã thực sự phát huy những giá trị tiềm năng của làng nghề, làng nghề truyền thống sản xuất chế biến cói, góp phần tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đây là minh chứng rõ nhất cho thấy sự nỗ lực của các cấp, các ngành cùng với sự quyết tâm gìn giữ, phát triển nghề của doanh nghiêp, người dân miền quê huyền thoại cổ tích này. Cói Nga Sơn không chỉ phát triển vững mạnh, đứng vững ở thị trường trong nước mà còn đủ sức vươn mình ra thế giới, mang theo khát vọng làm giàu chân chính của biết bao thế hệ người dân trên miền quê cổ tích, huyền thoại này.
a14.png
Bộ sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao “Rổ đựng hoa quả - đĩa đựng rau salad và khay đựng rau quả” của Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh
Không có thành công nào đến mà không đánh đổi bằng sự cố gắng, kiên trì, thậm chí cả những thất bại. Như những làng nghề truyền thống nói chung, câu chuyện về nghề cói Nga Sơn với những biến động thăng trầm, từ “hoàng kim rực rỡ” đến “nguy cơ mai một” khiến người dân nơi đây lao đao khốn khó. Vậy nhưng, thay vì đầu hàng khó khăn, từ bỏ tinh hoa nghề mà lớp lớp cha ông đi trước đã nhọc nhằn góp nhặt, hậu thế hôm nay vẫn gian truân âm thầm giữ lấy nghề dù không dễ dàng.Cuộc hành trình từ những mục tiêu ban đầu là duy trì, “hồi sinh” lại nghề cói rồi đến ước mơ khát vọng đưa cói vượt đại dương vươn mình ra thế giới là cả một câu chuyện dài mà ở đó nổi bật nhất là bài học từ sự đoàn kết, thống nhất. Bằng những quyết sách “ý Đảng, hợp lòng dân” Nga Sơn đã thành công trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng với sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Bởi chính lòng tin, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đối với sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền huyện là nền tảng cơ sở để huyện cụ thể hóa các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội.
Nếu nguồn lực bên ngoài hay cơ chế, chính sách hỗ trợ của huyện là “tiền đề”, thì tinh thần tự lực, tự trọng, tự tin, tự giác chính là “sức mạnh nội sinh”, là “chìa khoá” để giải phóng, thôi thúc sức mạnh tiềm tàng trong mỗi người dân nơi đây để tự mình vươn lên và nỗ lực kiến tạo tương lai tốt đẹp hơn. Câu chuyện về những người con của miền quê cói như bà Việt, anh Tôn…bằng tình yêu quê hương và tâm huyết với nghề dệt cói cổ truyền đã mở đường, vực dậy và tạo sức sống cho nghề truyền thống chiếu cói, góp phần đưa cây cói từ cây đói nghèo thành cây ấm no. Hay anh Hoà, anh Tuấn… những người nông dân lam lũ một nắng hai sương vẫn kiên trì bám ruộng, bám cói để giữ màu xanh cho những cánh đồng cói quê hương… chính là minh chứng rõ nét nhất cho thấy vai trò chủ thể của người dân đã được phát huy. Tinh thần đổi mới, sáng tạo của người dân thể hiện qua các phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp các miền quê được khích lệ, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đem đến thành công.
Có thể nói, những quyết sách mà huyện Nga Sơn đưa ra đểduy trì và phát triển nghề cói chỉ là “lát cắt mỏng” trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện nay. Song, đó lại là “lát cắt” quan trọng, phản ánh mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo đa chiều bền vững mà huyện hướng tới. Đặc biệt, mục tiêu này cũng là mục tiêu tiệm cận và góp phần hiện thực hoá 1 trong 9 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2020-2025, đã được Đại hội đại biểu tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX quyết nghị. Đó là “ Lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; Tiếp tục phát triển tiểu thủ công nghiệp, chú trọng sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch, xuất khẩu”.
Phát huy những kết quả đạt được, không ngừng đổi mới, sáng tạo, vượt qua những khó khăn, thách thức, vững bước đi lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thời gian tới, huyện Nga Sơn tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh Thanh Hóa, phấn đấu đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển sản xuất thâm canh cói theo hướng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời với phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và làng nghề truyền thống, phát huytiềm năng thế mạnh của địa phương đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với làng nghề truyền thống, và khai thác các danh lam thắng cảnh huyền ảo mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Nga Sơn, góp phần làm giàu cho vùng cói ngút ngàn này. Để thương hiệu “cói Nga Sơn” sẽ không chỉ in đậm mãi trong tâm trí của người dân Việt Nam mà còn vươn xa hơn nữa trên thị trường quốc tế.
Bài và ảnh:Dương Huyền

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng tỉnh Thanh Hoá 2024: Hiện thực hoá khát vọng “vươn mình ra thế giới” của cây cói Nga Sơn (Kỳ 3)

Đăng lúc: 09/10/2024 08:25:56 (GMT+7)

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng tỉnh Thanh Hoá 2024: Hiện thực hoá khát vọng “vươn mình ra thế giới” của cây cói Nga Sơn (Kỳ 3)
Kỳ III: “Quả ngọt” từ những quyết sách và điều hành quyết liệt, linh hoạt
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”,có thể nói, những khó khăn, trở ngại trên chặng đường phát triển cây cói và nghề sản xuất chế biến các sản phẩm từ cói là rào cản lớn, nhưng cũng chính là thử thách rất giá trị để đánh giá năng lực hoạt động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện…. Huyện Nga Sơn đã biết phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng thuận của đảng bộ, chính quyền và toàn thể cán bộ, nhân dân trong huyện, truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, từng bước khắc phục khó khăn, “đánh thức” tiềm năng, lợi thếcủa huyện, từ đó đưa ra những quyết sách kịp thời, đúng đắn để mang lại “quả ngọt” đáng mừng.
Trả lại màu xanh ngút ngàn cho những cánh đồng cói…
Về Nga Sơn những ngày đầu tháng 10, dọc các cánh đồng cói ở các xã Nga Liên, Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến, Nga Thanh... đâu đâu cũng thấy không khí lao động tất bật, khẩn trương xen lẫn tiếng cười nói rộn ràng.
Trên cánh đồng cói xã Nga Tân, Anh Nguyễn Duy Hoà không giấu nổi niềm vui chi sẻ: “Gia đìnhtôi trồng6 sào cói, những năm trước để hoang hóa cho cỏ dại mọc,đấtcằn cỗi, nền cao không thể canh tác. Đượccấp trêncho nạo vét lại ruộng, giữ nước ngọt vào đồng,tôi đã trồng lại 6 sào cói, cho thu hoạch năng suất cao hơn nhiều”.
Cùng chung hoàn cảnh anh Nguyễn Văn Tuấn cho biết: “Trước khó khăn của nghề cói gia đình tôi cũng để ruộng hoang, nhưng nay có cơ chế hỗ trợ của huyện và xã nay tôi đã gieo cấy trở lại. Gần 10 sào cói của gia đình được quy hoạch một chỗ, thuận lợi cho việc tưới tiêu, thu hoạch. Với việc thực hiện các biện pháp thâm canh, những năm gần đây năng suất cói caogấp 3, 4 lần năm trước; đạt 70-75 tạ/ha”.
a1.png
Người dân bận rộn thu hoạch cói trên những cánh đồng xanh mướt
Trên khắp cánh đồng trải dài màu xanh non của cói, Ông Phạm Ngọc Luyến, Chủ tịch UBND xã Nga Tân cho biết: “Vài năm trước phần lớn đồng cói Nga Tân bị hoang hóa, nhiều bãi cói bị bồi cao hơn cả mét khiến người dân không thể trồng cói, dần dần bỏ nghề. Các diện tích trồng cấy được, người dân chỉ làmtự phát, manh mún, không mang lại hiệu quả... Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo những vùng hoang hóa và hạ thấp mặt bằng của huyện, với những cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp người dân rất phấn khởi vì cói cho năng suất, sản lượng cao, thu nhập tương đối ổn định, nhiều hộ khấm khá nhờ trồng cói”. Được biết, năm 2023 Nga Tân có 192 ha cói, năng suất bình quân ước đạt 130 tạ/ha/năm, tổng sản lượng ước đạt 2.248 tấn. Trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp xã có 11 hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ cây cói, có 773 máy xe lõi, sản lượng 2.115 tấn, 203 lao động tham gia dóc quại, làm hàng thủ công mỹ nghệ.
a2.png
Nụ cười sau quãng thời gian gian khó
Cũng như Nga Tân, xã Nga Liên cũng xác định nghề trồng và chế biến sản phẩm từ cói là chủ lực kinh tế của địa phương. Ông Tống Thanh Minh, Chủ tịch UBND xã Nga Liên cho biết: “Những năm trước, xã có 170 ha trồng cói, thời kỳ khủng hoảng cây cói rớt giá nên nhiều người dân bỏ quê đến các thành phố lớn tìm việc. Vì thế, Nga Liên phải chuyển đổi sang trồng cây khác và nuôi tôm nên diện tích cói chỉ còn 140 ha. Tuy nhiên, thổ nhưỡng của Nga Liên chỉ hợp cây cói và đây là nghề tuy vất vả nhưng người cao tuổi hay thiếu niên đều có thể trồng, thu hoạch và dệt chiếu. Vì thế, toàn xã vẫn duy trì nghề trồng cói và dệt chiếu, xe lõi cói. Năm 2023, diện tích cói trên địa bàn xã là 125 ha, năng xuất ước đạt 180 tạ/ha, sản lượng đạt 2.250 tấn cói khô, giá trị ước đạt 31,92 tỷ đồng. Những ngành nghề truyền thống như xe lõi, dệt chiếu phát triển, hiện tại trên địa bàn xã có 15 và chiếu, 250 máy xe lỗi và trên 300 lao động trong tổ hợp tác sản xuất thủ công mỹ nghệ cho thu nhập ước đạt 26,20 tỷ đồng. Nghề trồng cói và sản xuất tiểu thủ công nghiệp từ cói đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương với mức thu nhập khá giúp Nga Liên về đích NTM vào năm 2017, và phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM nâng cao vào năm 2024”.
a3.png
Cánh đồng cói Nga Liên được quy hoạch tập trung một màu xanh ngút ngàn của cói
Có thể nói, những quyết sách “đúng” và “trúng” của huyện Nga Sơn trong việc bảo tồn và phát triển cây cói đã đem lại những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận, từng bước đưa nghề sản xuất cói thoát khỏi nguy cơ mai một và “hồi sinh” trở lại. Với nhiều cơ chế chính sách kích cầu phù hợp với thực tế từ công tác quy hoạch vùng, đầu tư cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, vốn vay… các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện đã đồng hành sát cánh cùng người dân biến những cánh đồng cói kém hiệu quả, hoang hoá mọc đầy cỏ dại thành trang trại tổng hợp, khu nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao và đặc biệt là vùng chuyên canh cói tập trung ngút ngàn màu xanh bừng bừng sức sống mới.
Theo thống kê, trước năm 2010, huyện Nga Sơn có trên 2.000 ha cói, đến năm 2015 chỉ còn 858 ha, đến tháng 6/2024, diện tích cói của Nga Sơn đạt 746 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Nga Tân, Nga Liên, Nga Thủy, Nga Thanh, Nga Phú, Nga Điền… Nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, nên cây cói cho năng suất ổn định ước đạt 76,5 tạ/ha. 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng cói của Nga Sơn đạt hơn 5.700 tấn, đạt trên 71 % kế hoạch năm. Có thể thấy, mặc dù giảm về mặt diện tích nhưng huyện Nga Sơn đã đẩy mạnh thâm canh, tăng giá trị cho cây cói. Những năm gần đây, trung bình sản lượng cói sản phẩm trên địa bàn toàn huyện đã đạt tới con số trên 20.000 tấn, giá trị sản xuất khẩu cói đạt gần 10 triệu USD/năm. Tỷ lệ hộ nghèo từ 9,34% năm 2015, đến nay giảm xuống còn 1,5% năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Nhiều hộ gia đình giàu lên từ nghề cói, xuất khẩu cói. Nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng, thay đổi diện mạo của cả một vùng quê.
a4.png
Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư để xây dựng vùng cói chuyên canh
Ông Phạm Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn cho biết: “Với quan điểm tổ chức sản xuất thâm canh, gắn phát triển vùng nguyên liệu cói với thị trường xuất khẩu, giai đoạn 2025-2030, huyện Nga sẽ tiếp tục chuyển một phần diện tích cói sang thực các hiện dự án Khu công nghiệp Nga Tân, cụm công nghiệp Long Sơn, đường bộ ven biển, đất ở, hạ tầng giao thông,... Giữ ổn định diện tích thâm canh cói giai đoạn 2025-2030 toàn huyện là 455 ha, phấn đấu năng suất 77 tạ/ha trở lên, cho thu hoạch 2 vụ/năm, tổng sản lượng cói khô đạt 7.000 tấn/năm trở lên. Tỷ lệ cói dài loại 1 từ 1,65m trở lên chiếm 60% sản lượng cói”.
Hành trình thực hiện ước mơ đưa cói “vươn tầm thế giới”
Không dừng lại ở những thành quả trên lĩnh vực nông nghiệp, các làng nghề chiếu cói truyền thống sản xuất tiểu thủ công nghiệp của huyện Nga Sơn nay cũng đã có những bước tiến lớn “vươn tầm thế giới”.
Về Nga Sơn hôm nay, chúng ta có thể cảm nhận sức sống vươn lên của một vùng quê miền biển với một diện mạo mới mang hướng đô thị hoá nông thôn, những con đường rộng mở được cứng hoá, bê tông hoá, nhựa hoá, những công trình, cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại…tất cả đang tô thắm cho bức tranh nông thôn mới bằng những gam màu tươi sáng. Thu ngân sách hàng năm đều vượt mục tiêu kế hoạch đề ra và là một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh Thanh Hoá về thu ngân sách. Đặc biệt, thông qua việc tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đầu tư mở rộng quy mô, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để đa dạng hóa về mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm… các làng nghề, nghề truyền thống chiếu cói của Nga Sơn đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Nga Sơn theo hướng tích cực, giải quyết việc cho hàng nghìn lao động, tăng thu nhập cho người dân, tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa kim ngạch xuất khẩu của huyện liên tục tăng, năm sau tăng cao hơn năm trước.
a5.pngBức tranh Nga Sơn trên con đường đổi mới với những gam màu tươi sáng
Trên địa bàn huyện hiện có 18 công ty, doanh nghiệp, 20 làng nghề và khoảng 1.300 đại lý, hộ gia đình, hợp tác, tổ hợp tác kinh doanh nghề cói… giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động tại địa phương. Nhiều xã trên địa bàn huyện có Chi hội phụ nữ chuyên hướng nghiệp cho phụ nữ đan lát các sản phẩm từ cây cói như: Tổ hợp tác sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xã Nga Hải, tổ hợp tác xã Nga Điền, tổ hợp tác xã Nga Thuỷ… Theo thống kế, hiện có 13 tổ hợp tác làm nghề tiểu thủ công nghiệp do phụ nữ làm chủ, tạo việc làm cho hàng nghìn hội viên, với thu nhập bình quân đạt từ 4,5 triệu đồng/người/tháng trở lên. Các tổ hợp tác này đã ký hợp đồng và sản xuất theo đơn đặt hàng từ các công ty như: Cty TNHH Ngân Khương, Cty CP SX chế biến cói Xuất khẩu Việt Anh, Cty TNHH Xuất Khẩu Việt Trang, Cty TNHH SX TM&XK Cói Xanh, Cty TNHH TM&DV Quyết Cường…
Đặc biệt, trên hành trình tìm sức sống cho cây cói Nga Sơn trên các thị trường trong và ngoài nước, huyện Nga Sơn đã một lần nữa khẳng định tầm nhìn quy hoạch và chính sách đúng đắn của mình với việc đầu tư xây dựng 3 cụm công nghiệp, làng nghề liên xã có tổng diện tích trên 60 ha. Bằng nhiều chính sách ưu đãi đưa ra Nga Sơn đã thu hút các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư xây dựng cơ sở tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương. Một số nước EU tiêu thụ sản phầm chế biến từ nguyên liệu cói đã tìm kiếm thị trường cung cấp sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cói, bèo tây tại thị trường Việt Nam thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch, tạo điều kiện cho sản xuất ngành cói của huyện Nga Sơn phát triển.
a6.pngCụm công nghiệp Tam Linh huyện Nga Sơn được thành lập với tổng mức đầu tư khoảng 250 tỷ đồng
Trải qua gần 2 thế kỷ tồn tại với bao thăng trầm, giờ đây người dân Nga Sơn không đơn thuần chỉ dệt chiếu cói, nhiều sản phẩm từ cói đã được đôi bàn tay tài hoa, khối óc giàu trí sáng tạo của những người thợ trở thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ với những nét họa tiết hoa văn tinh sảo, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Đến thăm quan các khu làng nghề truyền thống cói ở Nga Sơn nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy vô vàn túi xách, mũ, hộp, dép, xe thồ, lọ hoa, lẵng hoa… thậm chí cả bàn ghế, tất cả được làm từcói. Các sản phẩm mỹ nghệ từ cói này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, và là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của nghề cói nơi đây, rằng dẫu đi qua thăng trầm dâu bể thì nghề cói ở Nga Sơn không chỉ phát triển hơn mà còn từng bước chinh phục con đường nghề bền vững.
Duy trì nghề cói đã khó, đưa nghề cói phát triển vươn ra thị trường thế giới lại càng khó hơn gấp bội, đó là một cuộc hành trình đòi hỏi sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Nhưng càng khó khăn, càng vất vả lại càng khiến quyết tâm của những người con “sinh ra từ cói, lớn lên từ cói” nơi đây kiên định hơn với mục tiêu này. Bằng những từ những quyết sách và điều hành quyết liệt, linh hoạt từ các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Nga Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi, trở thành “bệ đỡ” vững chãi để các doanh nghiệp, HTXtham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nghề TTCN sản xuất chế biến cói yên tâm “tung cánh bay xa”. Ngày càng có nhiều đơn vị không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, một số cơ sở, doanh nghiệp đã bước đầu tạo dựng được uy tín, thương hiệu hàng hóa của mình đối với người tiêu dùng trong nước và từng bước chiếm lĩnh thị trường thế giới.
“Yêu cói, cói không phụ lòng. Cứ đam mê với nghề càng tạo được sức sống cho nghề” đó là những tâm sự của Nghệ nhân Trần Thị Việt – Giám đốc Công ty TNHH Việt Trang, một trong những cánh chim đầu đàn của các các doanh nghiệp kinh doanh nghề TTCN từ cói ở huyện Nga Sơn chia sẻ. Doanh nghiệp của bà đã có những giai đoạn đứng trước nguy cơ phá sản vì mất thị trường, hàng hóa không cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp cùng loại. Nhưng bằng tình yêu với cây cói và nghề cói quê hương, bà Việt đã tìm mọi cách để duy trì sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi mẫu mã, kiểu dáng và tìm các thị trường tiêu thụ mới để dần dần khôi phục lại nghề truyền thống.
a7.png
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Việt, Giám đốc đốc Công ty TNHH Việt Trang cùng con gái út
Bà Việt cho biết: “Năm 2001, với những cơ chế và chính sách khôi phục nghề sản xuất cói của huyện, tôi đã mạnh dạn đầu tư vốn vào Cụm làng nghề truyền thống liên xã do huyện Nga Sơn xây dựng và thành lập công ty chuyên sản xuất, xuất khẩu chiếu cói và đồ mỹ nghệ bằng cói. Năm 2003, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất khẩu Việt Trang chính thức đi vào hoạt động, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động và khoảng 400 lao động thời vụ, lao động tại nhà vào thời điểm bấy giờ. Để tìm kiếm thị trường ổn định, công ty của tôi đã tích cực tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế cũng như tham gia các kênh thương mại điện tử, chính những điều đó đã giúp công ty có điều kiện kết nối, giới thiệu sản phẩm và mở rộng ra thị trường quốc tế. Hiện nay, 90% các sản phẩm làm từ cói của công ty đã xuất ra thị trường của 20 quốc gia, bước đầu chinh phục được những thị trường “khó tính” như: Mỹ, Australia, Canada, Anh, Pháp... với khoảng 200-300 sản phẩm truyền thống như chiếu cói, túi xách, thảm cói, giỏ, hộp đựng đồ, chậu cói... Doanh thu đạt được khoảng 2 tỷ đồng/tháng, tạo việc làm cho khoảng 30 lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động ở làng nghề nhận việc về nhà làm với mức thu nhập bình quân khoảng 3-6 triệu đồng/tháng”.
a8.png
90% các sản phẩm làm từ cói của Công ty TNHH Việt công ty được xuất ra thị trường của 20 quốc gia trên thế giới như Australia, Canada, Anh, Pháp...
Cũng như bà Việt, ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh được biết đến là người tiên phong đưa sản phẩm của làng nghề cói Nga Sơn vươn tầm thế giới, tiếp cận thị trường khó tính bậc nhất là Mỹ. Được thành lập từ năm 2009, với vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Những năm qua, công ty của ông Tôn đã mạnh dạn tập trung đầu tư máy móc, cải tiến mẫu mã sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác. Nhờ đó, từ một đơn vị có quy mô nhỏ, đến nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói, bèo tây của công ty đã và đang xuất khẩu sang nhiều nước thuộc thị trường khó tính của Mỹ và Châu âu hhư tập đoàn TJMAX – NEW YORK, Tập đoàn MARSHALLS – NEW YORK, tập đoàn ROSSTORES – NEW YORK và tập đoàn ALD – AUSTRALIA. Sản lượng xuất khẩu đạt 400.000 sản phẩm/tháng. Doanh thu xuất khẩu năm 2022 của công ty đạt gần 5 triệu USD. Với số lượng sản xuất và xuất khẩu “khủng”, hiện tại Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh đã và đang tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động, với thu nhập trung bình 5 -6 triệu đồng/người/tháng.
a9.png
Nhà xưởng Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh lúc nào cũng tấp nập đơn hàng
Nói về những thành công trên hành trình đưa cói vượt đại dương của mình, ông Phạm Minh Tôn chia sẻ: “Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất cói Nga Sơn, tôi luôn ấp ủ trong lòng khát vọng phát triển nghềcói và làm giàu từ cây cói. Những ngày đầu gian nan khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng, vốn kinh doanh đều phải vay mượn… khiến tôi nhiều lúc muốn bỏ cuộc, nhưng nặng lòng với quê hương, bao thế hệ người dân lao động đã hàng trăm năm ướp mặn gìn giữ nghề truyền thống, nên tự dặn lòng phải kiên trì, phải quyết tâm, phải thực hiện thành công. Thật vui mừng khi tôi đã nhận được sự quan tâm ủng hộ và tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phương về phát triển nghề truyền thống để xây dựng cơ sở hạ tầng, thuê 9.000m2đất để xây dựng nhà xưởng sản xuất. Và giờ đây những nỗ lực cố gắng của tôi đã được đền đáp, ước mơ đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Nga Sơn đến các thị trường trên thế giới đã trở thành sự thật. Thời gian tới, bên cạnh việc xúc tiến quảng bá thương mại, xuất khẩu sản phẩm sang nước ngoài, Công ty CP Sản xuất -Chế biến cói xuất khẩu Việt Anh sẽ chú trọng mở rộng thị trường trong nước, hướng phát triển doanh nghiệp “xanh” sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường”.
a10.png
Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh luôn không ngừng cải tiến những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty
Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, ông Phạm Văn Thànhcho biết: “Sự phát triển làng nghề và làng nghề truyền thống trong những năm qua ở Nga Sơn đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, sản xuất tại các làng nghề đã tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa kim ngạch xuất khẩu của huyện liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Một số cơ sở sản xuất tại làng nghề bước đầu đã tạo dựng được uy tín, chất lượng và thương hiệu hàng hóa của mình đối với người tiêu dùng trong nước và từng bước chiếm lĩnh thị trường ở một số nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đức… đặc biệt là thị trường “khó tính” Mỹ”.
a11.png
Những người thợ của Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh tiến hành quá trình bảo quản sản phẩm trước khi xuất khẩu
Nâng tầm thương hiệu cói bằng những sản phẩm OCOP
Thực hiện Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” OCOP, thương hiệu “cói Nga Sơn” đã được nâng tầm mang theo khát vọng làm giàu chân chính của biết bao thế hệ người dân nơi đây. Từ những phẩm vật quý giá xếp ở vị trí hàng đầu trong số những vật phẩm tiêu biểu của các địa phương trên cả nước “Chiếu Nga Sơn, Gạch Bát Tràng…” giờ đây người dân Nga Sơn càng vui mừng và tự hào hơn khi những sản phẩm làm từ sản vật này đã thành công trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao và phấn đấu 5 sao, qua đó từng bước nâng cao giá trị kinh tế từ nghề truyền thống, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, duy trì và phát huy nghề truyền thống, bản sắc, bản địa của địa phương, đưa Nga Sơn sớm trở thành huyện NTM nâng cao.
a12.png
Sản phẩm thủ công từ cói Nga Sơn của Công ty TNHH Ngân Khương
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và đồng thuận hưởng ứng tích cực của doanh nghiệp, người dân, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, đến hết tháng 6 năm 2024, toàn huyện Nga Sơn có 37 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh được xếp hạng từ 3 sao trở lên, trong đó có 28 sản phẩm đạt 3 sao và 9 sản phẩm đạt 4 sao. Và trong số những sản phẩm OCOP này, có đến 13 là những sản phẩm được chế tác từ cây cói Nga Sơn, đó là sản phẩm “Gương trang trí Cói Xanh” của Công ty TNHH sản xuất thương mại và xuất khẩu Cói Xanh (3 sao); 2 sản phẩm “Đôn Việt Trang” và” Giỏ trái đất” đều làm từ cây cói Nga Sơn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất khẩu Việt Trang (4 sao); 5 sản phẩm “Chiếu xách tay Ngân Khương”, “Thảm cói trải sàn Ngân Khương”, “Chiếu dệt tay thủ công”, “Hộp đựng đồ Ngân Khương” và “Túi du lịch Ngân Khương” của Công ty TNHH Ngân Khương (3 sao);5 sản phẩm “Bộ rổ cói 3 chiếc”, “Bình hoa bằng cói”, “Khay đựng rau, quả Việt Anh”, “Đĩa đựng rau Salad Việt Anh”, “Đĩa cói trang trí Việt Anh” đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao của Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh. Và trong số các sản phẩm này có 3 sản phẩm 4 sao đang được huyện Nga Sơn đề nghị nâng hạng 5 sao.
a13.png
Công ty TNHH Ngân Khương tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm OCOP thủ công từ cói Nga Sơn
Có thể nói, những thành công của chương trình OCOP ở huyện Nga Sơn đã thực sự phát huy những giá trị tiềm năng của làng nghề, làng nghề truyền thống sản xuất chế biến cói, góp phần tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đây là minh chứng rõ nhất cho thấy sự nỗ lực của các cấp, các ngành cùng với sự quyết tâm gìn giữ, phát triển nghề của doanh nghiêp, người dân miền quê huyền thoại cổ tích này. Cói Nga Sơn không chỉ phát triển vững mạnh, đứng vững ở thị trường trong nước mà còn đủ sức vươn mình ra thế giới, mang theo khát vọng làm giàu chân chính của biết bao thế hệ người dân trên miền quê cổ tích, huyền thoại này.
a14.png
Bộ sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao “Rổ đựng hoa quả - đĩa đựng rau salad và khay đựng rau quả” của Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh
Không có thành công nào đến mà không đánh đổi bằng sự cố gắng, kiên trì, thậm chí cả những thất bại. Như những làng nghề truyền thống nói chung, câu chuyện về nghề cói Nga Sơn với những biến động thăng trầm, từ “hoàng kim rực rỡ” đến “nguy cơ mai một” khiến người dân nơi đây lao đao khốn khó. Vậy nhưng, thay vì đầu hàng khó khăn, từ bỏ tinh hoa nghề mà lớp lớp cha ông đi trước đã nhọc nhằn góp nhặt, hậu thế hôm nay vẫn gian truân âm thầm giữ lấy nghề dù không dễ dàng.Cuộc hành trình từ những mục tiêu ban đầu là duy trì, “hồi sinh” lại nghề cói rồi đến ước mơ khát vọng đưa cói vượt đại dương vươn mình ra thế giới là cả một câu chuyện dài mà ở đó nổi bật nhất là bài học từ sự đoàn kết, thống nhất. Bằng những quyết sách “ý Đảng, hợp lòng dân” Nga Sơn đã thành công trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng với sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Bởi chính lòng tin, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đối với sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền huyện là nền tảng cơ sở để huyện cụ thể hóa các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội.
Nếu nguồn lực bên ngoài hay cơ chế, chính sách hỗ trợ của huyện là “tiền đề”, thì tinh thần tự lực, tự trọng, tự tin, tự giác chính là “sức mạnh nội sinh”, là “chìa khoá” để giải phóng, thôi thúc sức mạnh tiềm tàng trong mỗi người dân nơi đây để tự mình vươn lên và nỗ lực kiến tạo tương lai tốt đẹp hơn. Câu chuyện về những người con của miền quê cói như bà Việt, anh Tôn…bằng tình yêu quê hương và tâm huyết với nghề dệt cói cổ truyền đã mở đường, vực dậy và tạo sức sống cho nghề truyền thống chiếu cói, góp phần đưa cây cói từ cây đói nghèo thành cây ấm no. Hay anh Hoà, anh Tuấn… những người nông dân lam lũ một nắng hai sương vẫn kiên trì bám ruộng, bám cói để giữ màu xanh cho những cánh đồng cói quê hương… chính là minh chứng rõ nét nhất cho thấy vai trò chủ thể của người dân đã được phát huy. Tinh thần đổi mới, sáng tạo của người dân thể hiện qua các phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp các miền quê được khích lệ, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đem đến thành công.
Có thể nói, những quyết sách mà huyện Nga Sơn đưa ra đểduy trì và phát triển nghề cói chỉ là “lát cắt mỏng” trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện nay. Song, đó lại là “lát cắt” quan trọng, phản ánh mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo đa chiều bền vững mà huyện hướng tới. Đặc biệt, mục tiêu này cũng là mục tiêu tiệm cận và góp phần hiện thực hoá 1 trong 9 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2020-2025, đã được Đại hội đại biểu tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX quyết nghị. Đó là “ Lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; Tiếp tục phát triển tiểu thủ công nghiệp, chú trọng sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch, xuất khẩu”.
Phát huy những kết quả đạt được, không ngừng đổi mới, sáng tạo, vượt qua những khó khăn, thách thức, vững bước đi lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thời gian tới, huyện Nga Sơn tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh Thanh Hóa, phấn đấu đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển sản xuất thâm canh cói theo hướng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời với phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và làng nghề truyền thống, phát huytiềm năng thế mạnh của địa phương đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với làng nghề truyền thống, và khai thác các danh lam thắng cảnh huyền ảo mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Nga Sơn, góp phần làm giàu cho vùng cói ngút ngàn này. Để thương hiệu “cói Nga Sơn” sẽ không chỉ in đậm mãi trong tâm trí của người dân Việt Nam mà còn vươn xa hơn nữa trên thị trường quốc tế.
Bài và ảnh:Dương Huyền
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm