Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

HUYỆN NGA SƠN ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ TRONG ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Ngày 11/11/2024 07:50:05

HUYỆN NGA SƠN ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ TRONG ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Áp dụng chuyển đổi số, đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp là xu thế tất yếu, giúp giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nắm bắt được xu thế này, thời gian qua, huyện Nga Sơn đã khuyến khích các thành phần kinh tế đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, trang bị cho nông dân những kiến thức mới để ứng dụng vào thực tiễn canh tác, tạo ra nhiều nông sản có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
a1.jpg
Là một trong những HTX đi đầu trong ứng dụng CĐS vào sản xuất, HTX nông nghiệp Mai An Tiêm, xã Nga Thạch đã nghiên cứu lắp đặt hệ thống tưới tự động, nhỏ giọt theo công nghệ Israel. Điều đáng lưu ý là toàn bộ hệ thống tưới được điều khiển tự động thông qua phần mềm cài đặt trên điện thoại thông minh. Do đó, dù ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần có kết nối internet là có thể tưới, bón phân cho cây trồng. Ông Nguyễn Văn Nam, giám đốc HTX, cho biết: Xác định việc ứng dụng CĐS vào sản xuất, kinh doanh mang đến những giá trị mới cho các HTX, do đó bên cạnh việc áp dụng vào sản xuất, HTX còn triển khai rộng rãi trong hoạt động quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đơn cử như, chúng tôi thực hiện livestream quảng bá, bán sản phẩm trên nền tảng tiktok, facebook... và đưa các sản phẩm rau, củ, quả của HTX lên các trang mạng xã hội, sàn thương mại postmart.vn, Shopee, Lazada, Tiki.... Mỗi tháng, HTX sản xuất và tiêu thụ khoảng 30 đến 40 tấn rau quả các loại. Đặc biệt, nhờ ưu việt của CĐS, HTX đã kết nối được nhiều đại lý, đơn vị tiêu thụ tại TP Hà Nội, Hải Phòng và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bên canh đó, để tiết kiệm chi phí, nhân công lao động ở các vụ sản xuất, một số xã trên địa bàn huyện đã đưa vào sử dụng thử nghiệm máy bay không người lái để gieo sạ, phun thuốc bảo vệ thực vật cho các cánh đồng lúa. Qua đánh giá bước đầu, việc ứng dụng máy bay không người lái đã mang lại rất nhiều lợi ích, tạo sự đồng đều trong chăm sóc, tiết kiệm nhân công, chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 2 lần so với phương thức sản xuất truyền thống.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn huyện Nga Sơn đã chú trọng và tích cực đầu tư mua thiết bị thông minh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nhà màng, nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, chăm sóc, theo dõi, quản lý bằng công nghệ thông tin qua điện thoại, máy tính, sản phẩm được đăng ký tem, mác, mã vạch, thuận tiện giao dịch…giúp tiết kiệm chi phí sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản. Đến nay, toàn huyện số lượng doanh nghiệp, HTX và cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, sản phẩm OCOP đã thực hiện áp dụng chuyển đổi số vào công tác quảng bá và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử ngày càng tăng cao. Qua đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp sẽ giúp các đơn vị tạo ra sản phẩm hàng hóa an toàn có giá trị; hạn chế sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp tại mỗi địa phương.
Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện chưa đồng bộ; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, trình độ cơ giới hóa sản xuất còn thấp, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có trình độ kỹ thuật chưa cao... nên những mô hình CĐS của huyện còn rất khiêm tốn, việc CĐS chỉ được áp dụng ở một số khâu nhất định.
Theo Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện CĐS. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp, thời gian tới, Nga Sơn đã và đang chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của CĐS phục vụ canh tác. Khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Hỗ trợ nông dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin; đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan giới thiệu các nền tảng số, nền tảng thương mại điện tử liên quan, giúp người dân nắm bắt kiến thức, thúc đẩy sản xuất, chế biến, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp trên môi trường số, góp phần quảng bá sản phẩm và từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng thông minh, hiện đại, giá trị gia tăng cao hơn.
DƯƠNG HUYỀN

HUYỆN NGA SƠN ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ TRONG ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Đăng lúc: 11/11/2024 07:50:05 (GMT+7)

HUYỆN NGA SƠN ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ TRONG ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Áp dụng chuyển đổi số, đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp là xu thế tất yếu, giúp giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nắm bắt được xu thế này, thời gian qua, huyện Nga Sơn đã khuyến khích các thành phần kinh tế đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, trang bị cho nông dân những kiến thức mới để ứng dụng vào thực tiễn canh tác, tạo ra nhiều nông sản có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
a1.jpg
Là một trong những HTX đi đầu trong ứng dụng CĐS vào sản xuất, HTX nông nghiệp Mai An Tiêm, xã Nga Thạch đã nghiên cứu lắp đặt hệ thống tưới tự động, nhỏ giọt theo công nghệ Israel. Điều đáng lưu ý là toàn bộ hệ thống tưới được điều khiển tự động thông qua phần mềm cài đặt trên điện thoại thông minh. Do đó, dù ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần có kết nối internet là có thể tưới, bón phân cho cây trồng. Ông Nguyễn Văn Nam, giám đốc HTX, cho biết: Xác định việc ứng dụng CĐS vào sản xuất, kinh doanh mang đến những giá trị mới cho các HTX, do đó bên cạnh việc áp dụng vào sản xuất, HTX còn triển khai rộng rãi trong hoạt động quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đơn cử như, chúng tôi thực hiện livestream quảng bá, bán sản phẩm trên nền tảng tiktok, facebook... và đưa các sản phẩm rau, củ, quả của HTX lên các trang mạng xã hội, sàn thương mại postmart.vn, Shopee, Lazada, Tiki.... Mỗi tháng, HTX sản xuất và tiêu thụ khoảng 30 đến 40 tấn rau quả các loại. Đặc biệt, nhờ ưu việt của CĐS, HTX đã kết nối được nhiều đại lý, đơn vị tiêu thụ tại TP Hà Nội, Hải Phòng và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bên canh đó, để tiết kiệm chi phí, nhân công lao động ở các vụ sản xuất, một số xã trên địa bàn huyện đã đưa vào sử dụng thử nghiệm máy bay không người lái để gieo sạ, phun thuốc bảo vệ thực vật cho các cánh đồng lúa. Qua đánh giá bước đầu, việc ứng dụng máy bay không người lái đã mang lại rất nhiều lợi ích, tạo sự đồng đều trong chăm sóc, tiết kiệm nhân công, chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 2 lần so với phương thức sản xuất truyền thống.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn huyện Nga Sơn đã chú trọng và tích cực đầu tư mua thiết bị thông minh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nhà màng, nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, chăm sóc, theo dõi, quản lý bằng công nghệ thông tin qua điện thoại, máy tính, sản phẩm được đăng ký tem, mác, mã vạch, thuận tiện giao dịch…giúp tiết kiệm chi phí sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản. Đến nay, toàn huyện số lượng doanh nghiệp, HTX và cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, sản phẩm OCOP đã thực hiện áp dụng chuyển đổi số vào công tác quảng bá và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử ngày càng tăng cao. Qua đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp sẽ giúp các đơn vị tạo ra sản phẩm hàng hóa an toàn có giá trị; hạn chế sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp tại mỗi địa phương.
Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện chưa đồng bộ; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, trình độ cơ giới hóa sản xuất còn thấp, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có trình độ kỹ thuật chưa cao... nên những mô hình CĐS của huyện còn rất khiêm tốn, việc CĐS chỉ được áp dụng ở một số khâu nhất định.
Theo Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện CĐS. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp, thời gian tới, Nga Sơn đã và đang chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của CĐS phục vụ canh tác. Khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Hỗ trợ nông dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin; đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan giới thiệu các nền tảng số, nền tảng thương mại điện tử liên quan, giúp người dân nắm bắt kiến thức, thúc đẩy sản xuất, chế biến, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp trên môi trường số, góp phần quảng bá sản phẩm và từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng thông minh, hiện đại, giá trị gia tăng cao hơn.
DƯƠNG HUYỀN
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

DVC cấp huyện

Công khai KQ TTHC 2024

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm