Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến - Bộ Nông nghiệp&PTNT kiểm tra tình hình tái đàn lợn tại huyện Nga Sơn

Ngày 25/04/2020 10:36:39

Sáng ngày 24/4/2020, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NN&PTNT cùng Đoàn công tác đại diện Cục chăn nuôi, Cục Thú y, Văn phòng Bộ Nông nghiệp&PTNT và Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã kiểm tra, thị sát tình hình chăn nuôi lợn, các giải pháp tái đàn lợn sau dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Nga Sơn. Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh Ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Thanh Hóa. Phía huyện Nga Sơn có đồng chí Trần Ngọc Quyết, PBTHU, Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Thịnh Văn Huyên, PCT UBND huyện; lãnh đạo phòng nông nghiệp; Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện và lãnh đạo chính quyền địa phương.

Bộ NN kiểm tra tái đàn lợn tại nga thủy.jpg
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NN&PTNT kiểm tra công tác tái đàn lợn tại xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn
DSC04183.JPG
Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp&PTNT kiểm tra công tác tái đàn lợn tại Trang trại chăn nuôi tập trung xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn

Theo đó, mặc dù huyện Nga Sơn có tổng đàn lợn lớn trong tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi của huyện thấp nhất toàn tỉnh. Cụ thể, trên địa bàn huyện Nga Sơn từ ngày 21/5/2019 bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra đầu tiên tại xã Nga Văn, đến ngày 7/12/2019 bệnh dịch tả Lợn Châu Phi xảy ra tại 260 hộ, 82 thôn của 22 xã, thị trấn, buộc phải tiêu hủy 3.088 con lợn trọng lượng 130.912kg chiếm 3,6% tổng đàn của huyện. Đến ngày 07/01/2020 sau 30 ngày trên địa bàn huyện không có trường hợp lợn mắc bệnh phát sinh, UBND huyện Nga Sơn đã công bố hết dịch tại tất cả các xã có lợn mắc bệnh và toàn huyện đã chấm dứt dịch tả lợn Châu Phi, đến nay không bùng phát ổ mới. Theo đó, trước khi bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tổng đàn lợn trên địa bàn huyện là 84.861 con, trong đó đàn lợn thịt là 61.659 con, tại 50 trang trại chăn nuôi công nghiệp là 24.300 con, còn lại được nuôi tại các trang trại nhỏ, gia trại và hộ gia đình. Đầu năm 2020, tổng đàn lợn giảm thấp nhất trong các năm là 51.630 con tại 2.707 hộ gia đình, doanh nghiệp. Đến nay sau hơn 3 tháng hết dịch, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện khoảng 75.137 con, trong đó, lượng lợn nái giống sinh sản 3.421 con, nái hậu bị 2.178 con, lợn đực giống sinh sản 142 con, số lượng lợn con theo mẹ 9.294 con, tổng đàn lợn thịt là 59.102 con, số đang được tại 50 trang trại chăn nuôi công nghiệp là 25.500 con, còn lại được nuôi tại các trang trại nhỏ, gia trại và hộ gia đình.

Công tác tái đàn trên địa bàn huyện Nga Sơn hiện đang còn chậm so với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong đó nguyên nhân do giá lợn giống và vật tư chăn nuôi đang ở mức khá cao, mặt khác người chăn nuooii chưa chủ động được con giống. Với 260 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện có lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy, đến nay mới có 93 hộ tái đàn lợn với 2.260 con lợn, 24 hộ chuyển sang chăn nuôi gia cầm với số lượng 6000 con gà, các hộ còn lại chuyển thành các ngành nghề khác. Huyện đang tiếp tục tuyên truyền đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi nhằm hạn chế được dịch bệnh. Khuyến cáo người dân chỉ tái đàn ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở chăn nuôi khép kín từ lợn nái đến lợn thịt, đảm bảo điều kiện an toàn sinh học.Công tác triển khai phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi được huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện chặt chẽ, kịp thời.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến- Bộ Nông nghiệp&PTNT cùng đoàn công tác đã kiểm tra, thị sát tình hình chăn nuôi lợn, thực hiện tái đàn tại 02 trang trại chăn nuôi công nghiệp tập trung ở xã Nga Thủy và xã Nga Thạch. Hiện xã Nga Thạch hiện có 03 trang trại chăn nuôi công nghiệp với số lượng mới tái đàn 500 con lợn/01 trang trại. Xã Nga Thủy có 12 trang trại lợn chăn nuôi tập trung với số lượng 500-600 con lợn/ 1 trang trại.Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã đánh giá cao kết quả mà huyện Nga Sơn đã làm được trong việc khống chế vùng dịch bệnh tả lợn Châu Phi và nhanh chóng tái đàn thành công, góp phần không nhỏ vào việc bình ổn giá thịt lợn trên thị trường. Đồng thời đề nghị huyện tiếp tục tăng cường quản lý chăn nuôi ở cơ sở, nhất là vai trò của các cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Sau khi đi thực tế kiểm tra, đoàn công tác đã về làm việc tiếp với UBND tỉnh Thanh Hóa về tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.

Tin&ảnh: Lê Dung

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến - Bộ Nông nghiệp&PTNT kiểm tra tình hình tái đàn lợn tại huyện Nga Sơn

Đăng lúc: 25/04/2020 10:36:39 (GMT+7)

Sáng ngày 24/4/2020, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NN&PTNT cùng Đoàn công tác đại diện Cục chăn nuôi, Cục Thú y, Văn phòng Bộ Nông nghiệp&PTNT và Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã kiểm tra, thị sát tình hình chăn nuôi lợn, các giải pháp tái đàn lợn sau dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Nga Sơn. Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh Ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Thanh Hóa. Phía huyện Nga Sơn có đồng chí Trần Ngọc Quyết, PBTHU, Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Thịnh Văn Huyên, PCT UBND huyện; lãnh đạo phòng nông nghiệp; Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện và lãnh đạo chính quyền địa phương.

Bộ NN kiểm tra tái đàn lợn tại nga thủy.jpg
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NN&PTNT kiểm tra công tác tái đàn lợn tại xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn
DSC04183.JPG
Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp&PTNT kiểm tra công tác tái đàn lợn tại Trang trại chăn nuôi tập trung xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn

Theo đó, mặc dù huyện Nga Sơn có tổng đàn lợn lớn trong tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi của huyện thấp nhất toàn tỉnh. Cụ thể, trên địa bàn huyện Nga Sơn từ ngày 21/5/2019 bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra đầu tiên tại xã Nga Văn, đến ngày 7/12/2019 bệnh dịch tả Lợn Châu Phi xảy ra tại 260 hộ, 82 thôn của 22 xã, thị trấn, buộc phải tiêu hủy 3.088 con lợn trọng lượng 130.912kg chiếm 3,6% tổng đàn của huyện. Đến ngày 07/01/2020 sau 30 ngày trên địa bàn huyện không có trường hợp lợn mắc bệnh phát sinh, UBND huyện Nga Sơn đã công bố hết dịch tại tất cả các xã có lợn mắc bệnh và toàn huyện đã chấm dứt dịch tả lợn Châu Phi, đến nay không bùng phát ổ mới. Theo đó, trước khi bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tổng đàn lợn trên địa bàn huyện là 84.861 con, trong đó đàn lợn thịt là 61.659 con, tại 50 trang trại chăn nuôi công nghiệp là 24.300 con, còn lại được nuôi tại các trang trại nhỏ, gia trại và hộ gia đình. Đầu năm 2020, tổng đàn lợn giảm thấp nhất trong các năm là 51.630 con tại 2.707 hộ gia đình, doanh nghiệp. Đến nay sau hơn 3 tháng hết dịch, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện khoảng 75.137 con, trong đó, lượng lợn nái giống sinh sản 3.421 con, nái hậu bị 2.178 con, lợn đực giống sinh sản 142 con, số lượng lợn con theo mẹ 9.294 con, tổng đàn lợn thịt là 59.102 con, số đang được tại 50 trang trại chăn nuôi công nghiệp là 25.500 con, còn lại được nuôi tại các trang trại nhỏ, gia trại và hộ gia đình.

Công tác tái đàn trên địa bàn huyện Nga Sơn hiện đang còn chậm so với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong đó nguyên nhân do giá lợn giống và vật tư chăn nuôi đang ở mức khá cao, mặt khác người chăn nuooii chưa chủ động được con giống. Với 260 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện có lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy, đến nay mới có 93 hộ tái đàn lợn với 2.260 con lợn, 24 hộ chuyển sang chăn nuôi gia cầm với số lượng 6000 con gà, các hộ còn lại chuyển thành các ngành nghề khác. Huyện đang tiếp tục tuyên truyền đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi nhằm hạn chế được dịch bệnh. Khuyến cáo người dân chỉ tái đàn ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở chăn nuôi khép kín từ lợn nái đến lợn thịt, đảm bảo điều kiện an toàn sinh học.Công tác triển khai phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi được huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện chặt chẽ, kịp thời.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến- Bộ Nông nghiệp&PTNT cùng đoàn công tác đã kiểm tra, thị sát tình hình chăn nuôi lợn, thực hiện tái đàn tại 02 trang trại chăn nuôi công nghiệp tập trung ở xã Nga Thủy và xã Nga Thạch. Hiện xã Nga Thạch hiện có 03 trang trại chăn nuôi công nghiệp với số lượng mới tái đàn 500 con lợn/01 trang trại. Xã Nga Thủy có 12 trang trại lợn chăn nuôi tập trung với số lượng 500-600 con lợn/ 1 trang trại.Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã đánh giá cao kết quả mà huyện Nga Sơn đã làm được trong việc khống chế vùng dịch bệnh tả lợn Châu Phi và nhanh chóng tái đàn thành công, góp phần không nhỏ vào việc bình ổn giá thịt lợn trên thị trường. Đồng thời đề nghị huyện tiếp tục tăng cường quản lý chăn nuôi ở cơ sở, nhất là vai trò của các cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Sau khi đi thực tế kiểm tra, đoàn công tác đã về làm việc tiếp với UBND tỉnh Thanh Hóa về tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.

Tin&ảnh: Lê Dung

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm