Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Viêm Gan Virus B căn bệnh nguy hiểm của xã hội

Ngày 23/01/2018 09:33:14

Viêm gan B là bệnh lý mạn tính nguy hiểm ở gan do nhiễm virus Hepatitis B (HBV), có thể lây truyền qua đường máiu, quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con.

Theo thống kê toàn thế giới có tới khoảng 2 tỷ người đã hoặc đang nhiễm HBV, 400 triệu người bị HBV mạn tính, trong đó số người châu Á mắc bệnh chiếm tới 75%. Mỗi năm có tới gần 1 triệu người tử vong do bệnh lý liên quan đến HBV.

1 Viêm gan virus B là bệnh gì?

Viêm gan B là bệnh lý mạn tính nguy hiểm ở gan do nhiễm virus Hepatitis B (HBV). Viêm gan virus B là bệnh phổ biến trên toàn cầu, có thể lây truyền qua đường máiu, quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con.[1] Virus HBV có hình cầu hoặc hình ống, vỏ bao quanh là lipoprotein chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Hiện nay, virus viêm gan B được phân lập với 8 kiểu gen, Việt Nam thường nhiễm kiểu B và C. Theo thống kê toàn thế giới có tới khoảng 2 tỷ người đã hoặc đang nhiễm HBV, 400 triệu người bị HBV mạn tính, trong đó số người châu Á mắc bệnh chiếm tới 75%. Mỗi năm có tới gần 1 triệu người tử vong do bệnh lý liên quan đến HBV. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính.
Virus Hepatitis B
Virus Hepatitis B

2 Chẩn đoán viêm gan virus B

2.1 Viêm gan virus B cấp

Những người bị viêm gan B cấp có tiền sử truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu, quan hệ tình dục không an toàn trong thời gian từ 4 - 26 tuần. Có tới 70% số người bị viêm gan B cấp không có triệu chứng gì, 30% còn lại có vàng da.

2.1.1 Thể vàng da điển hình

Có các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, da vàng, tiểu ít và sẫm màu, phân bạc màu,... Gan to, đau tức, lách to nhẹ,... Cận lâm sàng: AST và ALT tăng cao (gấp 5 lần), bilirubin tăng cao, HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+)

2.1.2 Thể không vàng da

Triệu chứng lâm sàng là người mệt mỏi, chán ăn và bị đau cơ. Cận lâm sàng: AST, ALT tăng cao, anti-HBc IgM (+) và HBsAg (+/-).
Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B

2.1.3 Thể vàng da kéo dài

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giống vàng da kéo dài. Tình trạng vàng da kéo dài trên 6 tuần có kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Có 0,1-0,5% trường hợp viêm gan B cấp tiến triển nhanh thành suy gan cấp với triệu chứng:
  • Phù não.
  • Rối loạn đông máu.
  • Suy đa tạng, toan chuyển hóa, nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa,...
  • Phù toàn thân.
  • Tỉ lệ tử vong lên tới 60%.

2.2 Viêm gan vi rút B mạn tính

Người bị nhiễm virus viêm gan B cấp tính sau 6 tháng, xét nghiệm lại vẫn dương tính với virus viêm gan B thì được xem là viêm an B mạn tính. Các triệu chứng lâm sàng có thể không có hoặc có nhưng không đặc hiệu như mệt mỏi, đau khớp,... hoặc có triệu chứng xơ ganung thư gan,... Các triệu chứng ngoài gan có thể gặp là đau khớp, viêm cầu thận, viêm màng ngoài timviêm tụy cấp,...[2]

3 Biến chứng của viêm gan virus B

Sau thời gian ủ bệnh từ 3-6 tháng, các virus viêm gan B bắt đầu hoạt động làm rối loạn chức nặng gan và nếu không được phát hiện, điều trị sớm bệnh nhân có thể bị:
  • Suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.
  • Gan nhiễm mỡ.
  • Xơ gan.
  • Ung thư gan.

4 Điều trị viêm gan virus B

Hiện nay, chưa có thuốc tiêu diệt hết virus viêm gan B, việc điều trị chủ yếu là kiểm soát và ức chế hoạt động của virus, đưa chúng về trạng thái không hoạt động. Đồng thời, phục hồi lại chức năng gan và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra
Tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra 
Viêm gan B cấp tính thường không sử dụng thuốc điều trị kháng virus mà bệnh nhân sẽ tự hồi phục và huyết thanh có kháng virus viêm gan B. Giai đoạn này chủ yếu người bệnh cần:
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, kiêng rượu bia, hạn chế chất béo.
  • Không nên dùng các loại thuốc chuyển hóa qua gan.
  • Có thể sử dụng các thuốc bổ trợ gan.
Những người bị viêm gan B mạn tính thường được điều trị bằng các thuốc kháng virus như: Bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, kiểm ra các chỉ số xét nghiệm thường xuyên (3-6 tháng/lần). Việc điều trị viêm gan B mạn tính cần kiên trì trong thời gian dài để duy trì sự ức chế hoạt động của virus HBV.[3]

5 Phòng bệnh viêm gan virus B

5.1 Phòng chủ động

Cho đến nay, việc tiêm vaccin vẫn được coi là phương pháp chủ động phòng tránh viêm gan B hiệu quả nhất. Với trẻ sơ sinh nên tiêm vaccin ngay mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ sau sinh và tiếp tục các mũi tiếp theo sau đó 1 tháng, mũi thứ 3 sau 6 tháng. Các đối tượng chưa bị nhiễm HBV và nhân viên y tế cũng cần tiêm vaccin phòng HBV.
Tiêm vaccin HBV là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất
Tiêm vaccin HBV là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất

5.2 Phòng lây truyền từ mẹ sang con

Nếu người mẹ mang thai bị nhiễm HBV thì sau khi sinh, trẻ cần được tiêm vaccin phòng HV phối hợp với tiêm kháng thể kháng HBV. Sau đó tiêm phòng HBV đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ. Hai mũi tiêm đầu tiên này nên tiêm cùng thời điểm ở hai vị trí khác nhau. Nếu mẹ mang thai có HBV-DNA>106copies/ml cần cho dùng thuốc kháng vi rút (Lamivudine hoặc Tenofovir) trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

5.3 Phòng không đặc hiệu

Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, bơm tiêm và các dụng cụ dễ làm rách da với người khác. Quan hệ tình dục an toàn. Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của người bị viêm gan B.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC (Ngày đăng: ngày 29 tháng 7 năm 2021). Hepatitis B, CDC. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Nikolaos T Pyrsopoulos, MD (Ngày đăng: ngày 08 tháng 6 năm 2021). Hepatitis B, Medscape. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Brunilda Nazario, MD (Ngày đăng: ngày 08 tháng 9 năm 2020). Hepatitis B, WebMD. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.

Viêm Gan Virus B căn bệnh nguy hiểm của xã hội

Đăng lúc: 23/01/2018 09:33:14 (GMT+7)

Viêm gan B là bệnh lý mạn tính nguy hiểm ở gan do nhiễm virus Hepatitis B (HBV), có thể lây truyền qua đường máiu, quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con.

Theo thống kê toàn thế giới có tới khoảng 2 tỷ người đã hoặc đang nhiễm HBV, 400 triệu người bị HBV mạn tính, trong đó số người châu Á mắc bệnh chiếm tới 75%. Mỗi năm có tới gần 1 triệu người tử vong do bệnh lý liên quan đến HBV.

1 Viêm gan virus B là bệnh gì?

Viêm gan B là bệnh lý mạn tính nguy hiểm ở gan do nhiễm virus Hepatitis B (HBV). Viêm gan virus B là bệnh phổ biến trên toàn cầu, có thể lây truyền qua đường máiu, quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con.[1] Virus HBV có hình cầu hoặc hình ống, vỏ bao quanh là lipoprotein chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Hiện nay, virus viêm gan B được phân lập với 8 kiểu gen, Việt Nam thường nhiễm kiểu B và C. Theo thống kê toàn thế giới có tới khoảng 2 tỷ người đã hoặc đang nhiễm HBV, 400 triệu người bị HBV mạn tính, trong đó số người châu Á mắc bệnh chiếm tới 75%. Mỗi năm có tới gần 1 triệu người tử vong do bệnh lý liên quan đến HBV. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính.
Virus Hepatitis B
Virus Hepatitis B

2 Chẩn đoán viêm gan virus B

2.1 Viêm gan virus B cấp

Những người bị viêm gan B cấp có tiền sử truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu, quan hệ tình dục không an toàn trong thời gian từ 4 - 26 tuần. Có tới 70% số người bị viêm gan B cấp không có triệu chứng gì, 30% còn lại có vàng da.

2.1.1 Thể vàng da điển hình

Có các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, da vàng, tiểu ít và sẫm màu, phân bạc màu,... Gan to, đau tức, lách to nhẹ,... Cận lâm sàng: AST và ALT tăng cao (gấp 5 lần), bilirubin tăng cao, HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+)

2.1.2 Thể không vàng da

Triệu chứng lâm sàng là người mệt mỏi, chán ăn và bị đau cơ. Cận lâm sàng: AST, ALT tăng cao, anti-HBc IgM (+) và HBsAg (+/-).
Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B

2.1.3 Thể vàng da kéo dài

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giống vàng da kéo dài. Tình trạng vàng da kéo dài trên 6 tuần có kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Có 0,1-0,5% trường hợp viêm gan B cấp tiến triển nhanh thành suy gan cấp với triệu chứng:
  • Phù não.
  • Rối loạn đông máu.
  • Suy đa tạng, toan chuyển hóa, nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa,...
  • Phù toàn thân.
  • Tỉ lệ tử vong lên tới 60%.

2.2 Viêm gan vi rút B mạn tính

Người bị nhiễm virus viêm gan B cấp tính sau 6 tháng, xét nghiệm lại vẫn dương tính với virus viêm gan B thì được xem là viêm an B mạn tính. Các triệu chứng lâm sàng có thể không có hoặc có nhưng không đặc hiệu như mệt mỏi, đau khớp,... hoặc có triệu chứng xơ ganung thư gan,... Các triệu chứng ngoài gan có thể gặp là đau khớp, viêm cầu thận, viêm màng ngoài timviêm tụy cấp,...[2]

3 Biến chứng của viêm gan virus B

Sau thời gian ủ bệnh từ 3-6 tháng, các virus viêm gan B bắt đầu hoạt động làm rối loạn chức nặng gan và nếu không được phát hiện, điều trị sớm bệnh nhân có thể bị:
  • Suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.
  • Gan nhiễm mỡ.
  • Xơ gan.
  • Ung thư gan.

4 Điều trị viêm gan virus B

Hiện nay, chưa có thuốc tiêu diệt hết virus viêm gan B, việc điều trị chủ yếu là kiểm soát và ức chế hoạt động của virus, đưa chúng về trạng thái không hoạt động. Đồng thời, phục hồi lại chức năng gan và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra
Tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra 
Viêm gan B cấp tính thường không sử dụng thuốc điều trị kháng virus mà bệnh nhân sẽ tự hồi phục và huyết thanh có kháng virus viêm gan B. Giai đoạn này chủ yếu người bệnh cần:
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, kiêng rượu bia, hạn chế chất béo.
  • Không nên dùng các loại thuốc chuyển hóa qua gan.
  • Có thể sử dụng các thuốc bổ trợ gan.
Những người bị viêm gan B mạn tính thường được điều trị bằng các thuốc kháng virus như: Bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, kiểm ra các chỉ số xét nghiệm thường xuyên (3-6 tháng/lần). Việc điều trị viêm gan B mạn tính cần kiên trì trong thời gian dài để duy trì sự ức chế hoạt động của virus HBV.[3]

5 Phòng bệnh viêm gan virus B

5.1 Phòng chủ động

Cho đến nay, việc tiêm vaccin vẫn được coi là phương pháp chủ động phòng tránh viêm gan B hiệu quả nhất. Với trẻ sơ sinh nên tiêm vaccin ngay mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ sau sinh và tiếp tục các mũi tiếp theo sau đó 1 tháng, mũi thứ 3 sau 6 tháng. Các đối tượng chưa bị nhiễm HBV và nhân viên y tế cũng cần tiêm vaccin phòng HBV.
Tiêm vaccin HBV là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất
Tiêm vaccin HBV là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất

5.2 Phòng lây truyền từ mẹ sang con

Nếu người mẹ mang thai bị nhiễm HBV thì sau khi sinh, trẻ cần được tiêm vaccin phòng HV phối hợp với tiêm kháng thể kháng HBV. Sau đó tiêm phòng HBV đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ. Hai mũi tiêm đầu tiên này nên tiêm cùng thời điểm ở hai vị trí khác nhau. Nếu mẹ mang thai có HBV-DNA>106copies/ml cần cho dùng thuốc kháng vi rút (Lamivudine hoặc Tenofovir) trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

5.3 Phòng không đặc hiệu

Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, bơm tiêm và các dụng cụ dễ làm rách da với người khác. Quan hệ tình dục an toàn. Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của người bị viêm gan B.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC (Ngày đăng: ngày 29 tháng 7 năm 2021). Hepatitis B, CDC. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Nikolaos T Pyrsopoulos, MD (Ngày đăng: ngày 08 tháng 6 năm 2021). Hepatitis B, Medscape. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Brunilda Nazario, MD (Ngày đăng: ngày 08 tháng 9 năm 2020). Hepatitis B, WebMD. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm