Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

CHUYÊN MỤC CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẨY MẠNH SỬ DỤNG CHỮ KÝ SỐ TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ HIỆN NAY

Ngày 03/06/2024 10:49:42

Trong bối cảnh thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số, việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến hay các thủ tục hành chính liên thông... đã được xác định là một giải pháp quan trọng và mang lại rất nhiều tiện ích cho người dân cũng như doanh nghiệp.

CKS được hiểu đơn giản là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bởi công nghệ mã hóa công khai. Đối với doanh nghiệp, CKS có vai trò tương tự với chữ ký tay và các con dấu. Đối với cá nhân, CKS được xem như chữ ký của mỗi cá nhân được dùng với mục đích xác thực danh tính người sử dụng. Việc sử dụng CKS là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, giúp cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công và thủ tục hành chính được nhanh chóng, thuận tiện hơn. Đồng thời đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch dịch vụ công trực tuyến và các giao dịch khác như: Giao dịch tài chính, kê khai thuế, ký kết hợp đồng... một cách dễ dàng trên môi trường điện tử được pháp luật công nhận, từ đó sớm hoàn thiện các điều kiện hình thành công dân số trên địa bàn tỉnh.
Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 411/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 có 50% dân số trưởng thành dùng CKS cá nhân, đến năm 2030 đạt trên 70%. Để thực hiện mục tiêu, UBND tỉnh đã yêu cầu các cấp chính quyền và các ngành chức năng đẩy mạnh phổ cập CKS cá nhân cho người dân. Theo đó, huyện Nga Sơn cũng đã tích cực triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển công dân số rộng khắp; khuyến khích mỗi người dân trong độ tuổi trưởng thành đều có danh tính số, tài khoản số, CKS; hỗ trợ triển khai đào tạo, tập huấn về CKS cho người dân. Đồng thời đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, văn bản điện tử và các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp như: Hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử, chứng từ điện tử, chứng khoán điện tử, thương mại điện tử...từ đó giúp nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến an toàn và hiệu quả.
Có thể thấy, giai đoạn hiện nay, việc đưa người dân lên không gian số là nhiệm vụ quan trọng. Muốn đưa được người dân lên không gian mạng thì cần công dân số, công dân số ấy bên cạnh việc trang bị kỹ năng số cần phải có thêm các tài sản số. Một trong những tài sản đó là CKS cá nhân, đây sẽ là điều kiện đảm bảo hình thành công dân số, là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch của công dân trên môi trường số. Từ đó, để tuyên truyền cho người dân về sử dụng CKS, Misa đã phối hợp cùng với các huyện, xã thí điểm trên địa bàn tỉnh lập danh sách số người đủ điều kiện sử dụng (có điện thoại thông minh và trong độ tuổi trưởng thành), sau đó cán bộ chuyên viên sẽ triển khai hướng dẫn bà con cài đặt.
Hiện nay xã Nga Liên là địa phương được Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện thí điểm Mô hình “3 không”, Trong đó, người dân không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công, không cần dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu, không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền, tất cả đều được tích hợp đồng bộ. Để thực hiện được điều này, yêu cầu người dân phải sử dụng CKS.
Việc sử dụng CKS mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, đây được xem là “mắt xích” quan trọng trong việc chuẩn hóa để người dân tham gia các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác do cơ quan Nhà nước cung cấp trên không gian mạng. Cùng với định danh điện tử, việc đẩy mạnh cài đặt CKS cá nhân sẽ giúp quá trình chuyển đổi số của tỉnh nhanh thêm một bậc, hỗ trợ người dân thực hiện các giao dịch mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Qua đó, thúc đẩy được kinh tế số - xã hội số phát triển, đồng thời tiến tới một xã hội không giấy tờ.
Mai Thuỷ

CHUYÊN MỤC CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẨY MẠNH SỬ DỤNG CHỮ KÝ SỐ TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ HIỆN NAY

Đăng lúc: 03/06/2024 10:49:42 (GMT+7)

Trong bối cảnh thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số, việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến hay các thủ tục hành chính liên thông... đã được xác định là một giải pháp quan trọng và mang lại rất nhiều tiện ích cho người dân cũng như doanh nghiệp.

CKS được hiểu đơn giản là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bởi công nghệ mã hóa công khai. Đối với doanh nghiệp, CKS có vai trò tương tự với chữ ký tay và các con dấu. Đối với cá nhân, CKS được xem như chữ ký của mỗi cá nhân được dùng với mục đích xác thực danh tính người sử dụng. Việc sử dụng CKS là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, giúp cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công và thủ tục hành chính được nhanh chóng, thuận tiện hơn. Đồng thời đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch dịch vụ công trực tuyến và các giao dịch khác như: Giao dịch tài chính, kê khai thuế, ký kết hợp đồng... một cách dễ dàng trên môi trường điện tử được pháp luật công nhận, từ đó sớm hoàn thiện các điều kiện hình thành công dân số trên địa bàn tỉnh.
Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 411/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 có 50% dân số trưởng thành dùng CKS cá nhân, đến năm 2030 đạt trên 70%. Để thực hiện mục tiêu, UBND tỉnh đã yêu cầu các cấp chính quyền và các ngành chức năng đẩy mạnh phổ cập CKS cá nhân cho người dân. Theo đó, huyện Nga Sơn cũng đã tích cực triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển công dân số rộng khắp; khuyến khích mỗi người dân trong độ tuổi trưởng thành đều có danh tính số, tài khoản số, CKS; hỗ trợ triển khai đào tạo, tập huấn về CKS cho người dân. Đồng thời đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, văn bản điện tử và các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp như: Hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử, chứng từ điện tử, chứng khoán điện tử, thương mại điện tử...từ đó giúp nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến an toàn và hiệu quả.
Có thể thấy, giai đoạn hiện nay, việc đưa người dân lên không gian số là nhiệm vụ quan trọng. Muốn đưa được người dân lên không gian mạng thì cần công dân số, công dân số ấy bên cạnh việc trang bị kỹ năng số cần phải có thêm các tài sản số. Một trong những tài sản đó là CKS cá nhân, đây sẽ là điều kiện đảm bảo hình thành công dân số, là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch của công dân trên môi trường số. Từ đó, để tuyên truyền cho người dân về sử dụng CKS, Misa đã phối hợp cùng với các huyện, xã thí điểm trên địa bàn tỉnh lập danh sách số người đủ điều kiện sử dụng (có điện thoại thông minh và trong độ tuổi trưởng thành), sau đó cán bộ chuyên viên sẽ triển khai hướng dẫn bà con cài đặt.
Hiện nay xã Nga Liên là địa phương được Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện thí điểm Mô hình “3 không”, Trong đó, người dân không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công, không cần dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu, không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền, tất cả đều được tích hợp đồng bộ. Để thực hiện được điều này, yêu cầu người dân phải sử dụng CKS.
Việc sử dụng CKS mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, đây được xem là “mắt xích” quan trọng trong việc chuẩn hóa để người dân tham gia các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác do cơ quan Nhà nước cung cấp trên không gian mạng. Cùng với định danh điện tử, việc đẩy mạnh cài đặt CKS cá nhân sẽ giúp quá trình chuyển đổi số của tỉnh nhanh thêm một bậc, hỗ trợ người dân thực hiện các giao dịch mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Qua đó, thúc đẩy được kinh tế số - xã hội số phát triển, đồng thời tiến tới một xã hội không giấy tờ.
Mai Thuỷ

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm