Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

CHUYÊN MỤC CHUYỂN ĐỔI SỐ HUYỆN NGA SƠN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC KINH TẾ SỐ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Ngày 03/06/2024 10:49:42

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là sự ra đời, phát triển của công nghệ số, kỹ thuật số tạo ra những thay đổi to lớn về phương thức hoạt động, phương thức sản xuất, kinh doanh của tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Theo đó, chuyển tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế này lên một trình độ phát triển mới trên nền tảng công nghệ mới, hình thành và phát triển nền kinh tế số.

Có thể hiểu, kinh tế số là môi trường tổng thể về kinh tế, văn hóa, xã hội, thể chế, công nghệ có những đặc tính phù hợp và tạo thuận lợi nhất cho việc phổ biến, ứng dụng, phát triển công nghệ số. Trong môi trường đó, tri thức, thông tin, dữ liệu, không gian số trở thành những nhân tố sản xuất quan trọng nhất, trực tiếp đóng góp vào sự phát triển kinh tế; hàm lượng tri thức công nghệ số được nâng cao trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Nói cách khác, kinh tế số là một môi trường tổng thể mọi mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, thể chế, công nghệ... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự sản sinh, phổ biến, sử dụng các tri thức số, thông tin số, công nghệ số; trong đó diễn ra quá trình chuyển biến tri thức số, thông tin số, công nghệ số trở thành yếu tố sản xuất chủ yếu của nền kinh tế.
Do đó, trong năm qua, Huyện Nga Sơn cũng chú trọng phát triển lĩnh vực kinh tế số và đạt được nhiều kết quả như: Đã tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân có sản phẩm OCOP, sản phẩm có lợi thế được đưa sàn thương mại điện tử postmart.vn, voso.vn và các sàn thương mại điện tử khác. Hướng dẫn, phát động phong trào trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến.
Tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng vẫn còn một số Tồn tại, hạn chế đó là: Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân còn thói quen sản xuất, kinh doanh và thanh toán bằng hình thức truyền thống, ngại tư duy, ngại đổi mới.
Phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.Do đó, trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển kinh tế số, huyện đề ra các mục tiêu đó là: Phát triển thương mại điện tử: Tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể tạo thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể lựa chọn các sản phẩm nông sản, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc thù của địa phương để quảng bá, tiếp thị và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Quảng bá, cung cấp, phân phối sản phẩm, dịch vụ qua các kênh phân phối như: Voso, Postmart, Sendo, Tiki, Amazon, Zalo, Facebook, …; chủ động liên hệ với các sàn thương mại điện tử để cung cấp các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; đảm bảo chất lượng hàng hóa, thiết kế bao bì sản phẩm, quy trình sản xuất bảo quản sản phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc khi cung cấp trên sàn thương mại điện tử. Hướng dẫn, tập huấn cho người dân tạo tài khoản, viết bài, chụp ảnh, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, trên các mạng xã hội. Các tài liệu hướng dẫn được cung cấp rộng rãi, dễ tiếp cận đối với người dân tại trụ sở UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các nhà văn hóa thôn, khu phố, trên Cổng/Trang thông tin điện tử. Triển khai các công nghệ về truy xuất nguồn gốc, gắn với các sản phẩm, cây trồng, vật nuôi của người dân và các sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia vào các chương trình triển khai Thương mại điện tử. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử. Tổ chức các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng cho người dân đặc biệt là các chương trình như cách quảng cáo, quảng bá sản phẩm trên môi trường mạng. Đẩy mạnh ứng dụng nền tảng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode trong hoạt động thương mại điện tử.
Bên cạnh đó là tích cực triển khai thanh toán điện tử: Triển khai các ứng dụng thanh toán điện tử từ đó giảm việc thanh toán bằng tiền mặt trong sử dụng các dịch vụ hành chính công, mua bán trực tuyến, hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền học phí và các dịch vụ khác. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức, những lợi ích, tiện ích cho người dân, nhằm thúc đẩy các dịch vụ thanh toán điện tử. Hướng dẫn, hỗ trợ cho người dân mở các tài khoản ngân hàng, ví điện tử, một cách thuận tiện, thuận lợi, miễn phí.
Đồng thời, tích cực Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số bằng các việc làm cụ thể như: Triển khai các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số.Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp thay đổi quy trình sản xuất, tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, sáng tạo các mô hình sản xuất mới phù hợp, hiệu quả. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các nền tảng số Quốc gia để chuyển đổi số.
Ngoài ra, khuyến khích các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, có quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất phục vụ đẩy mạnh xuất khẩu. Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, ... Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” với mục tiêu mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ, …) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý; điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường và quản lý quy hoạch.
Mai Thuỷ

CHUYÊN MỤC CHUYỂN ĐỔI SỐ HUYỆN NGA SƠN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC KINH TẾ SỐ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Đăng lúc: 03/06/2024 10:49:42 (GMT+7)

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là sự ra đời, phát triển của công nghệ số, kỹ thuật số tạo ra những thay đổi to lớn về phương thức hoạt động, phương thức sản xuất, kinh doanh của tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Theo đó, chuyển tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế này lên một trình độ phát triển mới trên nền tảng công nghệ mới, hình thành và phát triển nền kinh tế số.

Có thể hiểu, kinh tế số là môi trường tổng thể về kinh tế, văn hóa, xã hội, thể chế, công nghệ có những đặc tính phù hợp và tạo thuận lợi nhất cho việc phổ biến, ứng dụng, phát triển công nghệ số. Trong môi trường đó, tri thức, thông tin, dữ liệu, không gian số trở thành những nhân tố sản xuất quan trọng nhất, trực tiếp đóng góp vào sự phát triển kinh tế; hàm lượng tri thức công nghệ số được nâng cao trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Nói cách khác, kinh tế số là một môi trường tổng thể mọi mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, thể chế, công nghệ... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự sản sinh, phổ biến, sử dụng các tri thức số, thông tin số, công nghệ số; trong đó diễn ra quá trình chuyển biến tri thức số, thông tin số, công nghệ số trở thành yếu tố sản xuất chủ yếu của nền kinh tế.
Do đó, trong năm qua, Huyện Nga Sơn cũng chú trọng phát triển lĩnh vực kinh tế số và đạt được nhiều kết quả như: Đã tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân có sản phẩm OCOP, sản phẩm có lợi thế được đưa sàn thương mại điện tử postmart.vn, voso.vn và các sàn thương mại điện tử khác. Hướng dẫn, phát động phong trào trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến.
Tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng vẫn còn một số Tồn tại, hạn chế đó là: Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân còn thói quen sản xuất, kinh doanh và thanh toán bằng hình thức truyền thống, ngại tư duy, ngại đổi mới.
Phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.Do đó, trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển kinh tế số, huyện đề ra các mục tiêu đó là: Phát triển thương mại điện tử: Tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể tạo thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể lựa chọn các sản phẩm nông sản, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc thù của địa phương để quảng bá, tiếp thị và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Quảng bá, cung cấp, phân phối sản phẩm, dịch vụ qua các kênh phân phối như: Voso, Postmart, Sendo, Tiki, Amazon, Zalo, Facebook, …; chủ động liên hệ với các sàn thương mại điện tử để cung cấp các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; đảm bảo chất lượng hàng hóa, thiết kế bao bì sản phẩm, quy trình sản xuất bảo quản sản phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc khi cung cấp trên sàn thương mại điện tử. Hướng dẫn, tập huấn cho người dân tạo tài khoản, viết bài, chụp ảnh, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, trên các mạng xã hội. Các tài liệu hướng dẫn được cung cấp rộng rãi, dễ tiếp cận đối với người dân tại trụ sở UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các nhà văn hóa thôn, khu phố, trên Cổng/Trang thông tin điện tử. Triển khai các công nghệ về truy xuất nguồn gốc, gắn với các sản phẩm, cây trồng, vật nuôi của người dân và các sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia vào các chương trình triển khai Thương mại điện tử. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử. Tổ chức các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng cho người dân đặc biệt là các chương trình như cách quảng cáo, quảng bá sản phẩm trên môi trường mạng. Đẩy mạnh ứng dụng nền tảng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode trong hoạt động thương mại điện tử.
Bên cạnh đó là tích cực triển khai thanh toán điện tử: Triển khai các ứng dụng thanh toán điện tử từ đó giảm việc thanh toán bằng tiền mặt trong sử dụng các dịch vụ hành chính công, mua bán trực tuyến, hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền học phí và các dịch vụ khác. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức, những lợi ích, tiện ích cho người dân, nhằm thúc đẩy các dịch vụ thanh toán điện tử. Hướng dẫn, hỗ trợ cho người dân mở các tài khoản ngân hàng, ví điện tử, một cách thuận tiện, thuận lợi, miễn phí.
Đồng thời, tích cực Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số bằng các việc làm cụ thể như: Triển khai các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số.Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp thay đổi quy trình sản xuất, tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, sáng tạo các mô hình sản xuất mới phù hợp, hiệu quả. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các nền tảng số Quốc gia để chuyển đổi số.
Ngoài ra, khuyến khích các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, có quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất phục vụ đẩy mạnh xuất khẩu. Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, ... Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” với mục tiêu mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ, …) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý; điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường và quản lý quy hoạch.
Mai Thuỷ
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm