Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
5795974

Triển lãm “Nga Sơn xưa và nay”- điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng 990 năm Thanh Hóa (1029- 2019)

Ngày 11/05/2019 13:01:19

Trong hành trình 990 năm Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương ( 1029-2019), Nga Sơn vinh dự và tự hào đã điểm những dấu son góp phần làm nên truyền thống tốt đẹp của miền đất xứ Thanh địa linh nhân kiệt.

tb2.jpg

Thực hiện Kế hoạch số 61/ KH- BTC ngày 15 tháng 3 năm 2019 của BTC các hoạt động kỷ niệm 990 nămThanh Hóa ( 1029 -2019) về việc tổ chức triển lãm “Thanh Hóa xưa và nay”, UBND huyện Nga Sơn đã ban hành Kế hoạch số 51/ KH UBND ngày 27 tháng 3 năm 2019 về việc tham gia triển lãm tại trung tâm triển lãm Tỉnh từ ngày 05 đến ngày 09/ 5/2019 với chủ đề “ Nga Sơn xưa và nay”.

tl1.jpg

Thông qua việc tham gia triển lãm nhằm khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp của con người và vùng đất Nga Sơn trong tiến trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc; tri ân đối với thế hệ cha ông đã có công dựng nước và giữ nước; khơi dậy lòng tự hào của người dân Nga Sơn đối với truyền thống lịch sử cách mạng của quê hương, tạo quyết tâm xây dựng Nga Sơn trở thành huyện Nông thôn mới vào năm 2020.

Hình ảnh, tư liệu, tài liệu, hiện vật được chọn trưng bày triển lãm là những hình ảnh, tư liệu, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, đảm bảo giá trị thẩm mỹ, khoa học và phù hợp với chủ đề triển lãm được Ban cố vấn chọn lựa kỹ càng. Hình thức trưng bày hài hòa, sinh động, hấp dẫn; nội dung bố cục chặt chẽ; bảo đảm tính mỹ thuật, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân đến thăm quan.

Với gần 60 bức ảnh, hàng trăm hiện vật tiêu biểu được cấu trúc hợp lí phản ánh quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Nga Sơn qua các thời kỳ lịch sử.

Mặt tiền gian trưng bày với tuýp tiêu đề ấn tượng, nổi bật: “ Nga Sơn xưa và nay”. Bên trái là bảng giới thiệu chung về Nga Sơn từ khi thành lập huyện về vị trí địa lí, đặc điểm thổ nhưỡng, tên gọi qua các thời đại, truyền thống …Bên phải là 2 hình ảnh tiêu biểu mang tính khái quát “xưa” và “nay”. Nga Sơn được biết đến là miền quê huyền thoại vì vậy hình ảnh được chọn là hình ảnh Động Từ Thức Câu chuyện Từ Thức gặp Tiên đã góp phần làm nên cái chất huyền thoại của miền quê chiếu. Bên cạnh đó là hình ảnh Trung tâm thị trấn Nga Sơn trước thềm Đại hội Đảng khóa XXII nhiệm kì 2015-2020- biểu trưng cho diện mạo của Nga Sơn ngày nay đang trên đà đổi mới phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh.

Phần nội dung trưng bày được cấu trúc theo 4 thời kỳ:

“Nga Sơn thời tiền sử - sơ sử” với các hình ảnh được lựa chọn trưng bày là dấu tích đảo hoang xưa (dấu nước biển xâm thực ăn mòn vào vách núi Mai An Tiêm – Nga Phú) – nơi gia đình Mai An Tiêm, con rể Hùng Vương sinh sống, chính là huyện Nga Sơn ngày nay, hình ảnh đền thờ Mai An Tiêm tọa lạc vững chãi trên thế đất vượng khí lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, rồng chầu hổ phục. Hình ảnh sọ cổ cách đây hơn 2500 năm được phát hiện năm 1999 tại trường THCS Nga Văn… Những từng lớp ý nghĩa vừa thực vừa hư, vừa Lịch sử vừa truyền thuyết của các hình ảnh trên có sức gợi và mang đến cho mọi người cảm nhận rõ hơn về miền đất Nga Sơn huyền thoại có tự lâu đời từ buổi bình minh cha ông mở cõi, khai khẩn dựng xây đất nước. Người Việt cổ đã chọn mảnh đất thiêng này để sinh sống, vết tích xưa vẫn được lưu truyền đến ngày nay và muôn đời hậu thế.

“Nga Sơn thời kỳ phong kiến và thuộc địa nửa phong kiến” với các hình ảnh tiêu biểu nói lên truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của người Nga Sơn là: Đền thờ bà Lê Thị Hoa – nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng, khởi nghĩa đánh giặc Đông Hán (tại làng Ngũ Kiên - xã Nga Thiện), Sắc phong của nữ tướng Lê Thị Hoa qua các triều đại như: Lê Trung Hưng, nhà Nguyễn…, Cửa biển Thần Phù - nơi diễn ra trận đánh của nhân dân Nga Sơn xưa với đạo quân xâm lược Mã Viện, tháng 12 năm 43. Hình ảnh nói lên truyền thống khoa bảng đó là Đền thờ thám hoa Mai Anh Tuấn tại Nga Thạch, Bia tiến sĩ Nguyễn Giới khoa thi 1598 (tại Văn Miếu Quốc Tử Giám), Bia tiến sĩ Nguyễn Giới khoa thi 1598 (tại Văn Miếu Quốc Tử Giám). Hình ảnh nói về tín ngưỡng tôn giáo có từ rất sớm của người Nga Sơn là Văn bia chùa Sùng Nghiêm trên núi Vân Hoàn - ngôi chùa lớn đầu tiên ở Nga Sơn thế kỷ XIV, Đình làng Vân Hoàn xã Nga Lĩnh – Một trong những ngôi đình cổ tại Nga Sơn, Chùa Tiên – xã Nga An – Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Các hiện vật được trưng bày để minh họa đó là Trống đồng loại I HEGER- Văn hóa Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2000-2500 năm được phát hiện tại trường THCS Nga Văn năm 1999 cùng với sọ cổ, các vật dụng trong đời sống sinh hoạt như bát, đĩa, ấm, vại, vò mâm gỗ….

Đặc biệt, gian trưng bày giành vị trí trang trọng để giới thiệu các hình ảnh về cuộc khởi nghĩa Ba Đình cuối thế kỷ XIX với các hình ảnh: Cảnh nhân dân An Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, hình ảnh Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi ban ngày 13/7/1885, hình ảnh trận chiến của Nghĩa quân Ba Đình vào ngày 20/1/1887, Bia di tích lịch sử Ba Đình tại Núi Thúc xã Ba Đình với hiện vật là súng thần công, súng kíp của nghĩa quân Ba Đình ( bản mô phỏng năm 1986), cơm cháy … đã mang đến cho người tham quan nhiều xúc động, tự hào.

“Nga Sơn thời kỳ trước cách mạng tháng 8/1945 đến 1975 với các hình ảnh tiêu biểu: Văn bia di tích cách mạng Nga Thắng huyện Nga Sơn, nơi diễn ra Hội nghị thành lập Tỉnh ủy lâm thời tháng 7/1942, Ảnh và số tù của đồng chí Mai Thị Vũ Trang và đồng chí Mai Lập Đôn – những người con ưu tú của Nga Sơn tại nhà tù Côn Đảo, ảnh nhà bác Trương Ngọc Thụ - nơi thành lập huyện ủy lâm thời đầu tiên 1946, ảnh bia chiến công chống Pháp tại Phủ Thông – Nga An, dấu tích lô cố của Pháp còn sót lại tại Nga Điền, bằng khen của ông Đào Văn Hiếu, xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn - một trong 5 chiến sĩ đầu tiên xông vào hầm Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt sống tướng Đờcátxtri (7/5/1954), ảnh bia tưởng niệm tiểu đoàn Ba Đình (thành lập năm 1968) anh dũng hi sinh tại Hương Trà- Thừa Thiên Huế, ảnh Huyện Nga Sơn và một số xã đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực Lượng Vũ Trang …

Cùng với hình ảnh tư liệu là những kỉ vật của quân và dân Nga Sơn trong hai cuộc chiến từ vật dụng tư trang quần áo, thư từ, nhật kí… đến các huy hiệu, chứng nhận của tổ chức, cấp trên ghi nhận sự hy sinh, đóng góp của con em Nga Sơn cả ở hậu phương cũng như tiền tuyến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Các hình ảnh này đã không chỉ nói lên Nga Sơn là quê hương cách mạng, trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc thế kỷ XX Nga Sơn đã có những sự đóng góp xứng đáng cùng quân dân tỉnh Thanh làm vẻ vang truyền thống quê hương Thanh Hóa mà còn tái hiện thời kì lịch sử vô cùng hào hùng, bi tráng của dân tộc ta.

“Nga Sơn thời từ 1976 đến nay” với các hình ảnh tiêu biểu được chọn: Về chính trị là các hình ảnh đồng chí Hoàng Tùng - BT trung ương Đảng, trưởng ban tuyên huấn trung ương về làm việc tại Nga Thủy năm 1983; đồng chí Tố Hữu - UVTW Đảng – Phó chủ tịch HĐBT trong một lần về thăm quê hương cách mạng Nga Thắng năm 1989; đồng chí Nguyễn Phú Trọng – chủ tịch hội đồng Lý luận TW, trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm đổi mới về làm việc tại huyện năm 2005; đồng chí Lê Khả Phiêu – nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng thăm làng nghề Nga Sơn năm 2005; toàn cảnh Đại hội Đảng bộ Huyện Khóa XXII nhiệm kì 2015-2020; đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy, đi chỉ đạo bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kì 2016-2021…

Về Kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng là các hình ảnh tiêu biểu: Trạm bơm điện Xa Loan khánh thành năm 1976; Hợp tác xã Nga Thủy sản xuất chiếu cói năm 1985; Công sở xã Nga An, xã đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của huyện Nga Sơn năm 2014; Xã Nga Thạch áp dụng KHKT trong sản xuất lúa mùa ( ảnh chụp năm 2015); Trung tâm hội nghị huyện (2015); Nhà máy nước sạch đi vào hoạt động năm 2016; Đường hoa – mô hình chung tay xây dựng nông thôn mới của Hội phụ nữ Nga Phú ( ảnh chụp năm 2018); diễn tập phòng thủ 2014; Lễ giao nhận quân năm 2018; Trường THPT Ba Đình đón nhận danh hiệu anh hùng, trường chuẩn quốc gia; Bệnh viên đa khoa Nga Sơn không ngừng nâng cao uy tín trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ( ảnh chup năm 2019); màn tế lễ Lễ hội Mai An Tiêm 2019; Gỏi cá nhệch – đặc sản ẩm thực Nga Sơn…

Cách bài trí sắp xếp và lựa chọn tranh ảnh tư liệu hiện vật tiêu biểu minh họa là các sản phẩm về chiếu cói, các sản phẩm thủ công Mỹ nghệ làm từ cây cói, các vật dụng sản xuất như máy xe lõi, máy chẻ cói, liềm hái của người đồng màu, đồng chiêm, đồng biển; cối xay bột làm bánh răng bừa – thức bánh đặc sắc không thể thiếu trong ngày lễ, tết của Nga Sơn; rượu Từ Thức, dưa hấu Mai An Tiêm….đã tái hiện được vùng đất Nga Sơn với các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, du lịch. Người Nga Sơn hôm nay đang khắc phục khó khăn, quyết tâm phát triển quê hương theo phương châm đảm bảo hài hòa giá trị truyền thống với cái đổi mới, hiện đại.

Sau 3 ngày tham gia triển lãm ( tính từ khi khai mạc 5/5/2019 – 07/5/2019) đã có hàng ngàn lượt người đến tham quan. Gian trưng bày đã thực sự để lại ấn tượng và những cảm thức tốt đẹp cho du khách trong và ngoài Tỉnh về miền đất Nga Sơn huyền thoại: xưa anh dũng kiên cường xả thân vì nghĩa lớn, thông minh sáng tạo vượt khó trong cuộc sống… nay đoàn kết khắc phục khó khăn, dám nghĩ dám làm, phát huy truyền thống cha anh vươn lên xây dựng cuộc sống mới ngày càng hạnh phúc, đẹp giàu.

Sau đây là một số hình ảnh về hoạt động triển lãm “ Nga Sơn xưa và nay” chào mừng 990 năm Thanh Hóa (1029- 2019) tại trung tâm triển lãm Tỉnh từ 05 đến 09 tháng 5 năm 2019

Triển lãm “Nga Sơn xưa và nay”- điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng 990 năm Thanh Hóa (1029- 2019)

Đăng lúc: 11/05/2019 13:01:19 (GMT+7)

Trong hành trình 990 năm Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương ( 1029-2019), Nga Sơn vinh dự và tự hào đã điểm những dấu son góp phần làm nên truyền thống tốt đẹp của miền đất xứ Thanh địa linh nhân kiệt.

tb2.jpg

Thực hiện Kế hoạch số 61/ KH- BTC ngày 15 tháng 3 năm 2019 của BTC các hoạt động kỷ niệm 990 nămThanh Hóa ( 1029 -2019) về việc tổ chức triển lãm “Thanh Hóa xưa và nay”, UBND huyện Nga Sơn đã ban hành Kế hoạch số 51/ KH UBND ngày 27 tháng 3 năm 2019 về việc tham gia triển lãm tại trung tâm triển lãm Tỉnh từ ngày 05 đến ngày 09/ 5/2019 với chủ đề “ Nga Sơn xưa và nay”.

tl1.jpg

Thông qua việc tham gia triển lãm nhằm khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp của con người và vùng đất Nga Sơn trong tiến trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc; tri ân đối với thế hệ cha ông đã có công dựng nước và giữ nước; khơi dậy lòng tự hào của người dân Nga Sơn đối với truyền thống lịch sử cách mạng của quê hương, tạo quyết tâm xây dựng Nga Sơn trở thành huyện Nông thôn mới vào năm 2020.

Hình ảnh, tư liệu, tài liệu, hiện vật được chọn trưng bày triển lãm là những hình ảnh, tư liệu, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, đảm bảo giá trị thẩm mỹ, khoa học và phù hợp với chủ đề triển lãm được Ban cố vấn chọn lựa kỹ càng. Hình thức trưng bày hài hòa, sinh động, hấp dẫn; nội dung bố cục chặt chẽ; bảo đảm tính mỹ thuật, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân đến thăm quan.

Với gần 60 bức ảnh, hàng trăm hiện vật tiêu biểu được cấu trúc hợp lí phản ánh quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Nga Sơn qua các thời kỳ lịch sử.

Mặt tiền gian trưng bày với tuýp tiêu đề ấn tượng, nổi bật: “ Nga Sơn xưa và nay”. Bên trái là bảng giới thiệu chung về Nga Sơn từ khi thành lập huyện về vị trí địa lí, đặc điểm thổ nhưỡng, tên gọi qua các thời đại, truyền thống …Bên phải là 2 hình ảnh tiêu biểu mang tính khái quát “xưa” và “nay”. Nga Sơn được biết đến là miền quê huyền thoại vì vậy hình ảnh được chọn là hình ảnh Động Từ Thức Câu chuyện Từ Thức gặp Tiên đã góp phần làm nên cái chất huyền thoại của miền quê chiếu. Bên cạnh đó là hình ảnh Trung tâm thị trấn Nga Sơn trước thềm Đại hội Đảng khóa XXII nhiệm kì 2015-2020- biểu trưng cho diện mạo của Nga Sơn ngày nay đang trên đà đổi mới phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh.

Phần nội dung trưng bày được cấu trúc theo 4 thời kỳ:

“Nga Sơn thời tiền sử - sơ sử” với các hình ảnh được lựa chọn trưng bày là dấu tích đảo hoang xưa (dấu nước biển xâm thực ăn mòn vào vách núi Mai An Tiêm – Nga Phú) – nơi gia đình Mai An Tiêm, con rể Hùng Vương sinh sống, chính là huyện Nga Sơn ngày nay, hình ảnh đền thờ Mai An Tiêm tọa lạc vững chãi trên thế đất vượng khí lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, rồng chầu hổ phục. Hình ảnh sọ cổ cách đây hơn 2500 năm được phát hiện năm 1999 tại trường THCS Nga Văn… Những từng lớp ý nghĩa vừa thực vừa hư, vừa Lịch sử vừa truyền thuyết của các hình ảnh trên có sức gợi và mang đến cho mọi người cảm nhận rõ hơn về miền đất Nga Sơn huyền thoại có tự lâu đời từ buổi bình minh cha ông mở cõi, khai khẩn dựng xây đất nước. Người Việt cổ đã chọn mảnh đất thiêng này để sinh sống, vết tích xưa vẫn được lưu truyền đến ngày nay và muôn đời hậu thế.

“Nga Sơn thời kỳ phong kiến và thuộc địa nửa phong kiến” với các hình ảnh tiêu biểu nói lên truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của người Nga Sơn là: Đền thờ bà Lê Thị Hoa – nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng, khởi nghĩa đánh giặc Đông Hán (tại làng Ngũ Kiên - xã Nga Thiện), Sắc phong của nữ tướng Lê Thị Hoa qua các triều đại như: Lê Trung Hưng, nhà Nguyễn…, Cửa biển Thần Phù - nơi diễn ra trận đánh của nhân dân Nga Sơn xưa với đạo quân xâm lược Mã Viện, tháng 12 năm 43. Hình ảnh nói lên truyền thống khoa bảng đó là Đền thờ thám hoa Mai Anh Tuấn tại Nga Thạch, Bia tiến sĩ Nguyễn Giới khoa thi 1598 (tại Văn Miếu Quốc Tử Giám), Bia tiến sĩ Nguyễn Giới khoa thi 1598 (tại Văn Miếu Quốc Tử Giám). Hình ảnh nói về tín ngưỡng tôn giáo có từ rất sớm của người Nga Sơn là Văn bia chùa Sùng Nghiêm trên núi Vân Hoàn - ngôi chùa lớn đầu tiên ở Nga Sơn thế kỷ XIV, Đình làng Vân Hoàn xã Nga Lĩnh – Một trong những ngôi đình cổ tại Nga Sơn, Chùa Tiên – xã Nga An – Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Các hiện vật được trưng bày để minh họa đó là Trống đồng loại I HEGER- Văn hóa Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2000-2500 năm được phát hiện tại trường THCS Nga Văn năm 1999 cùng với sọ cổ, các vật dụng trong đời sống sinh hoạt như bát, đĩa, ấm, vại, vò mâm gỗ….

Đặc biệt, gian trưng bày giành vị trí trang trọng để giới thiệu các hình ảnh về cuộc khởi nghĩa Ba Đình cuối thế kỷ XIX với các hình ảnh: Cảnh nhân dân An Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, hình ảnh Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi ban ngày 13/7/1885, hình ảnh trận chiến của Nghĩa quân Ba Đình vào ngày 20/1/1887, Bia di tích lịch sử Ba Đình tại Núi Thúc xã Ba Đình với hiện vật là súng thần công, súng kíp của nghĩa quân Ba Đình ( bản mô phỏng năm 1986), cơm cháy … đã mang đến cho người tham quan nhiều xúc động, tự hào.

“Nga Sơn thời kỳ trước cách mạng tháng 8/1945 đến 1975 với các hình ảnh tiêu biểu: Văn bia di tích cách mạng Nga Thắng huyện Nga Sơn, nơi diễn ra Hội nghị thành lập Tỉnh ủy lâm thời tháng 7/1942, Ảnh và số tù của đồng chí Mai Thị Vũ Trang và đồng chí Mai Lập Đôn – những người con ưu tú của Nga Sơn tại nhà tù Côn Đảo, ảnh nhà bác Trương Ngọc Thụ - nơi thành lập huyện ủy lâm thời đầu tiên 1946, ảnh bia chiến công chống Pháp tại Phủ Thông – Nga An, dấu tích lô cố của Pháp còn sót lại tại Nga Điền, bằng khen của ông Đào Văn Hiếu, xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn - một trong 5 chiến sĩ đầu tiên xông vào hầm Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt sống tướng Đờcátxtri (7/5/1954), ảnh bia tưởng niệm tiểu đoàn Ba Đình (thành lập năm 1968) anh dũng hi sinh tại Hương Trà- Thừa Thiên Huế, ảnh Huyện Nga Sơn và một số xã đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực Lượng Vũ Trang …

Cùng với hình ảnh tư liệu là những kỉ vật của quân và dân Nga Sơn trong hai cuộc chiến từ vật dụng tư trang quần áo, thư từ, nhật kí… đến các huy hiệu, chứng nhận của tổ chức, cấp trên ghi nhận sự hy sinh, đóng góp của con em Nga Sơn cả ở hậu phương cũng như tiền tuyến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Các hình ảnh này đã không chỉ nói lên Nga Sơn là quê hương cách mạng, trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc thế kỷ XX Nga Sơn đã có những sự đóng góp xứng đáng cùng quân dân tỉnh Thanh làm vẻ vang truyền thống quê hương Thanh Hóa mà còn tái hiện thời kì lịch sử vô cùng hào hùng, bi tráng của dân tộc ta.

“Nga Sơn thời từ 1976 đến nay” với các hình ảnh tiêu biểu được chọn: Về chính trị là các hình ảnh đồng chí Hoàng Tùng - BT trung ương Đảng, trưởng ban tuyên huấn trung ương về làm việc tại Nga Thủy năm 1983; đồng chí Tố Hữu - UVTW Đảng – Phó chủ tịch HĐBT trong một lần về thăm quê hương cách mạng Nga Thắng năm 1989; đồng chí Nguyễn Phú Trọng – chủ tịch hội đồng Lý luận TW, trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm đổi mới về làm việc tại huyện năm 2005; đồng chí Lê Khả Phiêu – nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng thăm làng nghề Nga Sơn năm 2005; toàn cảnh Đại hội Đảng bộ Huyện Khóa XXII nhiệm kì 2015-2020; đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy, đi chỉ đạo bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kì 2016-2021…

Về Kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng là các hình ảnh tiêu biểu: Trạm bơm điện Xa Loan khánh thành năm 1976; Hợp tác xã Nga Thủy sản xuất chiếu cói năm 1985; Công sở xã Nga An, xã đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của huyện Nga Sơn năm 2014; Xã Nga Thạch áp dụng KHKT trong sản xuất lúa mùa ( ảnh chụp năm 2015); Trung tâm hội nghị huyện (2015); Nhà máy nước sạch đi vào hoạt động năm 2016; Đường hoa – mô hình chung tay xây dựng nông thôn mới của Hội phụ nữ Nga Phú ( ảnh chụp năm 2018); diễn tập phòng thủ 2014; Lễ giao nhận quân năm 2018; Trường THPT Ba Đình đón nhận danh hiệu anh hùng, trường chuẩn quốc gia; Bệnh viên đa khoa Nga Sơn không ngừng nâng cao uy tín trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ( ảnh chup năm 2019); màn tế lễ Lễ hội Mai An Tiêm 2019; Gỏi cá nhệch – đặc sản ẩm thực Nga Sơn…

Cách bài trí sắp xếp và lựa chọn tranh ảnh tư liệu hiện vật tiêu biểu minh họa là các sản phẩm về chiếu cói, các sản phẩm thủ công Mỹ nghệ làm từ cây cói, các vật dụng sản xuất như máy xe lõi, máy chẻ cói, liềm hái của người đồng màu, đồng chiêm, đồng biển; cối xay bột làm bánh răng bừa – thức bánh đặc sắc không thể thiếu trong ngày lễ, tết của Nga Sơn; rượu Từ Thức, dưa hấu Mai An Tiêm….đã tái hiện được vùng đất Nga Sơn với các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, du lịch. Người Nga Sơn hôm nay đang khắc phục khó khăn, quyết tâm phát triển quê hương theo phương châm đảm bảo hài hòa giá trị truyền thống với cái đổi mới, hiện đại.

Sau 3 ngày tham gia triển lãm ( tính từ khi khai mạc 5/5/2019 – 07/5/2019) đã có hàng ngàn lượt người đến tham quan. Gian trưng bày đã thực sự để lại ấn tượng và những cảm thức tốt đẹp cho du khách trong và ngoài Tỉnh về miền đất Nga Sơn huyền thoại: xưa anh dũng kiên cường xả thân vì nghĩa lớn, thông minh sáng tạo vượt khó trong cuộc sống… nay đoàn kết khắc phục khó khăn, dám nghĩ dám làm, phát huy truyền thống cha anh vươn lên xây dựng cuộc sống mới ngày càng hạnh phúc, đẹp giàu.

Sau đây là một số hình ảnh về hoạt động triển lãm “ Nga Sơn xưa và nay” chào mừng 990 năm Thanh Hóa (1029- 2019) tại trung tâm triển lãm Tỉnh từ 05 đến 09 tháng 5 năm 2019

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai kết quả TTHC

Công khai kết quả TTHC

Xem thêm 

Công khai TTHC

Công khai TTHC

Xem thêm